Chỉ với một câu nói, nghệ nhân ẩm thực Đoàn Thu Thủy 2 lần khiến MXH dậy sóng: Tôi không mong con trả hiếu lúc về già
“Tôi không đặt bất cứ gánh nặng trách nhiệm nào lên đôi vai bé nhỏ của con mình, cũng không mong con trả hiếu nuôi dưỡng lúc tuổi già. Khi yêu con, mình sẽ nghĩ cho con chứ không còn nghĩ cho bản thân mình nữa”.
Không chỉ nổi tiếng với danh xưng Nghệ nhân Ẩm thực, chủ sở hữu của 3 nhà hàng rất có tiếng tăm ở Sài Gòn, Giám đốc điều hành của một công ty về vận tải biển, Đoàn Thu Thủy còn được nhiều người, nhất là các bậc phụ huynh biết đến nhờ vào những bài viết dạy con cực kỳ sâu sắc trên mạng xã hội. Trên trang cá nhân, hầu như những bài viết nào xoay quanh đề tài này của chị cũng nhận được sự quan tâm rất lớn, thậm chí có khi còn gây bão mạng.
Mới đây, chị Thủy đã chia sẻ lại một trong những bài viết cực kỳ nổi tiếng của mình từng khiến bao người xôn xao 2 năm về trước như một kỷ niệm khó quên. Và thật bất ngờ, bài viết dạo ấy tưởng như đã cũ nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị ban đầu bằng chính nội dung thuộc chủ đề bất hủ của nhiều gia đình Việt: Sinh con ra để làm gì?
Toàn bộ bài viết của chị Thu Thủy có nội dung như sau:
“Nhiều người nghĩ rằng sinh con ra để nối dõi tông đường, để phụng dưỡng lúc tuổi già hay có người thờ phượng nhang khói lúc qua đời. Tôi không nghĩ thế. Tôi nghĩ đón một đứa con đến với cuộc đời này là nhân duyên, là báu vật được ơn trên ban tặng. Tôi không đặt bất cứ gánh nặng trách nhiệm nào lên đôi vai bé nhỏ của con mình, cũng không mong con trả hiếu nuôi dưỡng lúc tuổi già. Tôi chỉ mong muốn mình nuôi dưỡng, dạy bảo con nên người, mong con sống tử tế, có trách nhiệm với bản thân và xã hội… Vậy là đủ.
Tôi nghĩ khi tôi già, khi con đã trưởng thành, tôi sẽ chuẩn bị hành trang để mình sống những tháng ngày đẹp đẽ nhất của cuộc đời, sống chậm lại, đọc sách, viết truyện hay học vẽ học đàn… Học những thứ mà lúc trẻ mình không có cơ hội học. Khi già nữa, không còn tự chăm sóc cho bản thân mình được nữa thì sẽ chọn một viện dưỡng lão thật đẹp, đầy đủ tiện nghi vào đó để có người chăm sóc, vui với các bạn già…
Và khi qua đời, tôi muốn con tôi rải tro ra biển – thân cát bụi trở về cát bụi. Tôi không muốn con mình mỗi năm phải có trách nhiệm viếng mộ hay lên chùa thăm hũ tro cốt vô tri vô giác.
Thương nhớ chỉ là trong tâm tưởng. Có người bạn là bác sĩ phản đối cách nghĩ của tôi, anh nói phải để con ghi nhớ công ơn dưỡng dục của mình, phải xây mộ để mỗi năm con cái quây quần tưởng nhớ. Tôi nói con mình bây giờ có 2 đứa, mỗi đứa có thể sau này sống mỗi nước khác nhau, có những công việc khác nhau, mình sẽ làm khó con nếu ngày giỗ vì bận rộn con không về được, con sẽ áy náy trong lòng.
Tôi quan niệm gia tài để lại cho con là kiến thức, là những giá trị tinh thần chứ không phải vật chất. Và tôi biết, tình yêu với con cái là tình yêu vô điều kiện, yêu thương không cần báo đáp. Và khi yêu con, mình sẽ nghĩ cho con chứ không còn nghĩ cho bản thân mình nữa”.
Quả thật, bài viết chị Đoàn Thu Thủy sau 2 năm vẫn còn thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người cũng không có gì lạ, bởi chị đã bàn đến một đề tài muôn thuở nhưng lại chia sẻ thêm góc nhìn cá nhân của mình, được đúc kết thông qua quá trình làm mẹ đơn thân bao năm, cũng như là từng ấy năm trao cho con tình yêu, trách nhiệm, quan sát con lớn lên, trưởng thành bước vào đời. Cũng có thể, bài viết của chị gây xôn xao dư luận bởi nó đi ngược lại với suy nghĩ của nhiều người giống như chị đề cập từ đầu.
Bài viết của chị Đoàn Thu Thủy còn làm nhiều bậc phụ huynh giật mình nhìn lại, suốt quá trình nuôi dạy con cái, dù trao cho con hết tất cả tình yêu thương nhưng có khi nào mình đã trở nên ích kỷ vì đặt quá nhiều kỳ vọng lên vai con hay không.
Đôi khi sự kỳ vọng và hy sinh của các bậc phụ huynh nếu không trao cho con đúng cách, nó sẽ trở thành một món nợ. Cha mẹ là chủ nợ, con cái là con nợ. Phụng dưỡng cha mẹ khi về già, thờ phượng nhang khói khi cả 2 qua đời chính là cách trả nợ. Hành động không xuất phát từ sự tự nguyện và tình yêu mà chỉ ràng buộc bằng một thứ trách nhiệm nhàn nhạt đội lốt “đạo hiếu”, liệu có phải là thứ mà các bậc phụ huynh mong muốn hay không?
Có lẽ câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay sau khi những người làm cha, làm mẹ tìm được câu trả lời cho câu hỏi trước đó từ sâu thẳm trái tim mình: Sinh con ra để làm gì?
Theo Helino
Khi chúng ta già, chỉ cần được ngồi với nhau thế này thôi, mọi gánh nặng cuộc đời coi như tan biến
Đâu chỉ riêng cánh đàn ông mới biết bài bạc đen đỏ, phụ nữ nhất là những ai có đam mê thì tuổi tác cũng chỉ là con số mà thôi
Mời các bạn xem đoạn clip:
Có thể nói đánh bài ăn tiền chính là vấn đề cấp tính của xã hội, nó được coi là loại tệ nạn thường đàn ông, hay các quý bà ham vui hay mắc phải, thế nhưng hôm nay dân mạng được pha cười lăn lộn với đoạn clip 8 cụ già ngồi chiếu khoanh chân chơi bài không biết mệt mỏi, đoạn clip được quay và đưa lên mạng xã hội, mới được đăng lên đã thu hút sự quan tâm, nhận xét của mọi người.
8 cụ già đánh bài ăn tiền gây tranh cãi ( ảnh cắt từ clip)
Đoạn clip lại có 8 cụ già tầm khoảng 70 - 80 tuổi, đang ngồi chơi chắn và ăn tiền, do ngồi quay từ xa nên không biết mệnh giá là bao nhiêu, tuy nhiên chắc chắn là mệnh giá không hề cao, các cụ chơi và cười nói khá vui vẻ.
Tuy nhiên do đây là vấn đề khá nhạy cảm nên ngoài gây nên tiếng cười đoạn clip cũng nhận được rất nhiều các ý kiến trái chiều:
ảnh cắt từ clip
"Con cháu nó nhìn thấy nó thấy đây là chuyện thường chuyện vui, rồi nó học theo cụ thì khổ, ở tuổi già các cụ nên ngồi lại với nhau uống nước ăn trầu bàn chuyện xưa thì lành mạnh hơn nhiều đấy" bạn M.P chia sẻ
Tuy nhiên cũng có một số bạn suy nghĩ thoáng hơn: " Mình thấy thì lại thấy bình thường, chơi phải có thưởng có phạt mới vui, tại mệnh giá tiền ít nên cũng không ảnh hưởng gì đến kinh tế cả" bạn L.Đ chia sẻ.
"Cụ già rồi còn sống được bao lâu, cụ còn sức chơi thì mình còn mừng, chứ cụ mà nằm xuống rồi thì lo mà buồn đi ha, mỗi ngày thấy mặc cụ là một niềm vui .chứ ở đó mà nói cụ dạy hư tuổi trẻ, thời hồi xưa các cụ dạy con có đứa nào hư đâu, giờ các bác dạy con hay qua hư đầy đường, mình nghĩ do ý thức của bọn trẻ, chứ không có bậc làm cha mẹ nào muốn con mình hư hết, đừng la các cụ cứ để cho các cụ vui ,cụ vui là mình được vui" hoặc có những bạn bênh vực một cách tuyệt đối như vậy.
ảnh cắt từ clip
Hiện tại đoạn clip vẫn thu hút sự quan tâm, và nhận về rất nhiều lời nhận xét trái chiều từ cộng đồng mạng
Hà Hằng
Theo blogradio.vn
Cụ ông 92 tuổi bao vợ cùng 16 người con đi Đà Lạt - Nha Trang, các cháu chỉ đươc ở nhà hóng ảnh Một lần "chơi lớn", cụ ông 92 tuổi khiến tất cả phải trầm trồ khi lên kế hoạch đi chơi hậu 8-3 cho cả gia đình chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Khi tuổi già ập đến, thì tóc trắng, da đồi mồi mới là bạn của chúng ta chứ không phải là giày thể thao, ba lô, áo thun..., vây hãy...