Chia nhỏ diện tích, nhà chung cư vẫn ế?
Trên thực tế tại Hà Nội nhiều nhà ở xã hội đang chào bán nhưng không lấp đầy. Dự án tại Khu đô thị Đặng Xá 1 (Gia Lâm) có 946 căn hộ, mở bán từ tháng 5/2011, đã hoàn thành xây dựng từ tháng 5/2012 nhưng đến nay, sau 15 đợt mở bán vẫn chưa bán hết.
Hàng loạt “ông lớn” bất động sản chuyển sang xây nhà ở xã hội – phân khúc bị “ghẻ lạnh” suốt thời gian thị trường sôi động. Tuy nhiên, chính khi còn trên giấy, các dự án nhà ở xã hội với diện tích nhỏ, giá thấp có nguy cơ đối mặt với việc tồn kho, như tình trạng nhà thương mại giá thấp hiện đang phải gồng lên chịu đựng.
Nếu giá căn hộ chung cư chỉ còn khoảng 10 triệu đồng/m2, hạ tầng ổn định, phù hợp, chính sách tín dụng hợp lý…, thị trường chung cư sẽ sôi động trở lại, và khách hàng sẽ không còn quan tâm nhiều tới căn hộ diện tích nhỏ
Đua nhau xây nhà ở xã hội
Công ty Vinaconex 2 vừa có đề nghị được chuyển đổi một tòa chung cư cao tầng thuộc dự án Khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ (Golden Silk) tại quận Hoàng Mai sang loại hình nhà ở xã hội.
Theo dự kiến, tòa nhà này sẽ được khởi công trong quý III tới và phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2015. Theo đó, tòa nhà A1 có quy mô 32 tầng sẽ được xây dựng thành nhà ở xã hội phục vụ cho các đối tượng chính sách.
Tòa nhà được xây dựng trên lô đất hơn 3.000 m2 với diện tích xây dựng đạt 1.022m2, bao gồm một tầng hầm dùng để ô tô, xe máy. Theo thiết kế, tầng 1 có chức năng văn phòng, thương mại và các dịch vụ cộng đồng. Từ tầng 2 đến tầng 32 thiết kế tổng số 372 căn hộ tiêu chuẩn, cung cấp cho người dân thủ đô 26.467 m2 nhà ở xã hội.
Như vậy, Vinaconex 2 là một trong số khoảng 20 chủ đầu tư đã có công văn đề xuất cụ thể và phương án chuyển đổi mục đích chung cư thương mại sang loại hình nhà ở xã hội.
Trong số đó, có những chủ đầu tư tên tuổi trên thị trường bất động sản Việt Nam như Vinaconex, Nam Cường, HUD… và nhiều dự án từng rất “hot” là Trung Văn mở rộng, AZ Thăng Long, Hưng Điền NewTown, Lilama SHB…
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong nhóm các dự án xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội, thành phố Hồ Chí Minh có 9 dự án, Hà Nội 7 dự án, Bình Dương 1 dự án và Đồng Nai 1 dự án. Hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang thực hiện lên phương án chuyển đổi để đề xuất với cơ quan chức năng.
Các chuyên gia cho rằng, đầu tư vào nhà ở xã hội đột nhiên thành “mốt” bởi vì sẽ nhận được nhiều ưu đãi từ Chính phủ trong hoàn cảnh thua lỗ, khó khăn.
Video đang HOT
Theo đó, việc đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nhà ở xã hội sẽ được giảm 50% thuế suất thuế GTGT, áp dụng thuế suất thuế thu nhập DN 10%, nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán sản phẩm, được vay vốn với lãi suất thấp thời hạn dài…
Người thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cũng sẽ nhận được nhiều ưu đãi khi vay tiền ngân hàng để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Thu nhỏ diện tích – có phải yếu tố tiên quyết?
Nhà ở xã hội nói riêng, nhà giá thấp nói chung, đều đặt yếu tố an sinh lên trên mục đích thương mại, dù vẫn đảm bảo quyền lợi tối thiểu của doanh nghiệp. Vì đối tượng được nhắm tới cũng là những người có mức thu nhập rất chừng mực, cho nên nhà quản lý yêu cầu DN làm căn hộ diện tích nhỏ để giảm giá.
Chưa bàn đến việc căn hộ 25 – 30m2 phải đối mặt với những yêu cầu pháp lý, ở đây chỉ nói tới liệu căn hộ nhỏ tới 25 – 30m2 có nên tiếp tục được xây dựng nữa hay không.
Thực tế thị trường cho thấy, để hàng hóa bất động sản tăng tính thanh khoản, không thể chỉ trông chờ vào việc thu nhỏ diện tích căn hộ nhằm giảm giá thành sản phẩm.
“Thực tế cho thấy, nhiều khu đô thị ế hàng, không phải chỉ do giá thành sản phẩm quá cao, mà còn hạ tầng xã hội ở khu vực đó quá kém” – một lãnh đạo Tổng công ty xây dựng lớn khu vực Hà Nội bình luận – “Có những khu đô thị xây 10 năm rồi chưa có trường học. Ngay như những dự án nhà ở xã hội được quảng bá truyền thông rộng rãi với khuôn viên đẹp và giá thành dễ chịu cũng không thu hút được nhiều người vào ở, một trong những nguyên nhân chính là hạ tầng xã hội ít ỏi”.
Nhiều gia đình tính toán thiệt hơn của việc mua một căn hộ giá rẻ và chuyện chi phí lớn trước có thể phát sinh cho học hành, đi lại… để đành gác lại một bên mong ước có nhà ở.
Trên thực tế tại Hà Nội nhiều nhà ở xã hội đang chào bán nhưng không lấp đầy. Dự án tại Khu đô thị Đặng Xá 1 (Gia Lâm) có 946 căn hộ, mở bán từ tháng 5/2011, đã hoàn thành xây dựng từ tháng 5/2012 nhưng đến nay, sau 15 đợt mở bán vẫn chưa bán hết. Khu đô thị Đại Mỗ (Từ Liêm) gồm hai nhà chung cư CT1 và CT2 có 124 căn hộ, diện tích mỗi căn hộ từ 52,9m 2 đến 68,9m2 cũng tương tự.
Các chuyên gia cho rằng, nếu không tính toán kỹ mà cứ đầu tư theo phong trào thì nhà ở xã hội cũng rất dễ bị tồn kho giống như nhà ở thương mại hiện nay bởi không phải người dân không có nhu cầu mà là không phù hợp với nhu cầu của họ.
Theo Dantri
500 triệu sẽ mua được nhà ở xã hội?
Theo quan điểm của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: "Giá nhà ở xã hội mà 1 tỷ đồng thì quá cao, chỉ khoảng 500 triệu ở Hà Nội, với căn 50m2 thôi".
Trong phiên giải trình trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội sáng nay (24/1), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định: Thời gian tới, nhà ở xã hội sẽ thấp hơn giá thành nhà ở thương mại cùng loại.
Nhà ở xã hội sắp rẻ
Theo lý giải của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, giá nhà ở xã hội sẽ rẻ hơn nhà ở thương mại bởi lẽ: nhà thương mại phải cộng thêm tiền sử dụng đất, tiền thuế, cũng như lãi suất ngân hàng cao hơn. Trong khi đó, nhà ở xã hội đã được Nhà nước đã hỗ trợ, quản lý khung giá, chỉ cho các doanh nghiệp có 10% lợi nhuận...
Bộ trưởng Dũng cho rằng, việc quan trọng nhất hiện nay là điều chỉnh tiêu chí cho người có thu nhập thấp có thể mua được nhà.
Nhà ở xã hội sẽ rẻ hơn nhà ở thương mại trong thời gian tới (ảnh minh họa)
Theo đó, một trong những biện pháp Bộ trưởng đưa ra là Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt gói tái cấp vốn hoặc các địa phương hỗ trợ vốn vay thì người nghèo sẽ có nhà ở.
"Giá nhà ở xã hội mà 1 tỷ đồng thì quá cao, chỉ khoảng 500 triệu ở Hà Nội, với căn 50m2 thôi. Ngân hàng nhà nước hỗ trợ lãi suất cho vay từ 3-6%/năm thì mới mua được", ông Dũng tập trung nhấn mạnh đề xuất với Ngân hàng Nhà nước.
Theo Bộ trưởng Dũng, nếu Ngân hàng Nhà nước chấp thuận giải pháp hỗ trợ lãi suất, không cần chờ thời gian chứng minh, cũng có thể khẳng định phân khúc nhà ở xã hội sẽ ấm hơn, người nghèo sẽ có nhà ở, giảm khó khăn của thị trường BĐS, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế.
"Cứu" BĐS: cần thiết nhưng rất khó
Rất kỳ vọng vào phân khúc nhà ở xã hội sẽ ấm lên nếu có Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ lãi suất, nhưng khi bị "truy" về việc làm sao phá băng được thị trường BĐS nói chung, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn: "Việc tháo gỡ là cần thiết nhưng rất khó".
Đồng ý với những giải pháp mà Bộ trưởng Dũng đưa ra nhằm phá băng thị trường BĐS, nhưng đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm, ủy viên Ủy ban Kinh tế tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của các giải pháp này bởi, ông Kiêm cho rằng: "Từ trước đến nay các giải pháp luôn đúng, chủ trương rất hoàn chỉnh nhưng liệu các giải pháp ấy có đủ để làm tan "cục máu đông chưa? Số liệu về tồn kho đã đầy đủ chưa?"
Đại biểu Kiêm tiếp tục thắc mắc, việc giải quyết tồn kho BĐS cũng chỉ ở phần ngọn, phần gốc là hướng phát triển tiếp theo cho thị trường sẽ ra sao vì "giải quyết được cục máu đông nhưng thành mạch vẫn xơ vữa, mỡ máu vẫn cao thì chẳng mấy chốc lại hình thành những cục máu đông khác bít đường luân chuyển. Bộ trưởng làm sao để chặn được đầu cơ, vống giá tồn tại như vừa qua thì mới lành mạnh được mạch máu, giúp cơ thể khỏe mạnh", ông Kiêm ví von.
Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, sản phẩm BĐS có đặc thù là phải đầu tư dài, với lượng vốn lớn. Nếu thị trường này đóng băng có nghĩa là khối lượng vốn rất lớn không được luân chuyển làm nền kinh tế trì trệ, khó khăn.
Nhận thức rõ việc tháo gỡ thị trường BĐS là rất cần thiết, tuy nhiên Bộ trưởng Dũng cho biết: "Tháo gỡ là cần thiết nhưng rất khó. Chúng tôi đang cố gắng làm việc này. Hy vọng tháo gỡ từng bước chứ không thể ngay được", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Việc gỡ "băng" BĐS cần nhiều thời gian (ảnh minh họa)
Nói về số liệu tồn kho đã đưa ra, ông Dũng cho biết số liệu cũng chỉ là một phần, bởi lượng tồn còn nhiều nhưng chưa được báo cáo.
Tuy nhiên, ông Dũng tự tin cho rằng, số liệu đó đã đủ cơ sở để Bộ đề ra các giải pháp tháo gỡ.
Tỏ ra không mấy tin tưởng các giải pháp được Bộ Xây dựng đưa ra sẽ giải quyết nhanh "cục máu đông", đại biểu Đỗ Văn Đương nghi ngại: "Các giải pháp chủ yếu mang tính chất đông y-chầm chậm kéo dài. Trong khi cơ thể đang ốm yếu kéo dài, không giải quyết nhanh sẽ rất nguy hiểm".
Đồng thời, đại biểu Đương cũng chất vấn thêm: Tổng các giải pháp đưa ra có đạt được 70-80% hiệu quả không? Nếu chỉ có 10-20%, rõ ràng là không hiệu quả.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng đây là câu hỏi rất khó bởi thị trường BĐS không phải chỉ có một ngành giải quyết được mà cần nhiều hơn nữa các giải pháp quản lý của Nhà nước.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, các nhóm giải pháp được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đưa ra là: ưu tiên xử lý nợ xấu có tài sản bảo đảm bằng BĐS; Bộ Xây dựng đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện miễn, giảm thuế đối với một số loại hình BĐS; sẽ sửa các luật liên quan theo hướng mở rộng đối tượng và điều kiện mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; chuyển đổi, cơ cấu lại các dự án, chuyển sang làm nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp...
Theo 24h
Đấu giá quyền thuê diện tích kinh doanh tại nhà tái định cư xã hội UBND TP.Hà Nội vừa ban hành quy chế đấu giá quyền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư và nhà ở xã hội được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn TP.Hà Nội. Theo đó, phần diện tích kinh doanh dịch vụ tổ chức đấu giá là phần diện tích...