Chìa khóa giúp châu Á-Thái Bình Dương phát triển, tăng trưởng nhanh?
Nhà kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, cho biết để phát triển, châu Á đã đầu tư 2,1% tổng GDP vào công tác nghiên cứu và phát triển nhưng có sự khác biệt lớn ở mỗi quốc gia.
Tăng cường đổi mới, sáng tạo hơn nữa sẽ giúp tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương nhanh hơn và toàn diện hơn.
Đây là chủ đề của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2020 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 3/4.
Theo ông Sawada, có 5 xu hướng đổi mới chính là hệ thống giáo dục đầy đủ, tinh thần khởi nghiệp đổi mới, cơ chế thuận lợi, thị trường vốn sâu rộng hơn và các thành phố năng động có sự kết hợp giữa các trường đại học nghiên cứu và các doanh nghiệp tiên tiến.
Trong 5 thập kỷ qua, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành trung tâm tri thức và đổi mới toàn cầu với tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tăng từ 22% năm 1966 lên 40% trong năm 2017.
Theo báo cáo, khu vực này cũng là nơi có nhiều nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Tuy nhiên, sự đổi mới ở phần còn lại của khu vực vẫn còn chậm chạp hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến.
Báo cáo cho thấy các quốc gia có xu hướng đổi mới, sáng tạo hơn thì nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.
Video đang HOT
Các nền kinh tế có thu nhập trung bình ở châu Á-Thái Bình Dương đã tăng lên mức có thu nhập cao như Hàn Quốc, đã chi mạnh cho công tác đổi mới vốn được coi là yếu tố quan trọng nhằm tăng năng suất. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ở các quốc gia này cao gấp 3 lần các nước cùng nhóm.
Ngoài ra, báo cáo cũng nhấn mạnh đổi mới góp phần tăng trưởng toàn diện hơn và bền vững hơn đối với môi trường trong khu vực.
Theo báo cáo, đổi mới bền vững đòi hỏi một lực lượng lao động có học thức và có chuyên môn.
Cụ thể, hệ thống giáo dục cơ bản cần kết hợp kỹ năng mềm và cứng như giữa khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học với việc học để thúc đẩy tư duy, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Báo cáo nhấn mạnh việc đào tạo tại chỗ cũng rất quan trọng, các công ty tổ chức đào tạo nhân viên có nhiều khả năng đổi mới hơn các doanh nghiệp không làm điều này, tỷ lệ là cao hơn 12 điểm phần trăm.
Tiếp cận thị trường vốn và đặc biệt là thị trường chứng khoán, được coi là chìa khóa của đổi mới tài chính.
Các chính phủ có thể đóng vai trò lớn trong việc nghiên cứu và phát triển tài chính.
Báo cáo kết luận rằng không có “đường tắt” để đạt được các xã hội đổi mới trong khu vực mà phải xây dựng nó bằng nhiều công sức trong thời gian dài./.
Trần Quyên
Tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á sẽ giảm mạnh
Báo cáo đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ ở mức 2,2% trong năm nay, so với mức dự báo 5,5% được ADB đưa ra vào tháng 9/2019.
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo báo cáo "Triển vọng phát triển của châu Á" công bố ngày 3/4 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực này trong năm 2020 sẽ giảm mạnh do những tác động của dịch viêm đường hô hấp COVID-19, trước khi phục hồi vào năm 2021.
Báo cáo đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ ở mức 2,2% trong năm nay, so với mức dự báo 5,5% được ADB đưa ra vào tháng 9/2019.
Theo báo cáo của ADB, tốc độ tăng trưởng sẽ phục hồi lên mức 6,2% vào năm tới, với giả định dịch bệnh sẽ được kiểm soát và các hoạt động trở lại bình thường.
Trừ các nền kinh tế công nghiệp hóa mới là Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), báo cáo của ADB dự báo mức tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á chỉ đạt 2,4% trong năm 2020, so với mức tăng 5,7% trong năm 2019, trước khi phục hồi ở mức 6,7% vào năm 2021.
Theo nhà kinh tế trưởng của ADB, Yasuyuki Sawada, diễn biến của dịch bệnh đã khiến triển vọng kinh tế của khu vực và toàn cầu trở nên bất trắc, với tốc độ tăng trưởng có thể sụt giảm và đà phục hồi chậm hơn so với các dự báo hiện nay.
Dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực giảm mạnh chủ yếu là do môi trường bên ngoài xấu đi, với tăng trưởng trì trệ hoặc rơi vào vùng âm ở các nước nền kinh tế lớn như Mỹ, Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Nhật Bản.
Một số quốc gia xuất khẩu hàng hóa và dầu mỏ như các nước ở Trung Á sẽ chịu tác động mạnh khi giá hàng hóa giảm mạnh.
Báo cáo nhận định tất cả các khu vực ở châu Á sẽ suy giảm tăng trưởng trong năm nay, do nhu cầu toàn cầu yếu, và ở một số nền kinh tế là do các chính sách kiểm soát dịch bệnh ở trong nước.
Các khu vực có nền kinh tế mở hơn như Đông và Đông Nam Á, hay nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch như Thái Bình Dương, sẽ chịu tác động mạnh. Hoạt động kinh tế ở khu vực Thái Bình Dương được dự báo giảm 0,3% trong năm nay, trước khi tăng 2,7% vào năm tới.
Kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 4% trong tài khoá 2020 (kết thúc ngày 31/3/2021), do môi trường toàn cầu không thuận lợi và những nỗ lực kiểm soát dịch ở nước này.
Dự báo trên được đưa ra với giả định dịch COVID-19 sẽ được đẩy lùi và các hoạt động kinh tế được khôi phục hoàn toàn vào quý 2 của tài khóa 2020. Trong tài khóa 2021, kinh tế nước này được dự báo tăng trưởng 6,2%, nhờ những cải cách mà chính phủ thực hiện.
Báo cáo cũng cập nhật đánh giá tác động kinh tế của dịch COVID-19 đối với các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và các lĩnh vực của nền kinh tế.
Theo báo cáo của ADB, thiệt hại trên toàn cầu do dịch bệnh có thể vào khoảng 2.000-4.100 tỷ USD, tương đương khoảng 2,3-4,8% GDP toàn cầu.
Tuy nhiên, ADB cũng cho rằng việc tăng cường đổi mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương nhanh hơn và bao trùm hơn.
Theo ông Sawada, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á đã đầu tư 2,1% GDP cho nghiên cứu và phát triển, nhưng mức đầu tư khác nhau ở mỗi nước.
Báo cáo cho biết trong năm thập kỷ qua, châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành trung tâm lớn của toàn cầu về đổi mới và tri thức, với tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trong tổng mức đầu tư toàn cầu tăng từ 22% vào năm 1966 lên 40% vào năm 2017./.
Lê Minh
Đời sống kinh tế sau Covid-19: Bài học từ đại dịch Cái Chết Đen Nhiều bài học thế giới có thể rút ra từ đại dịch Cái Chết Đen đã từng xóa sổ 60% dân số châu Âu để lường trước cuộc sống kinh tế sau đại dịch Covid-19. Tờ Economic Times cho rằng, thế giới có thể rút ra nhiều bài học từ đại dịch Cái Chết Đen (Back Death) - bệnh dịch hạch đã từng...