Chia sẻ kinh nghiệm triển khai hiệu quả kiểm toán nội bộ
Các diễn giả chuyên về tài chính, kế toán, kiểm toán nội bộ đã giải đáp, cung cấp thông tin và chia sẻ nhiều giải pháp liên quan đến việc triển khai, vận hành chức năng kiểm toán nội bộ cho gần 400 đại diện đến từ các doanh nghiệp.
Bà Lê Thị Tuyết Nhung – Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Kế toán – Kiểm toán ( Bộ Tài chính) chia sẻ những quy định mới về kiểm toán nội bộ. Ảnh Đỗ Doãn
Ngày 17/3 tại TP. Hồ Chí Minh, Tổ chức Đào tạo Smart Train đã phối hợp cùng Công ty kiểm toán PwC Việt Nam và Wolters Kluwer TeamMate tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến “Cập nhật chuẩn mực kiểm toán nội bộ theo Thông tư số 08/2021/TT-BTC – Chia sẻ kinh nghiệm triển khai chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả”.
Sự kiện nhằm chia kinh nghiệm và giải đáp thắc mắc hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) thực hiện tốt công tác kiểm toán nội bộ theo quy định liên quan đến Nghị định 05/2019/NĐ-CP và Thông tư (TT) số 08/2021/TT-BTC về chuẩn mực kiểm toán nội bộ (KTNB) Việt Nam cũng như kinh nghiệm vận hành KTNB hiệu quả từ các DN lớn.
Buổi tọa đàm đã thu hút gần 400 người là hiện thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, cấp quản lý, nhân sự làm việc trong lĩnh vực KTNB, kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát, quản lý rủi ro, tuân thủ – pháp chế thuộc các DN có áp dụng Nghị định 05/2019/NĐ-CP và nhân sự lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính muốn tìm hiểu thêm về KTNB.
Video đang HOT
Các diễn giả chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về triển khai kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp. Ảnh Nguyễn Uyên
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh – Giám đốc Điều hành Smart Train cho biết, thông qua kinh nghiệm là tổ chức đào tạo chứng chỉ KTNB CIA (do Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ – IIA cấp) được ủy quyền chính thức của IIA tại Việt Nam từ năm 2013, Smart Train có cơ hội tham gia và tiếp cận nhiều thông tin về nghề nghiệp KTNB.
“Hiện tại, nghề KTNB đã phát triển lâu đời và được đánh giá rất cao ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, gần đây KTNB đã được thừa nhận chính thức trong các quy định pháp luật và đang phát triển mạnh…” – ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh cho biết.
Tại buổi tọa đàm, bà Lê Thị Tuyết Nhung – Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán – kiểm toán (Bộ Tài chính) đã cập nhật chuẩn mực KTNB theo Thông tư số 08/2021/TT-BTC, với những nội dung liên quan đến các quy định về đối tượng áp dụng chuẩn mực KTNB; quy định về việc tuân thủ chuẩn mực KTNB, nội dung cơ bản chuẩn mực KTNB và định hướng triển khai…
Đại diện Công ty Kiểm toán PwC Việt Nam, ông Xavier Portier – Phó Tổng Giám đốc với hơn 20 năm kinh nghiệm phụ trách quản lý tư vấn giải pháp liên quan đến quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và KTNB đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai chức năng KTNB hiệu quả tại DN.
Bà Nguyễn Lưu Tuyền – Thành viên Ủy ban Kiểm toán Tập đoàn Nam Long, Giảng viên CIA tại Smart Train đã chia sẻ cách thức vận dụng chức năng KTNB trong tổ chức thực hiện tại DN, đồng thời phân tích chi tiết về mô hình KTNB tại một DN lớn trong nước cũng như mối quan hệ tương tác của KTNB với các bên liên quan.
Ông Phil Leifermann – Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp, khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Wolters Kluwer TeamMate cung cấp thông tin về cách tối ưu hóa hoạt động KTNB thông qua việc sử dụng các giải pháp công nghệ trong vận hành. Theo ông Phil Leifermann, một kiểm toán viên nội bộ cần phải có khả năng sử dụng công nghệ mới thực hiện công tác kiểm toán hiệu quả.
Các diễn giả cũng cùng giải đáp nhiều câu hỏi hóc búa trong thực tiễn triển khai chức năng KTNB được người tham dự nêu ra. Nhìn chung, buổi tọa đàm đã đem lại nhiều thông tin bổ ích và kinh nghiệm hay trong triển khai chức năng KTNB tại DN, được các đại biểu tham dự đánh giá cao về cách thức tổ chức, nội dung thiết thực, bổ ích giúp cho các DN tự tin và triển khai chức năng KTNB hiệu quả hơn.
Đối tượng nào được miễn lệ phí cấp Căn cước công dân
Thời gian qua, vấn đề cấp Căn cước công dân được người dân đặc biệt quan tâm. Nhiều bạn đọc hỏi, đối tượng nào được miễn, không phải đóng lệ phí cấp Căn cước công dân.
Công an quận Nam Từ Liêm làm thủ tục cấp Căn cước công dân cho người dân. (Ảnh:M.P)
Theo luật sư Trịnh Khánh Toàn - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội: Tại Điều 5 Thông tư 59/2019 của Bộ Tài chính có nêu rõ các trường hợp công dân được miễn lệ phí cấp Căn cước công dân và không phải đóng lệ phí cấp Căn cước công dân.
Cụ thể, các trường hợp được ưu tiên miễn lệ phí cấp Căn cước công dân gồm:
- Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.
- Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
- Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Các trường hợp không phải nộp lệ phí cấp Căn cước công dân gồm:
- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp Căn cước công dân lần đầu.
- Đổi Căn cước công dân theo quy định khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi, đủ 60 tuổi. Đây là những độ tuổi phải đổi Căn cước công dân - theo Điều 21 của Luật Căn cước công dân.
- Đổi Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước công dân.
Làm chủ công nghệ để giải quyết triệt để câu chuyện nghẽn hệ thống giao dịch Trong những nỗ lực xử lý tình trạng tắc nghẽn mạng trong giao dịch chứng khoán tại sàn HOSE, giải pháp liên quan đến công nghệ tiếp tục nhận được nhiều sự ủng hộ và đề xuất... Khi hệ thống nghẽn lại, người thiệt hại nhất là các cổ đông, nhà đầu tư vì không thể mua, không thể bán được cổ phiếu...