Chia sẻ cách nấu chè trôi nước ngon nhất
Chắc hẳn trong chúng ta sẽ không ai quên được câu thơ “thân em vừa trắng lại vừa tròn” của Hồ Xuân Hương để nói về món chè trôi nước nổi tiếng ngày nào như cách ví von về thân phận người phụ nữ thời xưa.
Vậy mới biết được, chè trôi nước có 1 vị trí quan trọng như thế nào trong văn hóa ẩm thực của người Việt và đã đi vào cả những câu thơ đến độ không thể quen được. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ bạn cách nấu chè trôi nước ngon nhất như 1 các gìn giữ các giá trị văn hóa của con người Việt cho bạn thêm những kinh nghiệm nấu chè ngon nhé!
Hướng dẫn cách nấu chè trôi nước ngon nhất:
Nguyên liệu:
Bột nếp: 400g,Đậu xanh đã đãi vỏ: 200g,Dầu ăn: 4 muỗng,Đường thốt nốt: 300g,Đường cát (không có cũng được),Một ít mè rang vàng, Nước cốt dừa, Gừng: 1 nhánh nhỏ,Hành tím: 2 muỗng hành băm nhỏ,Muối,Nước lọc, Lá dứa (không có cũng được)
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên, bạn ngâm đậu trong nước khoảng 1-2 tiếng cho đậu nở mềm ra rồi vớt khô để ráo. Sau đó bạn cho vào nồi cơm điện nấu với nước dừa cho đậu mềm nhừ ra rồi đánh cho nhuyễn lên rồi để cho nguội bớt.
Bước 2: Cho 4 canh dầu ăn vào chảo rồi đun lên cho nóng ở lửa thật nhỏ, rồi cho hành tím băm nhỏ vào phi cho thơm hơi vàng là được.
Bước 3: Sau đó cho đậu xanh đã tán nhuyễn vào chảo, thêm chút xíu muối (thêm chút xíu đường cát trắng nếu bạn muốn cả nhân cũng ngọt) và đảo cho đều tất cả đều nhau khoảng 3-5 phút trên lửa nhỏ vừa.
Video đang HOT
Bước 4: Để đậu hơi nguội xíu, bạn vo thành những viên kích cỡ tùy ý rồi để riêng qua 1 bên.
Bước 5: Cho 350g bột vào 1 cái thố lớn, cho thêm 300ml nước thật sôi vào và dùng muỗng trộn cho bột thấm vào nhau, sau đó đậy nắp lại cho bột nở (nếu thấy bột chưa hòa hết với nước cùng đừng thêm nước nhé).
Bước 6: Khi bột nguội, bạn dùng tay nhồi cho bột đến khi bột thật dẻo vừa nắn, nếu bột quá dính có thêm 1 tí bột áo vào, còn nếu quá khô thì cho thêm 1 chút nước. (Lưu ý, nếu thật bột khô bạn không nên cho nước vào liên, để khi nào thật kỹ nếu bột hòa quyện đều với nhau rồi thì không cần nữa, bạn nhớ canh để bột không quá không không quá nhão nhé)
Bước 7: Chia bột thành những viên nhỏ vừa với nhân bạn nặn trước đó, sau đó cán dẹt bột ra cho nhân đậu xanh vảo rồi vo tròn lại.
Bước 8: Đặt 1 cái nồi nước rồi đun lên cho thật sôi, nhẹ nhàng thả từng viên bánh trôi nước vào luộc cho tất cả được chín đều. Khi bánh nổi lên trên mặt nước là bánh đã chín, bạn với ra rồi cho vào nước lạnh để bánh không bị dính.
Bước 9: Cuối cùng cho 300g đường thốt nốt nấu cùng với 400ml nước (nếu muốn chè được thơm hơn có thể cho thêm lá dứa đã rửa sạch vào và nấu chung). Khi đường tan ra và nước cũng sôi lên, bạn cắt từng miếng gừng đã rửa sạch để ráo cho vào nồi, rồi cũng cho những viên bánh trôi vào và nấu lên khoảng 10 phút ở lửa nhỏ cho bánh thấm nước đường thì tắt bếp. (Lưu ý khi nấu nếu nước sôi quá bạn nên vặn nhỏ lửa xuống để bánh trôi không bị vỡ ra do nước sôi quá mạnh nhé)
Bước 10: Múc chè ra chén, thêm nước cốt dừa rưới lên, thêm mè rang là có thể thưởng thức
Bánh trôi nước không khó đúng không nào? Bây giờ bạn có thể thực hiện nó được rồi đấy. Hẳn bạn nhận được nhiều lời khen về sự khéo léo và đảm đang của mình về món bánh trôi nước vừa ngon lại có ý nghĩa nữa đấy. Chúc bạn thành công và ăn ngon miệng
Theo lamkem.net
"Điểm mặt" món ăn nghe tên là biết ở Sài Gòn
Cơm tấm, hủ tiếu, hay chè là những món ăn mà nhắc tới người ta nghĩ ngay đến Sài Gòn bởi những hương vị đặc trưng khác hẳn nơi khác.
Cơm tấm
Ẩm thực Sài Gòn là sự pha trộn giữa các vùng miền, vì thế để tìm một món mang đậm chất và hương vị của Sài thành thì thật khó khăn. Tuy nhiên, với món cơm tấm "sườn, bì, chả" này thì dù có ở nơi nào, bạn cũng không thể tìm được cái cảm giác và hương vị như được ăn ở Sài Gòn.
Cơm tấm là món ăn bình dân ở Sài Gòn được nhiều thực khách ưa thích. Ảnh: I.T
Món ăn bình dân này từ sáng đến trưa, chiều đến tối, đến tận khuya lúc nào người Sài Gòn cũng có thể ăn. Cơm được nấu từ hạt tấm (phần đầu hạt gạo) ăn cùng sườn nướng, bì thính và chả trứng, rưới thêm mỡ hành phía trên ngon lạ thường. Miếng thịt sườn dày, được tẩm ướp gia vị và nướng trên lò than đến khi mềm. Khi ăn, người ta hay rưới thêm nước mắm chua ngọt tạo nên một hương vị đặc trưng không thể lẫn lộn. Cơm tấm ăn kèm chua và chén nước mắm cay đã đủ đốn tim bất kỳ thực khách nào khi đến Sài Gòn.
Chỉ mất từ 30.000 đông là bạn đã có thể thưởng thức món đặc sản trứ danh này rồi. Bạn nên đến thử một số quán như cơm tấm 113 Nguyễn Phi Khanh (Quận 1) có thêm món chả cua và nem nướng, cơm tấm 67 Trần Huy Liệu (Quận Phú Nhuận) sử dụng sườn non thay vì sườn cốt lết, cơm tấm Ba Ghiền (Quận Phú Nhuận) với miếng sườn to, ăn đã miệng.
Bột chiên
Tuy có nguồn gốc từ khu người Hoa, quận 5 nhưng bột chiên lại là một trong những món ăn rất quen thuộc của người miền Nam. Thông thường, người ta sẽ dùng bột khoai môn xắt vuông, trộn qua nước tương và chiên trên chảo lớn đến khi mặt ngoài vàng giòn. Tiếp đó, trứng sẽ được đập lên phía trên và thêm hành lá, đặc biệt món này càng nhiều hành lá sẽ càng ngon hơn.
Bột chiên sau khi chế biến xong có mùi thơm nức mũi của bột khoai môn, trứng và hành lá quyện cùng mùi nước tương dấm cùng đồ chua. Vị béo của bột khoai môn, bùi bùi của trứng và chua chua ngọt ngọt của nước tương sẽ khiến bạn "ngã gục" và nghiện luôn món ăn này.
Bạn có thể tìm ăn bột chiên ngon ở quán Đạt Thành (Quận 3), xe bột chiên của ông bà cụ ở đường Phùng Khắc Khoan (Quận 1), quán 187 Nguyễn Kim (Quận 10) với đĩa bột chiên to ụ hay quán bột chiên khoai môn ở chợ Phú Nhuận...
Hủ tiếu
Đặt chân đến Hà Nội, người ta muốn thưởng thức ngay một tô phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư nóng hổi còn tới Sài Gòn bạn nhất định phải thưởng thức hủ tiếu. Đây cũng là một trong những món ăn đậm chất Sài Gòn không thua kém gì cơm tấm. Khác với bún hay phở, sợi hủ tiếu khá nhỏ, dai dai giòn giòn. Nếu lúc trước, món hủ tiếu chỉ ăn cùng thịt miếng và thịt bằm thì giờ đây, hàng loạt các món khác đã được bổ sung vào như tôm, gan, trứng cút, mực... Mọi người thường ăn hủ tiếu và buổi sáng hoặc tối, ít khi ăn buổi trưa.
Giá mỗi tô hủ tiếu chỉ từ 30.000 - 40.000 đồng. Ảnh: Zing
Hủ tiếu cũng có 2 cách ăn để bạn lựa chọn. Những người thích ăn nóng và nhanh gọn thì sẽ ăn hủ tiếu nước còn những người thích thưởng thức từ từ, chậm rãi sẽ ăn hủ tiếu khô, đương nhiên là sẽ có chén nước súp ngập giá hẹ kèm theo. Tỏi phi thơm nức mũi sẽ được rắc thêm vào tô hủ tiếu để tạo nên sự đặc biệt cho món ăn. Hủ tiếu Liến Húa, hủ tiếu Nhân Quán, hủ tiếu nam vang Quỳnh... là những quán khá đắt khách và được mở rộng ra rất nhiều chi nhánh. Giá mỗi tô hủ tiếu chỉ từ 30.000 - 40.000 đồng.
Chè Sài Gòn
Sài Gòn có hàng trăm, hàng ngàn quán chè, nhưng có tiếng như chè mâm, chè Kỳ Đồng, chè "ba màu" chảnh ở góc đường Nguyễn Phi Khanh hay quán chè Campuchia cô Huôi. Nhiều thực khách đến đây thích thưởng thức món chè mâm bởi sự đặc sắc và nhiều vị.
Hầu hết khách hàng đều cho rằng giá món chè mâm đều ở mức phải chăng, bình dân. Ảnh: Foody
Quán chè nhỏ này bên hông chung cư Sư Vạn Hạnh, gần góc đường Sư Vạn Hạnh - Nguyễn Chí Thanh bắt đầu phục vụ tầm 4-5h chiều. Dù không gian quán khá chật nhưng luôn đông khách bởi vì sẽ được thưởng thức cả một mâm chè 15 món, với giá chỉ 75.000 đồng. Trong "bộ sưu tập" 15 loại chè ở quán này có đủ loại, nào là chè ba bà, chè khoai môn, chè đậu đen cốt dừa, chè trôi nước, chè táo xoạn... nóng hổi đựng trong những chiếc chén nhỏ xinh xắn. Người ăn cũng có thể gọi vài loại chè bạn yêu thích thay vì nguyên mâm.
Theo chủ quán, chè mâm ở đây đã trải qua 3 thế hệ, được bán từ trước năm 1975. Khách tới quán chè mâm không chỉ có sinh viên, cả những người đi làm cũng thường xuyên ghé thưởng thức.
Theo 24h.com.vn
Cách làm chè trôi nước hoa quả vừa ngọt vừa ngon Chè trôi nước trắng tròn nhân đậu xanh truyền thống nay được biến tấu lại với vị ngọt mát của các loại rau củ và hoa quả - khiến cho món chè trôi nước càng thêm phần hấp dẫn, ngọt ngào! Cùng học cách làm chè trôi nước hoa quả vừa ngọt vừa ngon này nhé! Nguyên liệu làm chè trôi nước hoa...