Chia sẻ hạt nhân – Con dao 2 lưỡi

Theo dõi VGT trên

Việc chia sẻ hạt nhân một cách rộng rãi dường như ngày càng trở nên khả thi bởi căng thẳng ở châu Âu và Đông Á tiếp tục gia tăng, ám chỉ khái niệm và cơ chế do các thành viên Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tạo ra nhằm cho phép các nước chứa chấp vũ khí hạt nhân của đồng minh trên lãnh thổ của mình, huấn luyện cách sử dụng và triển khai phương tiện phóng thích hợp để tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân.

Điều này có thể được hiểu là, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các đầu đạn hạt nhân sẽ được chuyển đến các nước chứa chấp bởi đồng minh của họ và có thể được sử dụng gần như ngay lập tức. Những thỏa thuận gây tranh cãi này, thường bị chỉ trích vì cơ bản biến các quốc gia thành các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, dường như có thể được theo đuổi một cách rộng rãi hơn.

Tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tháng 3 vừa qua về việc Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus và hai nước sẽ tham gia thỏa thuận chia sẻ hạt nhân là diễn biến hết sức quan trọng, không chỉ vì nó tác động đến cán cân quyền lực ở châu Âu mà còn vì nó cho thấy xu hướng mới nổi trong phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nếu xét tới các yếu tố lịch sử, thỏa thuận này giữa Nga và Belarus có lẽ là trường hợp ít gây ảnh hưởng chiến lược nhất so với các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân khác mà Mỹ và các nước Tây Âu đang xem xét hiện nay. Bằng việc theo đuổi thỏa thuận chia sẻ hạt nhân ở châu Á, Mỹ sẽ phát huy được mạng lưới đối tác và đồng minh rộng khắp – một trong những lợi thế chiến lược mà họ chủ ý xây dựng tại khu vực này.

Chia sẻ hạt nhân - Con dao 2 lưỡi - Hình 1

Tên lửa Iskander (SS-26) của Nga có khả năng thực hiện tấn công hạt nhân.

Tồn tại lịch sử

Trước những năm 1990, Belarus là nơi có nhiều kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô (cũ) và phần lớn cơ sở hạ tầng liên quan vẫn được duy trì nguyên vẹn. Cơ sở hạ tầng này, cũng như sự phối hợp chặt chẽ và ngày càng tăng giữa lực lượng vũ trang nước này với lực lượng vũ trang Nga có thể góp phần tạo thuận lợi cho việc thực hiện nhanh chóng một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân. Belarus không có máy bay phù hợp để triển khai vũ khí hạt nhân. Chiến cơ Su-24M của nước này là loại máy bay hiện đại nhất thời Liên Xô, nhưng đã được bán cho Sudan và đóng vai trò thông thường trong cuộc nội chiến Yemen.

Video đang HOT

Khi phần lớn lực lượng thông thường của Belarus đã lỗi thời, chỉ có các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, mới được chuyển từ Nga, là có thể cung cấp các phương tiện phóng hạt nhân hiệu quả. Ngân sách quốc phòng hạn hẹp – dưới 1 tỷ USD – của nước này hạn chế đáng kể khả năng phát huy hiệu quả của kho vũ khí hạt nhân. Trong khi tên lửa đạn đạo Iskander của Nga và các khí tài khác như máy bay chiến đấu SU-35 được đặt tại nước này có thể cung cấp khả năng tấn công hạt nhân tương tự hoặc lớn hơn trên danh nghĩa liên minh.

Tuy nhiên, trái ngược với những hạn chế của Belarus, các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân mà Mỹ đang có với các thành viên NATO như Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, lại mang một ý nghĩa khác hơn nhiều. Tầm quan trọng của các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân hiện có ở châu Âu đã được nhấn mạnh bởi tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Đức liên quan đến việc thay thế máy bay chiến đấu Tornado được sử dụng thời Chiến tranh Lạnh, vì máy bay Eurofigher đang được Anh và các đối tác sản xuất không thể mang vũ khí hạt nhân. Mặc dù Đức không phải là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân vẫn là nhiệm vụ cốt lõi mà Không quân Đức được trang bị và huấn luyện để thực hiện, dự kiến sẽ thực hiện trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở châu Âu. Đây cũng là nhiệm vụ mà lực lượng không quân của những nước cũng tham gia chia sẻ hạt nhân và sử dụng đầu đạn của Mỹ trên lãnh thổ của mình phải thực hiện.

Theo đó, sau khi chiếc Boeing F-18E/F Super Hornet, chủ yếu được hải quân Mỹ sử dụng, được xem xét một cách nhanh chóng, đầu năm 2022, Berlin đã quyết định mua lại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Lockhead Martin. Đây là máy bay chiến đấu duy nhất của thế hệ này được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân, với khoang vũ khí sâu chứa bom hạt nhân B-61. Sức công phá của những quả bom này có thể gấp 25 lần quả bom 15 kiloton mà Mỹ từng thả xuống Hiroshima. Và, trong khi khả năng tấn công hạt nhân của Belarus còn hạn chế thì các phi đội F-35 của Đức, Bỉ, Hà Lan và Italy với khả năng tàng hình tiên tiến và tầm bắn đủ để tấn công các mục tiêu trên khắp nước Nga và xa hơn, bao gồm cả các căn cứ ở Syria, làm tăng đáng kể khả năng tấn công hạt nhân của liên minh.

Nguy cơ hiện hữu

Khi giới quân sự phương Tây ngày càng tập trung vào khu vực Tây Thái Bình Dương, thì đây mới là nơi các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân có thể gây hậu quả tồi tệ nhất và thúc đẩy sự chia tách kiểu Chiến tranh Lạnh thành các khối quân sự như đã thấy ở châu Âu trong phần lớn thời gian 80 năm qua. Một số nguy cơ từ việc mở rộng các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân theo tiền lệ châu Âu đã được nêu bật trước Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Anh vào năm 2008, như một phần của bản đánh giá tương lai của NATO và hệ thống phòng thủ châu Âu.

Chia sẻ hạt nhân - Con dao 2 lưỡi - Hình 2

Bom hạt nhân B-61 có sức công phá gấp 25 lần quả bom mà Mỹ từng thả xuống Hiroshima.

Bản đánh giá cho biết, thỏa thuận này – chia sẻ hạt nhân – có thể làm suy yếu và có thể đi ngược lại Điều I và II của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Còn theo các luật sư Mỹ, việc chuyển giao quyền kiểm soát là hợp pháp bởi, khi chiến tranh tổng lực nổ ra, NPT đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu đề ra và có thể bị cho là không còn khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, giờ đây, một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân từng có cơ sở lý luận trong thế giới tiền NPT và Chiến tranh Lạnh lại là nguyên nhân làm suy yếu NPT vì nó đưa ra lý do để các quốc gia khác theo đuổi một chương trình tương tự. Thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của NATO hiện có thể được Trung Quốc, Pakistan hay bất kỳ quốc gia nào khác cũng sở hữu vũ khí hạt nhân sử dụng như là cái cớ để xây dựng một thỏa thuận tương tự.

Mặc dù đã 15 năm sau, khả năng chia sẻ hạt nhân được nêu bật vào năm 2008 dường như đã giảm đi nhiều, nhưng nguy cơ từ việc chia sẻ hạt nhân, với tiền lệ là NATO và ví dụ vừa xong là Nga – Belarus, vẫn rất lớn. Đặc biệt, việc theo đuổi chia sẻ hạt nhân ở châu Á có thể có lợi cho Mỹ, chủ yếu là bởi nước này có thể phát huy một trong những lợi thế chiến lược lớn của họ trong khu vực – đó là mạng lưới quan hệ đối tác an ninh và căn cứ quân sự rộng lớn và phạm vi ảnh hưởng sâu rộng. Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia là những ứng viên hàng đầu cho các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân, theo sau có thể là một số nước ở Đông Nam Á. Ngược lại, các đối thủ của Mỹ trong khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, có ít lựa chọn trong việc ngăn chặn hoặc chống lại sự phổ biến vũ khí hạt nhân bằng các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân tương tự.

Ứng viên hàng đầu được trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ theo thỏa thuận chia sẻ để tăng cường vị thế của Washington ở Đông Nam Á là Australia. Việc nước này tham gia thỏa thuận AUKUS và tạo điều kiện cho Hải quân Hoàng gia Australia mua tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ có thể mở đường cho việc này. Trước khi AUKUS được công bố, Mỹ và Australia thường xuyên kêu gọi chia sẻ hạt nhân, chủ yếu nhằm vào Trung Quốc. Nhiều người suy đoán rằng ngay từ đầu, đây đã được xác định là mục đích cuối cùng của việc thành lập AUKUS. Các tàu ngầm tấn công hạt nhân của Australia sẽ có thể hoạt động trong thời gian dài ở Đông Á và có thể được trang bị nhiều tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân tầm xa. Việc tập trung vào năng lực hải quân, thay vì năng lực không quân như trong các thỏa thuận chia sẻ của châu Âu, cho thấy yêu cầu của chiến trường có thể khác nhau và xung đột có thể xảy ra ở những khu vực xa hơn.

Nó cũng phản ánh thực tế rằng, trong khi xung đột ở châu Âu chủ yếu là giữa các cường quốc khu vực, thì ở Đông Á, Mỹ và hầu hết các đồng minh đều là các cường quốc bên ngoài đang tìm cách duy trì một trật tự khu vực dựa trên việc thực hiện vai trò chi phối từ bên ngoài. Tàu ngầm hạt nhân là phương tiện lý tưởng để tăng cường năng lực tập thể của phương Tây trong việc chống lại những kẻ thách thức trật tự do phương Tây lập ra. Tàu ngầm hạt nhân cũng là loại khí tài có khả năng sinh tồn, sức chịu đựng và tải trọng cao.

Chia sẻ hạt nhân - Con dao 2 lưỡi - Hình 3

F-35 là máy bay chiến đấu được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân.

Ngoài tàu ngầm, khả năng Australia mua máy bay ném bom chiến lược liên lục địa B-21 Raider của Mỹ, vốn cũng là phương tiện quan trọng để triển khai sức mạnh hạt nhân, đã được nhấn mạnh và đôi khi được ủng hộ mạnh mẽ, cho dù điều này ít có khả năng xảy ra và có thể tốn kém với chi phí phụ thuộc vào sự tiến triển của chương trình này trong thập kỷ tới.

Sau thông báo về việc thành lập AUKUS, tháng 2/2022, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi xem xét thỏa thuận chia sẻ hạt nhân với Mỹ và nhấn mạnh rằng vũ khí hạt nhân không còn là chủ đề cấm kỵ đối với Tokyo. Tháng 3/2022, ông nhắc lại quan điểm này và nhận được sự ủng hộ đáng kể từ một số nhà lập pháp cấp cao của Nhật Bản. Trong thời gian tại vị, ông Abe đã dẫn đầu các động thái nhằm phát triển năng lực tấn công của Nhật Bản, bao gồm cả việc đặt hàng máy bay F-35, cũng như tên lửa hành trình phóng từ trên không có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn khu vực. Kể từ đó, Nhật Bản đã chuyển sang thực hiện các thương vụ mua sắm tên lửa hành trình Tomahawk mà với hạm đội tàu khu trục lớn thứ 3 thế giới, họ có thể tiếp tục nâng cao năng lực lên hơn nữa. Tất cả những diễn biến này có thể là chìa khóa mở đường cho một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân cho phép F-35 cũng như các hạm đội tàu khu trục và tàu ngầm hạt nhân mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ.

Còn ở Hàn Quốc, những lời kêu gọi ngày càng tăng, kể cả từ giới quan chức cấp cao, về việc nước này phát triển kho vũ khí hạt nhân có thể được hiểu là công cụ gây áp lực buộc Mỹ phải đưa ra thỏa thuận chia sẻ hạt nhân. Mỹ từ lâu đã phản đối tham vọng hạt nhân của Seoul, điều mà cơ bản sẽ làm suy yếu nghiêm trọng cơ sở pháp lý vốn được dùng để biện minh cho sự hiện diện liên tục của Mỹ ở nước này như là nhà bảo trợ, đồng thời có khả năng khiến Hàn Quốc tự tin hơn nhiều vào tính độc lập về an ninh của mình. Tuy nhiên, một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân có thể làm điều ngược lại và thúc đẩy sự trở lại của vũ khí hạt nhân Mỹ trên bán đảo sau 7 thập kỷ kể từ lần đầu tiên chúng được triển khai vào năm 1956.

Mặc dù dư luận Hàn Quốc được cho là hết sức ủng hộ việc nước này đạt được một loại năng lực tấn công hạt nhân nào đó, nhưng những yêu cầu về việc xây dựng một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân dựa trên mô hình của NATO đã và đang là lựa chọn khả thi nhất về mặt chính trị. Cuối tháng 3 vừa qua, nhà chính trị cấp cao Joo Ho-young, lãnh đạo đảng Quyền lực nhân dân cầm quyền, đã đưa ra khả năng này, đồng thời nhấn mạnh rằng khả năng này sẽ được xem xét trước chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Yoon Suk-yeol tới Mỹ đang diễn ra.

Mối đe dọa bắt nguồn từ việc chia sẻ hạt nhân đối với lợi ích an ninh của các mục tiêu tiềm tàng của hành động quân sự phương Tây đã được Đại sứ Trung Quốc Lý Tống đặc biệt lưu ý tại Hội nghị đánh giá Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân lần thứ 10 được tổ chức hồi tháng 8/2022. Ông Tống cảnh báo rằng những lời kêu gọi về việc chia sẻ hạt nhân ở châu Á – Thái Bình Dương, cùng với việc phổ biến tàu ngầm tấn công hạt nhân thông qua AUKUS, là một trong 2 vấn đề mới nổi đối với cơ chế không phổ biến hạt nhân quốc tế.

Tổng thống Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản

Ngày 25/4, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế công nghiệp phát triển (G7) tại Nhật Bản từ ngày 19 - 21/5.

Tổng thống Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản - Hình 1
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo thông báo, chương trình nghị sự hội nghị thượng đỉnh G7 lần này sẽ bao gồm các vấn đề xung đột ở Ukraine, khủng hoảng khí hậu, lương thực toàn cầu và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện.

Hội nghị được tổ chức tại thành phố Hiroshima, nơi xảy ra vụ tấn công hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bày tỏ hy vọng vấn đề giải trừ hạt nhân sẽ là nội dung nền tảng của các cuộc thảo luận.

Cũng theo thông báo của Nhà Trắng, sau hội nghị G7 tại Nhật Bản, Tổng thống Biden sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ - gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ - tại Sydney (Australia) vào ngày 24/5 cùng những người đồng cấp các nước trong nhóm. Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận cách thức tăng cường hợp tác về các công nghệ quan trọng và mới nổi, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, sức khỏe toàn cầu, biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng chất lượng cao và các vấn đề khác.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?
16:13:27 31/01/2025
Chính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượngChính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượng
15:15:33 31/01/2025
Đối tượng nhiều lần đốt kinh Koran tại Thụy Điển bị sát hạiĐối tượng nhiều lần đốt kinh Koran tại Thụy Điển bị sát hại
08:56:39 31/01/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025

Tin đang nóng

Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?
06:53:48 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vongÔ tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong
06:55:36 02/02/2025
6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may
06:00:17 02/02/2025
8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ
03:00:38 02/02/2025
Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốcTài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc
07:00:24 02/02/2025
Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?
07:42:19 02/02/2025
Cháy lớn tại bảo tàng ở Hàn QuốcCháy lớn tại bảo tàng ở Hàn Quốc
03:08:35 02/02/2025

Tin mới nhất

Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

07:18:36 02/02/2025
Từ những ngày cuối năm đến hết tháng Chạp là khoảng thời gian đền chùa tại Hong Kong rực rỡ nhất với nhiều hoạt động lễ hội và trang trí lung linh. Vào các dịp lễ lớn, lượng khách thập phương đổ về rất đông.
Ông Trump tham vọng phác thảo lại trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu?

Ông Trump tham vọng phác thảo lại trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu?

07:16:15 02/02/2025
Giới quan sát nhận định, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang có các động thái nhằm định hình lại trật tự thế giới mà phương Tây dẫn đầu trong hàng chục năm qua.
Ukraine phá hủy trung tâm chỉ huy ở Kursk, tấn công dồn dập lãnh thổ Nga

Ukraine phá hủy trung tâm chỉ huy ở Kursk, tấn công dồn dập lãnh thổ Nga

07:02:36 02/02/2025
Bộ Tổng tham mưu Ukraine mô tả hoạt động này là một phần của chiến lược đang diễn ra nhằm loại bỏ các trung tâm chỉ huy của đối phương, phá vỡ khả năng phối hợp hiệu quả các hoạt động chiến đấu và hậu cần của các trung tâm này .
Xung đột Nga-Ukraine: Xuất hiện diễn biến thay đổi bản chất các mối đe dọa trên chiến trường

Xung đột Nga-Ukraine: Xuất hiện diễn biến thay đổi bản chất các mối đe dọa trên chiến trường

06:55:48 02/02/2025
Các cuộc tấn công liên tiếp này cho thấy Ukraine đang ngày càng có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của Liên bang Nga, có thể làm suy yếu hoạt động hậu cần và vị thế phòng thủ của nước này.
Mỹ điều tra khả năng DeepSeek sử dụng chip AI thuộc diện cấm

Mỹ điều tra khả năng DeepSeek sử dụng chip AI thuộc diện cấm

06:51:30 02/02/2025
Trong tuyên bố mới nhất cùng ngày, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đã bác bỏ thông tin liên quan đến việc DeepSeek mua chip của "ông lớn" Nvidia tại Mỹ (bị cấm xuất đến Trung Quốc) thông qua các trung gian tại Singapore.
Israel đã thả 183 tù nhân Palestine

Israel đã thả 183 tù nhân Palestine

06:44:17 02/02/2025
Cùng ngày, theo thông cáo báo chí từ Ủy ban phụ trách các vấn đề tù nhân của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), trong số 183 tù nhân được thả, 7 người sẽ bị trục xuất, nhưng không nêu rõ quốc gia nào sẽ tiếp nhận họ.
Triều Tiên vượt Thụy Sĩ về xuất khẩu đồng hồ đeo tay sang Trung Quốc

Triều Tiên vượt Thụy Sĩ về xuất khẩu đồng hồ đeo tay sang Trung Quốc

06:41:36 02/02/2025
Việc xuất khẩu đồng hồ đeo tay của Triều Tiên sang Trung Quốc đã tạm dừng trong đại dịch COVID-19. Nhưng lượng xuất khẩu đã tăng gấp 4 lần vào năm 2024 sau khi đạt 4,05 triệu USD vào năm 2023.
Cựu Tổng thống Đức Horst Koehler qua đời ở tuổi 81

Cựu Tổng thống Đức Horst Koehler qua đời ở tuổi 81

05:12:43 02/02/2025
Trong thư chia buồn gửi tới gia đình nhà lãnh đạo quá cố, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh sự ra đi của cựu Tổng thống Horst Koehler là mất mát lớn bởi ông là người đã làm nên nhiều điều tuyệt vời cho nước Đức và cho thế giớ...
Thêm 3 người Israel được thả trong đợt trao đổi con tin mới nhất tại Gaza

Thêm 3 người Israel được thả trong đợt trao đổi con tin mới nhất tại Gaza

04:58:05 02/02/2025
Dự kiến vào ngày 4/2 tới, các bên liên quan sẽ đàm phán về thỏa thuận thả những trường hợp còn lại đang bị giam giữ, cũng như đàm phán về việc binh lính Israel rút khỏi Gaza trong giai đoạn 2 của thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin...
Hàn Quốc: 2 tàu đánh cá mắc cạn ngoài khơi đảo Jeju

Hàn Quốc: 2 tàu đánh cá mắc cạn ngoài khơi đảo Jeju

04:11:37 02/02/2025
Tham gia tìm kiếm cứu nạn ngay sau khi nhận tin báo có 9 tàu tuần tra cùng 1 tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc, 6 tàu dân sự và khoảng 100 nhân viên cứu hộ. Tuy nhiên, hoạt động này gặp nhiều khó khăn do tiết xấu và sóng lớn.
Canh bạc lớn

Canh bạc lớn

04:09:57 02/02/2025
Liệu những cải cách này có giúp Bỉ hướng tới một mô hình kinh tế bền vững hơn, hay chỉ là một sự đánh đổi mang tính chính trị để duy trì liên minh cầm quyền? Câu trả lời sẽ chỉ rõ ràng khi các chính sách này thực sự đi vào cuộc sống.
Quan ngại về bầu trời đông đúc tại thủ đô Mỹ sau vụ hai máy bay va chạm

Quan ngại về bầu trời đông đúc tại thủ đô Mỹ sau vụ hai máy bay va chạm

04:05:26 02/02/2025
Quân đội Mỹ cung cấp thông tin nhỏ giọt về hoạt động huấn luyện trực thăng gần thủ đô và không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận từ báo giới.

Có thể bạn quan tâm

Lên Hà Giang khám phá 'cung đường chữ M'

Lên Hà Giang khám phá 'cung đường chữ M'

Du lịch

08:12:37 02/02/2025
Cung đường chữ M là một khúc cua quanh co hình chữ M, dài khoảng 3km, nối liền Yên Minh với Mèo Vạc. Từ trên cao, cung đường mềm mại như dải lụa vắt qua không gian núi đồi hùng vĩ.
Chú chó cảnh sát mất 'thưởng cuối năm' vì ngủ gật trong giờ làm

Chú chó cảnh sát mất 'thưởng cuối năm' vì ngủ gật trong giờ làm

Netizen

08:03:26 02/02/2025
Khi mới 2 tháng tuổi, trong một lần được chủ dắt đi công viên, tiềm năng của chú chó đã được huấn luyện viên chó nghiệp vụ Zhao Qingshuai phát hiện. Người chủ quyết định trao tặng Fuzai cho đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ.
'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

Hậu trường phim

08:01:04 02/02/2025
Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành là một nỗi thất vọng lớn khi mang đến một kịch bản yếu, diễn xuất kém thuyết phục, tràn ngập những tình tiết gượng ép...
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái

Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái

Sao việt

07:52:52 02/02/2025
Hoa hậu Đặng Thu Thảo hiếm hoi khoe không gian sống sang trọng dịp đầu năm, Hồng Đào được khen ngày càng trẻ trung ở tuổi 63.
BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

Nhạc việt

07:45:26 02/02/2025
Viberate, trang web chuyên phân tích và đánh giá dữ liệu các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, đã công bố BXH nghệ sĩ Vpop hot nhất.
Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Sao châu á

07:37:24 02/02/2025
Jennie chia sẻ rằng cô đồng cảm với bài hát Love Hangover: Tôi biết mình sẽ bị tổn thương, tôi biết mình sẽ gặp khó khăn nhưng tôi vẫn lại yêu say đắm
Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Sao âu mỹ

07:33:43 02/02/2025
Khoảnh khắc bố con David Beckham và Harper Seven không thể hôn nhau như trước đây đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội.
Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành diện áo dài đón Tết Ất Tỵ

Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành diện áo dài đón Tết Ất Tỵ

Phong cách sao

07:27:16 02/02/2025
Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành, Tăng Thành Hà, Tiểu Vy, Lý Hải - Minh Hà, Hồ Ngọc Hà, Phương Oanh diện áo dài, chụp ảnh cùng gia đình nhân dịp Tết Ất Tỵ.
Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Mọt game

07:03:46 02/02/2025
Chức vô địch CKTG gần nhất của T1 hóa ra lại là điều tốt đối với sự phát triển của LPL. Phía LPL cảm ơn T1 vì đã vô địch CKTG 2024
Messi: Kỷ lục và con số điên rồ với Inter Miami năm 2024

Messi: Kỷ lục và con số điên rồ với Inter Miami năm 2024

Sao thể thao

07:01:20 02/02/2025
Nhìn lại thành tựu của Messi trong năm 2024 trước khi siêu sao Argentina và Inter Miami sẽ bước vào mùa giải 2025 với nhiều giải đấu quan trọng.
Nếu bạn chán ăn thịt và các món chiên xào trong 3 ngày Tết rồi, làm ngay món hấp này chỉ 15 phút mà mềm, mịn, ngon vô cùng

Nếu bạn chán ăn thịt và các món chiên xào trong 3 ngày Tết rồi, làm ngay món hấp này chỉ 15 phút mà mềm, mịn, ngon vô cùng

Ẩm thực

06:56:20 02/02/2025
Đây là một món hấp ngon, đẹp mắt và dễ làm. Vào ngày Tết ăn nhiều thịt và các món chiên xào gây cảm giác ngán thì hãy làm món ăn này, đảm bảo ai cũng thích!