Chia sẻ đáng suy ngẫm của anh shipper thu nhập 33 triệu đồng/tháng
Bước ngoặt của cuộc đời bạn chính là thái độ của bạn đối với công việc.
Cách đây ít lâu, một shipper người Trung Quốc đã đăng phiếu lương của mình lên trang cá nhân, điều này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi tới từ hàng triệu cư dân mạng quốc gia này.
Trên phiếu lương dài dằng dặc này, nguồn của từng khoản lương của anh ấy được ghi lại rất chi tiết:
Tổng số đơn đặt hàng hợp lệ là năm 1927, số lượng đơn hàng ăn đêm là 64; mỗi đơn hàng là 1,5 nhân dân tệ (khoảng 5 ngàn đồng); cộng với tiền thưởng cần cù là 400 nhân dân tệ (1,3 triệu đồng), trợ cấp cho người lái xe là 474,5 nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu đồng), thưởng vì được khách hàng đánh giá tốt là 40 nhân dân tệ (khoảng 140 ngàn đồng), trừ 390 nhân dân tệ (khoảng 1,3 triệu đồng) tiền phạt vì giao đồ muộn, bảo hiểm 198 nhân dân tệ (khoảng 700 ngàn đồng)…
Từng khoản nhỏ một tạo nên tiền lương của anh ấy – cơ bản là 9531,9 nhân dân tệ (khoảng 33 triệu đồng).
Có thể có nhiều người hay nói giờ đi đưa hàng thôi cũng có thể kiếm được hàng chục triệu mỗi tháng.
Nhưng những gì bạn không thấy là họ kiếm được hàng chục triệu một tháng đó thông qua việc chạy không ngừng nghỉ trong suốt 13 hoặc 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Vì 400 nhân dân tệ tiền thưởng cần cù, họ không dám nghỉ một ngày nào.
Sợ nhất là gặp phải tình trạng xẹp lốp sẽ làm chậm thời gian giao hàng. Kết quả là bị khách hàng phàn nàn và trừ tiền… Chỉ một đánh giá không tốt thôi sẽ bị trừ 20 tệ (khoảng 60 ngàn đồng), còn trừ thêm nữa thì cả ngày coi như làm việc không công.
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy mình là người vất vả nhất trên đời, mình phải nghiến răng chịu đựng gánhnặng hơn ai hết.
Nhưng thử nghĩ mà xem, trên đời này ai là người có cuộc sống dễ dàng?
4h sáng, các công nhân vệ sinh đã bắt đầu ngày làm việc trong sương mờ.
Còn dân công sở, những người ngồi trong các tòa nhà văn phòng cao cấp, làm những công việc nhiều người khác ghen tị lại chỉ mới vừa tan sở đi về nhà vào lúc này.
Tất cả mọi công việc trên đời, không có công việc nào không có lúc khiến ta tủi thân.
Ai cũng có những nỗi buồn đau không tên, ai cũng có những nỗi lo lắng không ai có thể an ủi.
01
Việc kiếm được ra tiền, không có cái nào là dễ dàng cả
Tôi từng xem được một video khá nhói lòng như này.
Ở một con phố nọ ở Thành Đô, Trung Quốc, một người đàn ông gầy gò hơn 60 tuổi, “bị” đống hàng hóa nặng hơn 100kg “đè” lên người.
Hàng hóa rung lắc, rất nguy hiểm.
Nhưng ông ấy không nghĩ nhiều như vậy.
“Vận chuyển 50kg mới kiếm được 10 tệ (35 ngàn đồng), tôi chỉ muốn một chuyến vận chuyển nhiều hơn một chút, kiếm lấy 20 tệ”
Một cảnh sát nhìn thấy nói ông đừng mạo hiểm như vậy nữa, nhưng ông lắc lắc đầu: “Tôi mà không bê thì làm sao kiếm được tiền”
Ai chẳng muốn ăn sung mặc sướng, nhưng cuộc đời mà, ai cũng có những nỗi khổ riêng.
Mỗi một người nỗ lực vì mưu sinh mỗi ngày đều từng phải chịu những ấm ức trong công việc, đều từng bị cuộc sống tát vào mặt.
Giống như bà cụ nọ ngủ trên chiếc xe đẩy lúc 3 giờ sáng.
Video đang HOT
Nếu không vì mưu sinh, ai lại muốn bươn chải để nuôi gia đình ở cái tuổi đáng nhẽ nên được hưởng phúc, được nghỉ ngơi.
Cũng giống như người tài xế xe tải vừa lau nước mắt vừa lái xe, anh ấy bật khóc khi biết nhiên liệu trong bình xăng đã bị lấy trộm.
Phải chạy thêm bao nhiêu chuyến đi nữa mới có thể bù lỗ?
William Somerset Maugham từng viết: “Không có đủ thu nhập, hy vọng sống bị cắt đi một nửa. Bạn phải đắn đo, phải đong đếm từng đồng bạc, trở nên nhỏ bé và ti tiện”
Những chua xót của người trưởng thành, tất cả đều liên quan tới việc không có tiền.
Một nhà văn nọ từng kể một câu chuyện như này.
Một phụ nữ khi thanh toán tiền, cô ấy thấy có rất nhiều người đang xếp hàng và việc di chuyển rất chậm.
Hóa ra chàng trai 16 tuổi làm ở quầy thu ngân rất vụng về, thường xuyên mắc lỗi, hoặc là không thể quẹt hoặc quên mã vạch của sản phẩm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ.
Một lúc sau, cô nghe thấy có người mắng cậu bé: “Sao lại thuê cậu vào đây làm vậy, dịch vụ của cửa hàng cậu tệ quá!”.
Cậu bé đứng đó ngơ ngác, không biết làm sao.
Vì vậy, người phụ nữ bước tới thuyết phục khách hàng, giúp cậu bé thoát khỏi vòng vây, không ngờ, cậu bé bỗng bước ra khỏi quầy thu ngân, ôm cô ấy rồi nói:
“Cảm ơn cô, sáng nay mẹ cháu vừa qua đời, cháu buồn lắm, nhưng cháu vẫn phải sốc lại tinh thần để đi làm, bởi vì còn rất nhiều hóa đơn còn cần cháu trả…”
Không ai hiểu được nỗi đau mất mẹ của cậu, còn cậu thì vẫn phải tiếp tục làm việc.
Vì cuộc đời sẽ không vì ai mà chậm lại, chúng ta chỉ có thể lau nước mắt, rồi âm thầm tăng tốc để bắt kịp nhịp sống.
Trên mạng có một người đặt ra câu hỏi như này: “Tại sao làm việc khó đến vậy, mà vẫn có những người phải nỗ lực làm việc?”
Có một câu trả lời như này:
“Ý nghĩa thực sự của công việc chính là cái vốn để bạn an cư lạc nghiệp, để bạn có tiền ăn và nuôi con, báo hiếu với cha mẹ và để bạn thức giấc nửa đêm mà cũng không cần sợ hãi”.
Chỉ khi nỗ lực hết mình, bạn mới không còn cần phải lo lắng, phải bất lực nữa…
02
Muốn kiếm được tiền, phải cất đi cái sĩ diện
Có người nói rằng trên đời này có hai loại người, một người có lòng bàn tay hướng lên và một người có lòng bàn tay hướng xuống.
Những người có lòng bàn tay hướng lên trông cao quý, nhưng họ lại quen nhờ vả và có được chỗ dựa vững chắc.
Nhưng những người có lòng bàn tay hướng xuống dưới luôn biết cách vươn tay và nắm lấy thứ họ muốn bất cứ lúc nào.
Những người như vậy, ngay cả khi tư thế của họ có vẻ không được duyên dáng cho lắm, họ vẫn là những anh hùng của cuộc đời.
Cách đây một thời gian, một nhà sáng tạo nội dung V đã chia sẻ câu chuyện về sự thay đổi nghề nghiệp của mình.
V vốn là tổng giám đốc của một quỹ đầu tư tư nhân, từng là một tay chơi quyền lực trên thị trường tài chính, nhưng vì tình hình kinh doanh không tốt nên đã bị cho nghỉ việc.
Cứ ngỡ rằng giữ chức vụ cao trong công ty thì không khó để tìm công việc mới nhưng thực tế lại bị tát vào mặt. Không có công ty nào thuê anh sau khi bị mất việc.
Để hỗ trợ gia đình của mình, V đã đi làm tài xế, từ một giám đốc công ty, anh trở thành một tài xế chỉ sau một đêm.
Có người chế nhạo: Không sợ mất mặt sao? Đi chở khách như này, nếu gặp người quen, cấp dưới cũ hay khách hàng, vậy thì xấu hổ lắm nhỉ!
Anh V cảm thán:
“Tuổi trung niên rồi, nhìn nhận vào thực tế mà sống thôi, cái tuổi này, trên có già dưới có trẻ, không thể dừng lại được. Nếu thực sự không thể sinh tồn được nữa, phải biết tìm cho mình một lối rẽ khác.”
Nhậm Chính Phi, người sáng lập của Huawei từng nói: “Cái tôi muốn là thành công, sĩ diện chỉ là phù phiếm, cũng chẳng thể biến thành cơm.”
K. khi bán sản phẩm bên Nigeria, luôn phải đứng canh ở cửa nhà vệ sinh mới có thể gặp được vị CEO mà anh muốn gặp.
Công việc lên trước, sĩ diện để sau.
Suy nghĩ như vậy, anh ngày một trở nên “mặt dày”, dạn dĩ hơn, sức mạnh ý chí cũng ngày một trở nên mạnh hơn.
Vài năm sau, K. tạo ra thành tích doanh thu 400 triệu đô la Mỹ mỗi năm và trở thành giám đốc quản lý khu vực Tây Phi.
Người trường thành, vứt bỏ đi sĩ diện để mà chuyên tâm vào kiếm tiền, đó mới là thể diện đích thực.
03
Có một câu chuyện như này.
Tương truyền, cá chép muốn hóa rồng, thì bắt buộc phải nhảy qua long môn (cổng rồng).
Có một bầy cá chép đã thử qua rất nhiều lần nhưng đều không thể vượt qua được, vì vậy, chúng bèn đi xin Long Vương hạ thấp ngưỡng cửa xuống.
Long Vương khuyên bầy cá chép, mặc dù có thể hạ thấp ngưỡng cửa, nhưng điều đó sẽ không có lợi cho chúng và chúng cũng sẽ phải hối hận về điều đó trong tương lai.
Nhưng cá chép không nghe lời, và chỉ muốn biến thành rồng ngay lập tức.
Cuối cùng, Long Vương đã hạ thấp ngưỡng cửa như chúng mong muốn.
Nhưng dù có nhảy qua Cổng Rồng, chúng cũng không thể bay lên trời như những con rồng vàng khác.
Chúng lại phải đến gặp Long Vương, Long Vương nói: “Muốn trở thành rồng thật thì phải nhảy qua cổng rồng ban đầu. Hạ tiêu chuẩn xuống thì tự nhiên sẽ phải có sự khác biệt so với rồng thật”.
Cá chép lúc này mới hiểu ra, một lần nữa thỉnh cầu Long Vương khôi phục lại ngưỡng cửa ban đầu.
Tagore nói: “Những khó khăn bạn phải chịu ngày hôm nay, những mất mát bạn gánh chịu, trách nhiệm bạn gánh chịu, tội lỗi bạn gánh chịu và nỗi đau bạn phải chịu đựng cuối cùng sẽ biến thành ánh sáng, soi sáng con đường của bạn”.
Khi bạn đang chán nản, khi bạn không muốn làm việc, hãy nhớ:
Một người có thể tích cực đương đầu với số phận trong những năm tháng cằn cỗi nhất, nhất định sẽ đón được một cái kết có hậu trong tương lai gần.
Gác lại giấc mơ đại học đi xuất khẩu lao động: 'Khi nào bố mẹ hết nợ, tôi mới về!'
3 cô gái gác lại giấc mơ dở dang, đi xuất khẩu lao động. Cuộc đời có nhiều ngã rẽ để lựa chọn, nhưng 'giấc mơ xuất ngoại' mau chóng giúp họ kiếm được nguồn thu nhập cao, giúp gia đình trang trải nợ nần và thay đổi cuộc sống.
Giây phút nghỉ trưa ngắn ngủi của Thu Hương cùng đồng nghiệp ở Nhật - Ảnh: NVCC
Ba trong số rất nhiều phận người ôm mộng đổi đời nơi xứ người này có lẽ chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm" trong bức tranh xuất khẩu lao động, phần nào phản ánh được cuộc mưu sinh vất vả nơi xứ người, cũng bởi đồng tiền kiếm được chẳng mấy dễ dàng khi "ráo mồ hôi là hết tiền".
"Sống tốt cho hôm nay, chuyện mai, mai tính!"
Gác lại giấc mơ đứng trên bục giảng, 4 năm trước, Thu Hương (tên nhân vật đã thay đổi, 26 tuổi, ở Hà Tĩnh) lựa chọn đi xuất khẩu lao động ở Nhật.
Từng tốt nghiệp một trường đại học sư phạm, nhưng trước gánh nặng nợ nần của gia đình, cô lựa chọn rời bỏ quê hương.
Làm việc 8 tiếng mỗi ngày, thi thoảng tăng ca 1 - 2 tiếng, Hương nhẩm tính trung bình sẽ được nhận 25 triệu đồng/tháng chưa kể tiền ăn.
"Nếu trừ đi khoản chi phí ăn uống, tôi còn 20 triệu đồng để gửi về cho gia đình, nhưng có tháng đau ốm thì chỉ còn 10 - 15 triệu đồng. Đi xuất khẩu lao động 3 năm, toàn bộ số tiền công tôi đều gửi về giúp bố mẹ trả nợ" - Hương chia sẻ.
Nơi xứ người, cô nhiều lúc nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết, nhưng nghĩ về bố mẹ đã giúp Hương vượt qua khó khăn.
Cô bộc bạch, chỉ nghĩ đến việc trả nợ cho bố mẹ mà chưa nghĩ đến tương lai riêng mình. Hương không tích cóp cho bản thân nên hiện tài khoản riêng chỉ "0 đồng". Điều cô mong muốn nhất là sống tốt cho hôm nay, chuyện mai, mai tính!
"Tôi rất muốn sống gần bố mẹ, nhưng hoàn cảnh không cho phép nên phải lựa chọn xa quê hương. Hiện nay còn phát sinh thêm những khoản nợ, thế nên có thể tôi sẽ phải gia hạn hợp đồng ở lại Nhật 4 năm hoặc 5 năm. Dù không hề muốn, tôi vẫn phải tiếp tục, khi nào bố mẹ hết nợ thì tôi mới về!" - cô quả quyết.
Thanh niên có nhu cầu tìm việc làm ở các công ty FDI được tư vấn tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội - Ảnh: H.QUÂN
Còn N.T.T. (ở Hà Tĩnh) đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn để ôm mộng đổi đời.
Từng đỗ vào một trường đại học luật ở Hà Nội, nhưng đi học được 1 năm thì cô thấy bản thân không phù hợp với chuyên ngành. Chán nản cộng với việc anh trai khuyên nên chỉ sau 1 năm, T. rời bỏ giảng đường, lựa chọn đi xuất khẩu lao động ở Đức.
Ở Đức, T. làm ở một tiệm nail với khung thời gian từ 9h - 19h, nhưng vào mùa vụ đôi lúc phải kéo dài thời gian.
Quãng thời gian ở xứ người khiến cô dần quen với cuộc sống ở đó, T. chia sẻ nếu về nước sẽ rất khó để hòa nhập lại với cuộc sống ở quê.
"Nếu về nước sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, trong khi ở đây tôi đã tạm thời ổn định cuộc sống. Dù gặp không ít khó khăn nhưng những lúc đó nghĩ đến số nợ bỏ ra để được sang Đức, tôi phải cố gắng làm lụng hết sức mình" - T. bộc bạch.
Rời quê vì... sợ lấy chồng
Người ôm mộng đổi đời, người bất đắc dĩ đi xuất khẩu lao động để trả hết nợ nần, nhưng với Nguyễn Hiền Lương (tên nhân vật đã được thay đổi,ở Hà Tĩnh) lại lựa chọn bỏ xứ ra đi để tránh... lấy chồng sớm.
Tốt nghiệp một trường đại học ngoại ngữ, Lương cũng từng nuôi giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng ở quê, nhiều phụ huynh ép buộc con gái nghỉ học để lấy chồng sớm, bố mẹ Lương cũng không ngoại lệ.
"Nói là sớm cũng không hẳn, mà đúng ra là tôi sợ gia đình bắt phải lấy người mà mình không yêu. Không thể cãi lời bố mẹ, tôi lựa chọn rời quê để đi làm kiếm tiền, sau này có vốn lận lưng cho cuộc sống đỡ vất vả, tránh phụ thuộc vào người khác" - cô bộc bạch.
Đăng ký đi xuất khẩu lao động ở Singapore, Lương làm công việc bán hàng ở siêu thị. Tùy từng yêu cầu của công ty, bình thường sẽ làm 8 tiếng/ngày, nhưng có lúc làm 12 tiếng, thậm chí 14 - 16 tiếng tùy vào lượng công việc.
Công việc vất vả nhưng đổi lại đồng lương được trả xứng đáng với công sức bỏ ra, có thể nhận thêm tiền hoa hồng, tiền thưởng tùy quy định của công ty, tùy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, một số người không may mắn gặp phải tình trạng "ma cũ bắt nạt ma mới", hay công việc không giống như trong hợp đồng ban đầu, mức lương thấp hơn.
Có ngày tan làm lên đến tàu điện là ngủ gục vì mệt quá, nhưng nghĩ đến số nợ đã bỏ ra để đi xuất khẩu lao động, Lương lại tiếp tục lao đầu vào công việc.
"May mắn mình có vốn ngoại ngữ khá tốt nên vượt qua được khó khăn ban đầu. Ở nước ngoài, cầm trên tay đồng tiền làm từ mồ hôi, nước mắt của mình bỏ ra càng thúc mình không được bỏ cuộc" - cô nói.
Hoàn thành hợp đồng, Lương về nước sau 3 năm làm việc. Nhưng "kịch bản cũ" lặp lại, bố mẹ giục cô mau chóng lấy chồng vì tuổi đã cao, sợ cô "quá lứa lỡ thì". Không chịu nổi sự thúc ép, cô tiếp tục lựa chọn rời bỏ quê hương.
"Giờ tôi chỉ mong có đủ sức khỏe, bình an mới "thuận buồm xuôi gió" kiếm được tiền nhiều để đỡ đần bố mẹ, lo cho cuộc sống của bản thân" - Lương bày tỏ.
Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, từ năm 2013 đến nay, tổng số lao động của tỉnh Hà Tĩnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gần 69.000 người. Bình quân có trên 7.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng/năm.
Shipper tận tâm của năm: Giao đồ lên đỉnh núi, phí ship gần 7 triệu Thời đại công nghệ số nên việc đặt đồ ăn giao tận nơi cũng trở nên phổ biến. Chỉ cần mất vài giây thao tác trên điện thoại rồi ngồi đợi là chúng ta đã có những món ăn ngon lành. Tuy nhiên, không phải địa điểm nào cũng có thể giao hàng được, chẳng hạn như những nơi xa xôi, hẻo lánh....