“Chia khó với Nhà nước, nhưng cần tăng lương ở mức hợp lý”
Với tình hình kinh tế khó khăn, thì cần chia sẻ với Nhà nước khi phải cân đối các nguồn thu – chi. Tuy nhiên, vẫn cần phải thực hiện tăng lương cho CCVC năm 2013 với một mức tăng hợp lý, để vừa đảm bảo đời sống của công chức, vừa đảm bảo nguồn chi được đủ và kịp thời.
Vẫn cần phải thực hiện tăng lương cho CCVC năm 2013 với một mức tăng hợp lý, để vừa đảm bảo đời sống của công chức, vừa đảm bảo nguồn chi được đủ và kịp thời.
Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch ngân sách 2013″- được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16.10, cho biết: Dự toán chưa thể bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình trong năm 2013, khiến tôi không khỏi giật mình. Nếu đề xuất này được đồng tình thông qua (tức là không tăng lương trong năm 2013 đối với cán bộ, công chức) thì dưới góc độ chuyên gia, tôi không đồng tình với phương án này.
Trong quan hệ lao động trên thị trường thì tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và tiền lương tháng của họ chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn trong tổng thu nhập hằng tháng của họ. Tuy nhiên đối với cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt là công chức) thì tiền lương tháng của công chức là nguồn thu nhập chính và chủ yếu đối với họ, đặc biệt là đối với lực lượng công chức trẻ dưới 40 tuổi hiện nay.
Thực tế đối tượng hưởng lương và trợ cấp ngày càng tăng, tổng quỹ lương và trợ cấp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi ngân sách, nhưng các mức lương tính theo chế độ của công chức lại quá thấp, chưa đủ sống (nhân viên khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng, tốt nghiệp đại học khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng, bộ trưởng khoảng 10,18 triệu đồng/tháng). Tiền lương thấp và chưa phải là nguồn thu nhập chính của công chức kéo dài trong suốt những năm qua đã gây ảnh hưởng tiêu cực phần nào đến các hoạt động công vụ, chưa góp phần phòng – chống tham nhũng, chưa tạo động lực để công chức toàn tâm toàn lực với công việc…
Video đang HOT
Cần xác định rõ công chức cũng là một bộ phận của thị trường lao động, do đó mức lương thấp nhất của công chức không thấp hơn mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng 1 thì mức lương tối thiểu là 2 triệu đồng/tháng vùng 4 là 1,4 triệu đồng/tháng). Mặt khác, công chức chủ yếu sống bằng tiền lương, trình độ đào tạo của công chức cao hơn so với đội ngũ lao động trong xã hội và đòi hỏi trách nhiệm cao trong hoạt động công vụ.
Vài năm trở lại đây, công chức được điều chỉnh tăng lương trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt, khả năng chi trả của ngân sách và các yếu tố khác để Chính phủ xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Từ 1.5.2012 áp dụng thực hiện mức lương tối thiểu chung là 1,050 triệu đồng/tháng. Xét về đời sống của cán bộ, công chức, nếu như mức lương tối thiểu chung không tăng trong năm 2013 thì tiền lương thực tế của công chức sẽ giảm đáng kể bởi chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2012 tăng 9,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2011 (theo nguồn Tổng cục Thống kê), điều này khiến họ phải thắt chặt chi tiêu của mình và sẽ tác động tiêu cực đến chi tiêu, đời sống sinh hoạt hằng ngày của công chức và khiến cho cầu chi tiêu của cả nước giảm theo.
Với thách thức đó thì thiết nghĩ, mức lương tối thiểu của khu vực nhà nước cần được điều chỉnh tăng trong năm 2013 dần tiếp cận, đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu và giảm bớt độ dãn cách giữa mức lương tối thiểu khu vực nhà nước và mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp vừa đảm bảo đời sống thực tế của người lao động được nâng cao, tăng cầu chi tiêu, tác động tích cực đến sự tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế năm nay khó khăn, để chia sẻ với Nhà nước thì cần xem xét mức tăng nào là hợp lý để vừa đảm bảo đời sống của công chức được nâng cao, vừa đảm bảo nguồn chi được đủ và kịp thời.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc cân đối nguồn chi lương ngân sách khi điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, đảm bảo đời sống của công chức. Về trước mắt và lâu dài trong giải pháp tạo nguồn, thì Nhà nước cần can thiệp và tăng cường các hoạt động giám sát giá cả các mặt hàng thiết yếu để tình hình lạm phát được kiểm soát, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên ngoài lương… đối với khu vực sự nghiệp công cần xem xét và thực hiện cải cách mạnh mẽ nhằm tăng tính tự chủ về tài chính và giảm số đơn vị sự nghiệp lệ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Nguyên Viện trưởng Viện KHLĐXH (Bộ LĐTBXH) – ông Nguyễn Hữu Dũng: “Dừng tăng lương, người hưởng lương ngân sách sẽ không đủ sống”. Nếu việc tăng lương dừng lại thì hệ lụy sẽ rất lớn, vì đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho phát triển KTXH và an sinh xã hội do vậy người hưởng lương phải sống được bằng lương. Về vấn đề phương án mà Bộ Tài chính đưa ra, theo tôi, đây là theo tính toán cũ, không hợp với chính sách cải cách tiền lương vì hiện nay tốc độ tăng lương vẫn thấp hơn dự kiến, nếu không tăng lương thì khoảng cách lương giữa khối HCSN và DN chênh nhau rất lớn và như vậy, người hưởng lương ngân sách sẽ không đủ sống. Không tăng lương thì sẽ không đảm bảo yêu cầu của lộ trình, vì trong đề án trình Chính phủ đã có đề án về tạo nguồn và đã được Chính phủ chấp nhận, nếu điều chỉnh vẫn thực hiện tốt lộ trình, không phải là bất khả kháng, vấn đề là nên điều chỉnh chi tiêu công và đầu tư phát triển. Hiện nay, khối HCSN (những người hưởng lương ngân sách) đang có mức lương khởi điểm rất thấp, chưa bằng mức lương tối thiểu của LĐ giản đơn làm việc ở vùng khó khăn nhất (vùng IV) là 1.400.000đ/người/tháng, trong khi đó công chức là 1.050.000đ/người, cộng thêm 25% phụ cấp cũng không bằng vùng thấp nhất. Ngoài ra, theo tính toán thì tăng lương không ảnh hưởng đến giá cả thị trường, việc ảnh hưởng đến giá cả là do giá xăng dầu, giá điện, gas… Do vậy, việc tăng lương cơ bản theo lộ trình không ảnh hưởng đến kinh tế. Muốn làm gì thì làm, lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu tối thiểu của NLĐ, vì từ trước đến nay mức lương chỉ đảm bảo được 60% mức sống của NLĐ.
Theo laodong
Giá cả tăng, sinh viên bươn chải làm thêm
Việc giá cả mọi thứ tăng liên tục như hiện nay khiến cho khoản trợ cấp từ phía gia đình không đủ trang trải cho sinh hoạt và học tập tại thủ đô của các sinh viên. Cũng vì vậy mà không ít sinh viên phải tất tả làm thêm kiếm tiền.
Năm trước, cô học trò nghèo vùng cao Đỗ Minh Phương - sinh viên ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phấn khởi với niềm vui được đến với giảng đường đại học. Giờ đây, sau một năm lên thủ đô học đại học, Phương lúc nào cũng bận rộn vừa học, vừa làm thêm để lấy tiền trang trải cuộc sống đắt đỏ. Phương tâm sự: "Em quê ở Tuyên Quang, bố mẹ làm nông nên việc em xuống Hà Nội học là thêm gánh nặng. Vì vậy, bây giờ một buổi lên lớp học, còn một buổi em đi bán hàng quần áo. Mỗi tháng em làm đủ ngày thì được 1 triệu rưỡi. Số tiền này em góp thêm vào số tiền bố mẹ cho để trang trải việc học". Phương cũng cho biết lớp của em có gần một nửa SV đi làm thêm. Người thì bán hàng, người làm bưng bê quán cơm, bán sim thẻ điện thoại...
Nguyễn Thị Hoài - SV Trường ĐH Ngoại ngữ làm thêm bằng việc phát tờ rơi.
Trong khi đó, bạn Trần Hữu Phú - SV Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: "Sở dĩ nhiều SV phải vất vả làm thêm vì số tiền bố mẹ cho không đủ trang trải cho ăn ở, học hành. Nếu như trước đây với 10 ngàn đồng, SV có thể mua suất cơm bình dân nhưng bây giờ mang số tiền đó ra quán ăn không mua được nửa hộp. Bây giờ 1 suất cơm cũng phải mất 25 đến 30 ngàn đồng. Không chỉ thế mà giá nhà trọ, điện nước đều tăng nên khiến cho nhiều SV buộc phải làm thêm kiếm sống, trang trải phần nào cuộc học tập sinh hoạt nơi thủ đô".
Ngoài giờ học, Trần Hữu Phú - SV Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội làm thêm với việc dán điện thoại trước cổng trường ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội.
Lao vào vòng xoáy của cuộc sống mưu sinh dã khiến cho không ít SV xem làm thêm là công việc chính hơn cả việc học. Thấy cứ làm nhiều vừa năng động, vừa tư duy nhanh nhẹn mà lại có tiền nên không ít bạn SV ưu tiên việc làm thêm hơn cả việc đến lớp, trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết như tin học, ngoại ngữ... Bạn Nguyễn Thị Hoài - SV Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tâm sự: "Ai cũng biết bây giờ giỏi kỹ năng tin hoc là chìa vàng để tìm việc, thế nhưng nhiều SV bận làm thêm cũng tự an ủi mình Thôi kiếm nhiều tiền sau này học sau. Bây giờ học làm sao thi đừng trượt mà lấy bằng là tốt rồi".
Mỗi ngày sau mỗi buổi học, nhiều SV lại bươn bả đi làm thêm, mỗi người một công việc khác nhau. Không ít SV chọn xe buýt là phương tiện di chuyển nên thông thường, dù đã 10g30 buổi tôi nhưng chuyến buýt cuối cùng vẫn chật ních người. Hầu hết những người ngồi trên xe là SV đi làm thêm. Trong lúc ngồi trên xe buýt, người chợp mắt ngủ, người trò chuyện với những người bạn xung quanh. Những chuyện mà chúng tôi nghe thấy nào là công việc của một ngày làm như thế nào, lương bao nhiêu, có vất vả không... Với những câu chuyện cứ vọng bên tai đã khiến tôi tò mò bắt chuyện với Nguyễn Thị Tâm SV Trường CĐ Du lịch Hà Nội. Tâm kể: "Vất vả lắm anh ạ! Bọn em làm bưng bê ở quán ăn quần quật từ 2h chiều đến 10h đêm, lương cũng chỉ 1,7 triệu đồng. Thuê nhà cũng chỉ để ngủ thôi. Sáng 6h chúng em đã đi học. Tối 11h mới về nhà trọ Tắm rửa giặt giũ, mệt xoài rồi đi ngủ luôn. Một tuần cố gắng lắm may ra cũng dậy sớm được một buổi để ngó qua sách vở. Thương bố mẹ ở quê vất vả cả ngày ngoài đồng mà chẳng có tiền nên chúng em phải đi làm thêm đỡ phải xin tiền bố mẹ".
Tuấn Đức
Theo dân trí
Các nhà giáo nghỉ hưu cần sự công bằng trong đối xử "Các nhà giáo nghỉ hưu cần sự công bằng trong đối xử và sự trân trọng chứ không cần một sự thương hại để làm cái việc bố thí phi đạo lý" - TS Nguyễn Tùng Lâm bức xúc chia sẻ về dự thảo trợ cấp cho giáo viên nghỉ hưu. Ngay sau khi đọc được bản dự thảo trợ cấp cho giáo...