“Chia sẻ áp lực, chắc tóc sẽ ít rụng hơn”
“Áp lực lớn lắm nhưng tôi cố gắng chia sẻ với 7 Phó Chủ tịch, với 63 Chủ tịch Mặt trận các tỉnh, 46 tổ chức thành viên. Nếu làm tốt việc hiệp đồng, chắc tóc cũng sẽ ít rụng hơn”- uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Nguyễn Thiện Nhân nói.
UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang hướng tới Đại hội lần thứ VIII (sẽ diễn ra từ ngày 25- 27/9 tại Hà Nội) với chủ đề “Đoàn kết, dân chủ, đổi mới và phát triển”. Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội cũng nhấn mạnh vấn đề dân chủ, đổi mới. Mặt trận đang kỳ vọng tạo ra những thay đổi đột phá sau một giai đoạn trầm lặng vừa qua?
Đoàn kết là nói lên chức năng của Mặt trận, tập hợp đoàn kết nhân dân trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh dân tộc, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Dân chủ là ở cả hai phía, trong hệ thống Mặt trận cũng phát huy dân chủ, phát huy sáng kiến của nhân dân từ cơ sở để có chương trình hoạt động hợp lý đồng thời hoạt động của Mặt trận, góp phần quá trình dân chủ trong xã hội. Về đổi mới, vừa phải đổi mới công tác Mặt trận, góp phần vào đổi mới của đất nước. Và phát triển, mặt trận cũng phải phát triển cùng góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là để giữ vững hòa bình, chủ quyền quốc gia, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và hạnh phúc.
Ông Nguyễn Thiện Nhân: “Hạnh phúc của người dân là thước đo sống của Mặt trận” (ảnh: H.Long).
Trong chủ đề này, vế phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là truyền thống và sức mạnh của chúng ta. Bên cạnh đó, nội dung lớn thứ 2 là giữ vững hòa bình chủ quyền quốc gia. Đó là những đòi hỏi hiện nay và trong thời gian tới. Nhà nước định mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” nhưng chúng tôi thêm “hạnh phúc”- “hạnh phúc” này là thước đo sức sống của mặt trận đối với cơ sở.
Dư luận cho rằng, thời gian qua, vị thế của mặt trận có phần giảm sút cho với giai đoạn trước, thời của Chủ tịch Phạm Thế Duyệt – nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị. Ngồi vào ghế Chủ tịch Mặt trận thời điểm này, cũng là một uỷ viên của Bộ Chính trị được TƯ Đảng giao nhiệm vụ phụ trách công tác Mặt trận, việc này có tạo ra áp lực đối với ông?
Chính thức thì cho đến thời điểm này, chưa có lúc nào, về mặt Đảng hay Mặt trận, nhận định rằng vị thế của mặt trận giảm sút so với trước. Tôi xin ghi nhận ý kiến này nhưng đúng là đánh giá chung như thế thì không có bởi vì vai trò của Mặt trận mỗi thời kỳ, giai đoạn một khác nhau. Giai đoạn trước khi có chính quyền, Mặt trận là nơi tập hợp toàn dân. Thời kỳ có chính quyền nhưng trong bối cảnh thời bao cấp lại khác, có chính quyền mà làm kinh tế thị trường cũng khác và có chính quyền mà giữa thời hội nhập quốc tế lại càng khác. Mỗi thời kỳ đều có đặc điểm mà công tác mặt trận cần cố gắng vươn lên để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Hiện tại, đúng là Mặt trận có nhiều thách thức nhưng cũng có những thời cơ. Chưa bao giờ vị trí của Mặt trận về mặt chính trị được đề cao như trong Hiến pháp hiện hành. Hiến pháp nói Mặt trận có quyền và có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Khi chúng tôi làm chức năng đó theo Hiến pháp, cơ quan liên quan phải ủng hộ, phải hỗ trợ làm nhiệm vụ của Mặt trận.
Ví dụ như lâu nay, tại các kỳ họp Quốc hội hàng năm, Mặt trận vẫn tập hợp ý kiến của hàng nghìn người dân các nơi gửi tới Quốc hội. Những vấn đề đó, suy cho cùng là liên quan công tác của các bộ, ngành. Tuy nhiên, thông thường, dù lãnh đạo Mặt trận có trình bày những vấn đề này trước Quốc hội thì cũng ít bộ ngành trả lời những ý kiến, kiến nghị của chúng tôi trước Quốc hội. Nhưng kỳ họp Quốc hội hồi tháng 6 vừa qua, tôi trình bày ý kiến, 6 vấn đề nhân dân, cử tri quan tâm, kiến nghị thì có 9 Bộ trưởng ký văn bản trả lời. theo tôi. Như vậy, sau khi Hiến pháp ra đời vào tháng 12 năm ngoái, các cơ quan đã nhận thức, thấy được trách nhiệm hơn. Chúng tôi thấy đó là thời cơ.
Việc Mặt trận mất vị thế trong xã hội, theo đánh giá của dư luận, có nhiều ý kiến cho là do vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận không được chú trọng, thể hiện rõ như trước đây?
Video đang HOT
Theo Hiến pháp, Mặt trận được giao trách nhiệm làm cơ quan giám sát, phản biện nhưng giám sát cái gì, khi giám sát người được giám sát phải hợp tác như nào, mình giám sát xong thì ai chế tài… Giải quyết việc Mặt trận Tổ quốc đi giám sát nhưng không chế tài được, tháng 12/2012, Bộ Chính trị có quyết định 127, 128 về cơ chế giám sát phản biện, quán triệt, khi Mặt trận đi giám sát rồi, đã chuyển chất vấn, kiến nghị cho chính quyền địa phương thì các cơ quan này phải trả lời. Không có cơ chế này, trước đây họ không trả lời Mặt trận cũng không ý kiến gì được.
Như vậy, nói một lần nữa, thách thức thì nhiều nhưng Mặt trận cũng có nhiều thời cơ để thực hiện được những điều nhân dân mong mỏi.
Có Mặt trận thì sức mạnh người dân được phát huy hơn, cùng một khoản tiền chi tiêu của đất nước như thế nhưng người dân được hướng dẫn hành động, phát huy sáng tạo thì hiệu quả cuối cùng tăng thêm nhiều mà không phải tốn thêm chi phí. Hiệu quả sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là như thế.
Có mặt trận, Đảng sẽ trong sạch hơn, vững mạnh hơn, chính quyền sẽ gần nhân dân hơn, hiệu quả hơn. Thể chế chính trị của chúng ta chỉ có một Đảng nhưng có Mặt trận.
Chúng tôi cũng xác định phải phấn đấu, dù chưa phải làm được nhiều nhưng hướng phấn đấu đã xác định cũng rất đáng phải suy nghĩ.
Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với PV Dân trí (ảnh: H.Long).
Cụ thể về áp lực đối với cá nhân ông với vai trò là Chủ tịch UB Trung ương MTTQ để làm sao tới đây, vị thế của Mặt trận được nâng lên tương xứng với sự thể hiện của Hiến pháp mới?
Áp lực lớn lắm chứ nhưng tôi cũng cố gắng chia sẻ áp lực với 7 Phó Chủ tịch còn lại nữa và cũng chia sẻ trách nhiệm với Chủ tịch MTTQ ở 63 tỉnh thành. Thực ra MTTQ ở cấp TƯ không làm trực tiếp hết với dân được đâu nhưng nếu có chương trình, có sáng kiến của 63 Chủ tịch MTTQ các tỉnh và sáng kiến của 46 tổ chức thành viên chia sẻ với Đoàn Chủ tịch, nếu làm tốt việc hiệp đồng, chắc tóc cũng sẽ ít rụng hơn (cười).
Trọng tâm chương trình hành động sắp tới của ông thế nào, Mặt trận sẽ ưu tiên vấn đề gì?
Trong ngắn hạn thì trọng tâm công tác của lãnh đạo Mặt trận nói chung và của tôi nói riêng là tiếp thu ý kiến đóng góp của các đoàn thể nhân dân và của Đảng để hoàn thiện báo cáo Chính trị tại Đại hội tới sao cho có chất lượng, trong đó có 5 chương trình hành động phải triển khai. Còn bước sau đó, ở cấp Trung ương, Mặt trận phải phối hợp với đoàn thể ở Trung ương triển khai các công tác. Ví dụ, có 5 nội dung giám sát đã thống nhất rồi, trong đó 3 nội dung đã ký, sẽ phải triển khai ngay. Việc này không dễ dàng chút nào vì triển khai giám sát ở cấp quốc gia là việc mới, Mặt trận chủ trương phải làm thí điểm, sau đó mới nhân rộng ra.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo (thực hiện)
Theo dantri
Kinh hoàng "viên bún mắm" 5.000 đồng pha nước dùng trăm bát phở
Để có được nồi nước phở, bún chỉ cần một viên bún mắm "Made in China" giá 5.000 đồng là nồi nước dùng bốc mùi thơm phức đủ chan nước cho hàng trăm bát phở.
Từ các loại gia vị cho các món lẩu, hương vị nướng, phẩm tạo màu cho đến thuốc biến thịt lợn thành thịt bò vẫn ngang nhiên bày bán tại các chợ vùng biên tỉnh Lạng Sơn. Điều đáng nói là tất cả các loại gia vị này đều có xuất xứ từ Trung Quốcnhưng lại không rõ ràng về nguồn gốc.
Những lọ ớt trộn xuất hiện ở khắp các quán ăn ở Lạng Sơn.
Dựng tóc gáy ở chợ "hóa chất" đủ món
Hiện nay, gia vị không rõ nguồn gốc chủ yếu được nhập lậu vào Việt Nam qua các đường tiểu ngạch biên giới với Trung Quốc. Chúng tôi đóng vai thương nhân đến các chợ biên giới Lạng Sơn để tìm mua các loại gia vị này. Chợ Giếng Vuông, TP. Lạng Sơn được coi là "thủ phủ" của các loại "gia vị Tàu". Chợ này bày bán đủ các loại mặt hàng gia vị Trung Quốc, từ hành củ, hành tây, tỏi, cà rốt cho đến các loại gia vị bột để kho tàu, bò kho, lẩu thái, canh chua, phở, bún bò Huế, hủ tiếu hay các loại dầu giấm và nước mắm pha sẵn. Các loại gia vị có đủ dạng viên, bột và nước. Giá các mặt hàng này thấp hơn rất nhiều so với những loại gia vị có nguồn gốc rõ ràng trong nước. Đơn cử như hành củ khô, hành tây, cà rốt, gừng... giá nhập khẩu chỉ khoảng 2.500 đồng/kg, tỏi 3.400 đồng/kg. Thương lái "nhập" vào bán ở nội địa thì những mặt hàng này đội giá lên gấp 2 - 3 lần.
Chị Hoàng Thị L. (chủ gian hàng tại "thủ phủ") cho rằng, để có được nồi nước phở, bún thì chỉ cần một viên bún mắm "Made in China" giá 5.000 đồng là nồi nước dùng bốc mùi thơm phức đủ chan nước cho hàng trăm bát phở. Ngoài hương liệu cho nồi nấu bún phở còn có đủ hương vị pha chế đồ uống. Đó là các gia vị pha chế nước uống như nước như chanh, sữa đậu, trà sữa, nước chanh dây, cam, ổi, dâu, bí đao, hương cúc, mía lau, trà xanh, rong biển cũng được làm giả, giá mỗi kg từ 60.000 đến 80.000 đồng. Không khó khăn gì để tìm mua sữa ngô được đựng trong vỏ chai nước lọc, dung tích 500ml và không có nhãn mác. "Dung dịch này có màu trắng đục, dậy mùi đặc trưng của sữa và ngô, đặc biệt là có vị ngọt đậm. Mỗi lít sữa ngô được bán với giá từ 35.000 - 40.000 đồng", vừa quảng cáo xong mặt hàng này, chị L. lại vào gian trong lấy ra một gói dạng bột. Chị bảo, đây là bột béo để nấu sữa đậu nành. Mỗi gói giá 100.000 đồng, nó được pha với sữa, đậu nành, đường cát và 25 lít nước là có ngay 25 lít sữa.
Theo chị L., cửa hàng chị còn cung cấp các loại hương vị tạo mùi thơm cho các món nướng, bột dạng chả cá. Gia vị loại này gồm có dạng bột và dung dịch. Dạng bột có màu trắng hoặc vàng, giá 30.000 - 80.000 đồng/100g; dạng dung dịch có giá 30.000 - 35.000 đồng/100g. Tất cả đều được đóng trong can hoặc bịch, không hề có nhãn mác.
Thuốc Bắc lẩu dùng để tạo hương vị cho nồi lẩu.
Khảo sát tại chợ đêm Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh..., PV phát hiện nhiều loại phẩm màu độc đáo như màu gạch tôm, tạo màu cho nem. Có những bột tạo màu được đựng trong những túi nilon, không ghi bất cứ nguồn gốc, xuất xứ. Mỗi túi phẩm màu có giá 15.000 đồng/kg có thể dùng để chế biến nhiều lần món ăn này. Ngoài ra, các loại "phụ gia lợn bò" có giá trung bình 140.000 đồng. Các chất phụ gia này được chế biến thành dạng kem đựng trong các túi nhỏ. "Cứ 1kg thịt lợn thành phẩm cần 2gram chất phụ gia "hương liệu bò". Sau khi tẩm ướp miếng thịt lợn qua chất phụ gia, đợi khoảng 30 phút để gia vị ngấm đều thì thịt lợn đã đổi màu nâu sậm. Màu sắc giống thịt bò hoàn toàn, khi ăn, nó cũng có hương vị bò, giống với vị bò bít tết. Ngoài vị bò còn có cả vị gà, vịt, cừu...", chị L. nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, người tiêu dùng ưa chuộng các loại mặt hàng này vì tiện dụng, giá rẻ và đem lại kinh tế cao. Được biết, tất cả các loại mặt hàng này được các tiểu thương vận chuyển đến khắp các tỉnh, thành trong cả nước tiêu thụ.
Tiết lộ rợn người về đầu ra của "thủ phủ gia vị"
Trong vai một thương lái chuyên cung cấp các loại gia vị độc đáo cho các quán ăn ở Hà Nội, tôi "bắt sóng" được với anh Lộc Văn D. chuyên phân phối hàng cho những "chân rết" ở khắp các tỉnh, thành. Anh D. thừa nhận: "Hầu hết các quán ăn, nhà hàng, quán phở đều sử dụng các loại gia vị này. Chúng được ưa chuộng vì có giá rẻ bằng 1/3, thậm chí 1/5 lần so với giá sản phẩm có nguồn gốc của Việt Nam. Hơn nữa những gia vị này có thể giúp cho thức ăn, nước uống có mùi vị bắt mắt, hương vị độc đáo, thu hút khách hàng.
Anh D. cho hay, đa số các loại gia vị này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, một số không ghi nguồn gốc và chưa qua kiểm duyệt vẫn được tuồn lậu vào Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng này đều được vận chuyển qua đường tiểu ngạch rồi phân phối về các tỉnh, thành. Theo anh D., khi hàng về Việt Nam dân buôn sẽ chọn những mặt hàng có thể bày bán tự do để đem giao khắp các chợ. Đối với những mặt hàng "nhạy cảm", đã bị phát hiện có chất gây ung thư như hương vị lẩu, thuốc biến thịt lợn thành thịt bò, thường bị quản lý thị trường kiểm tra rất gắt gao nên tiểu thương không bày ra sạp, chỉ khi người mua hỏi thì họ mới đem ra bán.
Xì dầu đóng thành từng can.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số gia vị kém chất lượng khi được tuồn lậu vào Việt Nam đã được phù phép, gắn nhãn mác. Bằng rất nhiều thủ thuật, mỡ lợn biến thành những can dầu ăn thực vật được chở bán cho các cơ sở với giá 160.000 đồng/kg. Dầu mỡ độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch, làm tim đập chậm, huyết áp tăng cao và là tác nhân gây ra các chứng bệnh ung thư nguy hiểm.
Mặc dù lực lượng chức năng đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn thực phẩm, gia vị bẩn. Tuy nhiên, do lợi nhuận quá lớn nên thương lái vẫn bất chấp luật pháp và sức khỏe của người tiêu dùng. Theo ông Phạm Công Anh, Chi cục phó chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lạng Sơn thì việc kiểm tra, kiểm soát các loại thực phẩm, gia vị không rõ nguồn gốc này tại Lạng Sơn vẫn là một việc khó, vì nhiều lý do. Trong khi đó, vẫn chưa thể phân định rõ danh mục quản lý giữa các ngành liên quan như y tế, nông nghiệp, công thương.
Bác sỹ Nguyễn Văn Lưu, chuyên khoa dinh dưỡng, bệnh viện đa khoa Lạng Sơn cho biết: "Riêng với những gia vị nhập lậu từ Trung Quốc, phần lớn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa chất. Nó đánh lừa vị giác, khứu giác, thị giác của người ăn chứ hoàn toàn không có giá trị về dinh dưỡng, chưa kể một số hóa chất có trong gia vị có thể gây ra nhiều chứng bệnh như ung thư, tiểu đường, viêm dạ dày, ruột, gan, thận... nếu ăn uống lâu dài".
Phát hiện chất gây ung thư
Cơ quan giám sát thị trường TP Thâm Quyến, Trung Quốc cũng đã phát hiện nhiều nguyên liệu nấu lẩu chứa hóa chất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư. Các chuyên gia cho hay, những chất này có thể gây ảnh hưởng đến gan và thận. Ngoài ra, ít nhất hai loại gia vị lẩu đóng gói sẵn bị phát hiện chứa chất nhuộm Rhodamine B có thể gây ung thư.
Theo Đời sống & Pháp luật
Chủ phà Sewol bị điều tra kinh doanh trái phép Cơ quan Giám sát Tài chính Hàn Quốc hôm nay bắt đầu điều tra chủ sở hữu phà chìm Sewol vì nghi ngờ kinh doanh ngoại hối trái phép và trốn thuế, trong khi hy vọng về người sống sót tắt dần. Số người chết hiện đã vượt 100, ước tính tổng số người thiệt mạng có thể lên đến 300 người. Ảnh:...