Chia sẻ khó khăn với người nghèo
Các cấp Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) TP Cần Thơ nỗ lực vận động tổ chức, nhà hảo tâm chung sức thực hiện nhiều hoạt động nhân đạo thiết thực, ý nghĩa… Qua đó, giúp đỡ những cảnh đời kém may mắn vươn lên, ổn định cuộc sống.
Bà Huỳnh Thanh Thảo, Chủ tịch Hội CTĐ TP Cần Thơ (giữa) cùng lãnh đạo quận Cái Răng đến thăm hỏi, tặng quà hằng quý cho địa chỉ nhân đạo ở phường Hưng Thạnh.
Gia đình bà Dương Thị Hên, người dân tộc Khmer, ở khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bà Hên bị bệnh lao phổi; con trai bà bị ung thư, qua đời năm 2018. Bà Hên sống với con dâu là chị Liêu Thị Thanh cùng 3 cháu nội. Trong đó, cháu gái lớn đang học lớp 11 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, còn lại 2 cháu trai đã nghỉ học. Cả nhà 5 người sống nhờ vào tiền làm thuê của chị Thanh. Chị Thanh mắc bệnh viêm tai giữa nhiều năm, do không có tiền chữa trị, nay đã bị điếc.
Video đang HOT
Bà Ngô Thị Út Hậu, Phó Chủ tịch Hội CTĐ quận Ô Môn, cho biết: “Hội CTĐ thành phố đã vận động Hội CTĐ TP Hồ Chí Minh xây tặng gia đình bà Hên căn nhà CTĐ trị giá 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, Hội CTĐ quận trợ giúp gia đình bà Hên mỗi tháng 20kg gạo; Hội CTĐ TP Cần Thơ cũng trợ giúp mỗi quý 20kg gạo và 300.000 đồng”. Năm 2020, Hội CTĐ quận vận động 34 tổ chức, cá nhân trợ giúp 68 địa chỉ nhân đạo với nhiều hình thức: trợ cấp gạo thường xuyên và nhu yếu phẩm; xây dựng mới 3 căn nhà CTĐ cho hộ nghèo; hỗ trợ 16 triệu đồng cho 5 địa chỉ nhân đạo chữa bệnh hiểm nghèo.
Hoàn cảnh của bà Lưu Thị Ty, 71 tuổi, ở khu tái định cư thị trấn Vĩnh Thạnh, vừa đơn chiếc, vừa khó khăn. Chồng mất sớm, bà cùng con trai làm mướn kiếm sống qua ngày. Năm 2015, bà Ty bị tai biến liệt nửa người, đi đứng khó khăn. Từ đó đến nay, Hội CTĐ thị trấn Vĩnh Thạnh trợ giúp gia đình bà Ty mỗi tháng 10kg gạo và nhu yếu phẩm. Ngoài ra, mỗi khi vận động được tiền, quà vào những dịp lễ, Tết, Hội đều ưu tiên trao tặng đến gia đình bà Ty.
Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và các mô hình xã hội nhân đạo được triển khai đồng bộ, thường xuyên ở các cấp hội; đồng thời, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống hội và các ban, ngành, MTTQVN và các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở. Năm 2020, các cấp hội CTĐ trong TP Cần Thơ đã vận động tổ chức, cá nhân giúp đỡ 1.621 địa chỉ nhân đạo, với số tiền 3,5 tỉ đồng. Trong đó, bà Đào Kim Pha, ở phường An Cư, quận Ninh Kiều, nhận hỗ trợ mỗi tháng 20 địa chỉ nhân đạo (400.000 đồng/hộ) trên địa bàn thành phố. Hội CTĐ quận Cái Răng vận động các nhà hảo tâm và Công an quận, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Kinh tế quận… hỗ trợ xuyên suốt các địa chỉ do Hội giới thiệu. Mỗi địa chỉ hằng tháng được hỗ trợ 20kg gạo và 300.000-500.000 đồng. Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, các cấp Hội CTĐ còn vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ 22.432 suất học bổng, trị giá trên 16,9 tỉ đồng cho học sinh nghèo trên địa bàn thành phố. Từ năm 2015 đến nay, các cấp hội đã vận động xây dựng 631 căn nhà CTĐ và sửa chữa 1.299 căn cho các hộ nghèo có nhu cầu bức xúc về nhà ở…
Có thể khẳng định, quá trình thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, các cấp hội CTĐ toàn thành phố đã thể hiện tốt vai trò là cầu nối, điều phối hoạt động trợ giúp người nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bà Huỳnh Thanh Thảo, Chủ tịch Hội CTĐ TP Cần Thơ, cho biết: “Hội CTĐ thành phố sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, Ủy banMTTQVN và đoàn thể chính trị – xã hội các cấp, vận động doanh nghiệp, nhân dân tham gia các hoạt động thiện nguyện; đẩy mạnh toàn diện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” tại cộng đồng. Trong đó, tập trung khảo sát, nắm tình hình, lập hồ sơ các “địa chỉ nhân đạo”, lên kế hoạch trợ giúp và vận động các tổ chức, nhà hảo tâm trợ giúp hằng tháng, hằng quý cũng như hoạt động trợ giúp mang tính bền vững… Đồng thời, quan tâm đào tạo nghề, cấp học bổng, trao tặng xe đạp, xây dựng nhà CTĐ, hỗ trợ vay vốn, các dự án nhân đạo từ các tổ chức trong và ngoài nước…”
Sớm khắc phục các điểm sạt lở
Khoảng 5 tháng nay, tuyến đường giao thông dọc bờ sông Giáo Dẫn, thuộc khu vực Tân Quy, phường Trường Lạc, quận Ô Môn xuất hiện đoạn sụp lún, sạt lở dài khoảng 120m. Tại điểm sạt lở này đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Nhiều trường hợp chạy xe bị té ngay đoạn sạt lở.
Tuyến đường giao thông cặp sông Giáo Dẫn, dài khoảng 1,3km, điểm đầu giáp với quốc lộ 91B, điểm cuối giáp với Lộ Vòng Cung nên rất nhiều phương tiện tham gia giao thông. Tình trạng sạt lở diễn ra khá lâu, nhưng chưa được khắc phục. Tại đoạn sạt lở, người dân sử dụng bao ni lông trùm lên những cây tre để cảnh báo người tham gia giao thông giảm tốc độ khi đi qua đoạn đường. Ông ỗ Thanh Hiền, ở khu vực Tân Quy, kể: "oạn sạt lở ăn sâu vào đất liền, phần đường chỉ còn khoảng 1m. Do đường chật, trơn trượt, khoảng 1 tháng nay đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng. Tôi kiến nghị chính quyền địa phương và các ngành chức năng quận sớm có kế hoạch gia cố tạm thời để người dân đi lại dễ dàng, hạn chế tai nạn".
Năm 2019, đoạn đường trên đã từng xảy ra hiện tượng sạt lở, sụp lún và đã được các ngành chức năng gia cố bằng cừ tràm, cây dừa và bơm cát làm lại mặt đường trải nhựa rộng 3,5m. Sau 1 năm, đoạn đường tiếp tục bị sụp lún và sạt lở lần 2. Ông ỗ Thanh Hiền cho biết: "Hiện tại, phần đất và cát dưới mặt đường đã sụp lún sâu khoảng 0,6m so với mặt đường. Nhiều đoạn, 2/3 mặt đường sụp lún và răn nứt nghiêng xuống sông Giáo Dẫn, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông, vì không biết đường sạt lở xuống sông lúc nào".
Ngoài ra, tuyến đường cặp sông Giáo Dẫn còn xuất hiện nhiều nơi "hàm ếch" và răn nứt có nguy cơ sạt lở rất cao. Ông Trần Chí Thiện, ở khu vực Tân Quy, nói: "ể đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, người dân đã dùng cây và bao cắm ngay vị trí răn nứt để cảnh báo giảm tốc độ. Do sông Giáo Dẫn có nhiều phương tiện tàu, thuyền lưu thông kết hợp với triều cường dâng cao thường xuyên xảy ra sạt lở, răn nứt, "hàm ếch". Tôi kiến nghị chính quyền địa phương và các ngành chức năng sớm có biện pháp gia cố, khắc phục, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra".
Ông Huỳnh Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND phường Trường Lạc, cho biết: "Ngay sau khi xảy ra sụp lún, sạt lở ở khu vực Tân Quy, UBND phường đã báo cáo UBND quận xem xét, để có giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, UBND phường lắp các biển báo khu vực sạt lở để cảnh báo người qua lại. Do các điểm sụp lún, sạt lở rất nghiêm trọng, địa phương không có kinh phí đầu tư để khắc phục. Vừa qua, các ngành chức năng thành phố và quận đã đến khảo sát để có kế hoạch gia cố đoạn đường trên. UBND phường kiến nghị các ngành chức năng sớm gia cố, khắc phục đoạn đường sụp lún, sạt lở, góp phần đảm bảo an toàn cho người lưu thông qua đoạn đường này".
Tăng cường hướng dẫn giao thông trước cổng trường học Vào giờ cao điểm, tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực phía trước cổng Trường THCS Lê Lợi, Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (quốc lộ 91, đoạn thuộc phường Phước Thới, quận Ô Môn) khá phức tạp, do lưu lượng xe lưu thông trên quốc lộ khá cao cộng thêm phụ huynh đưa đón con em đến trường....