Chị vợ liên tục có biểu hiện lạ, em rể thấp thỏm lo âu
Chị thường xuyên về nhà sớm hơn khi biết tôi không đi làm. Chị chủ động chuẩn bị khăn, quần áo, giục tôi đi tắm rồi đứng nhìn từ bên ngoài.
Hai năm trước, mẹ vợ tôi mất. Trước khi nhắm mắt, bà gửi gắm người con gái thứ 2 có cuộc hôn nhân bất hạnh của mình cho vợ chồng tôi nâng đỡ. Sau lần tan vỡ hôn nhân, mất đứa con chưa kịp chào đời, chị nhớ nhớ quên quên như người mất hồn.
Mẹ mất, vợ tôi lo lắng không còn ai chăm sóc, lo lắng cho chị. Cô ấy xin tôi đón chị lên thành phố, ở chung với chúng tôi. Vợ chồng tôi hiếm muộn, chưa có con nhà lại rộng rãi nên tôi đồng ý, đón chị lên ở.
Ban đầu, chị ấy nhất quyết không chịu. Chỉ đến khi tôi khẳng định chính tôi đưa ra ý định đón chị lên, chị mới đồng ý.
Lên thành phố, vợ tôi sắp xếp cho chị ở trên tầng lầu. Để chị gái không cảm thấy buồn, cô ấy giới thiệu chị vào làm nhân viên vệ sinh ở một công ty của người bạn thân.
Có vẻ việc sống ở nơi xa lạ, không còn phải đối diện với những ánh mắt kỳ thị, gièm pha của hàng xóm khiến chị vui vẻ hơn. Sau một năm sống ở phố thị, được đi làm… chị tự tin hơn.
Ảnh minh họa: Pexels.
Video đang HOT
Thấy vậy, vợ tôi vui mừng ra mặt. Cô ấy tìm mọi cách giúp đỡ chị với hy vọng chị trở lại con người tươi vui, yêu đời như trước khi đón nhận biến cố đau lòng.
Chúng tôi bắt đầu ăn cơm chung, cùng đi du lịch… Việc này khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Chị không ngại ngùng, cúi mặt, lầm lì đi vào phòng mỗi khi đi làm về nữa. Thay vào đó, chị vui vẻ, trò chuyện tự nhiên hơn với vợ chồng tôi.
Mấy tháng trước, chị còn cảm ơn tôi đã đồng ý cho vợ đón tôi đến ở cùng. Chị nói chị mang ơn tôi vì đã giúp mình thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt nơi quê nhà.
Cũng từ đó, tôi thấy chị có nhiều thay đổi. Ngoài việc biết chăm chút bản thân, chị cũng xin vợ tôi được giúp cô ấy trong việc chăm sóc nhà cửa. Mỗi sáng, chị đều dậy sớm quét tước nhà cửa, giặt phơi quần áo cho cả 3 người.
Thậm chí, chị xin nghỉ việc ở công ty bạn để làm nhân viên dọn nhà theo giờ với ý định sẽ có nhiều thời gian chăm sóc vợ chồng tôi hơn. Ban đầu, tôi không đồng ý. Tôi không muốn chị ấy trở thành người giúp việc của gia đình.
Tuy vậy, vợ tôi lại nghĩ khác. Cô ấy nói nếu không cho chị giúp đỡ, chị sẽ buồn vì có cảm giác mang ơn nhưng không thể đền đáp. Thế nên cô ấy khuyên tôi nên để chị đỡ đần những công việc lặt vặt trong nhà.
Từ đó, tôi quen dần với việc chị đi chợ nấu cơm, giặt đồ, phơi quần áo cho vợ chồng tôi mỗi khi chúng tôi không có thời gian. Ngày cuối tuần, chị và vợ tôi lại cùng nhau đi chợ, nấu ăn cho cả nhà.
Tuy vậy, tuần trước, tôi thấy chị bắt đầu có những hành động không bình thường. Mỗi khi biết tôi không đi làm, chị thường ở nhà. Nếu khách mối gọi đi dọn nhà, chị cũng về sớm hơn thường ngày.
Những lần như vậy, chị thường tỏ ra quan tâm tôi một cách thái quá. Nếu tôi đọc báo, chị sẽ rót nước đặt sẵn trên bàn. Tôi xem tivi, chị tất tả gọt trái cây. Tôi tưới cây, nhổ cỏ trong vườn, chị chạy vạy đi xách nước…
Thậm chí, có hôm tôi phát hiện chị đứng nép sau cánh cửa nhìn tôi chăm chú trong lúc tôi đang tập thể dục ngoài sân. Hôm trước, tôi đi chơi tenis về, cả người mồ hôi nhễ nhại. Thấy vậy, chị chuẩn bị sẵn khăn tắm, quần áo mới.
Chị liên tục giục tôi đi tắm. Bất ngờ hơn, tôi phát hiện chị đứng phía sau cánh cửa nhà vệ sinh trong lúc tôi đang tắm.
Những hành động ấy của chị khiến tôi lo lắng, khó xử. Tôi không biết có nên nói với vợ hay không. Nếu nói, liệu cô ấy có tin tôi không hay lại nghĩ tôi tìm cách đuổi chị đi?
Muốn làm mẹ nhàn thì thôi nghĩ cực
Cha mẹ nào cũng có đến cả ngàn nỗi ước mong ở con dù ước mong đôi khi chỉ là mong con khỏe mạnh, tươi vui, ngoan ngoãn, nghe lời.
Nhiều người mẹ nói với tôi rằng: "Làm cha mẹ thời nay khó quá!". Tôi đồng tình bởi công việc của tôi suốt 23 năm làm báo Hoa Học Trò và 12 năm làm Chánh Văn, kể cả bây giờ, vẫn là hàng ngày đối diện với những biến động tâm lý của trẻ, những lo lắng của cha mẹ và cả những bất an vẫn đang bủa vây lũ trẻ của chúng ta trong thời đại số hóa này.
Cha mẹ nào cũng có đến cả ngàn nỗi ước mong ở con dù ước mong đôi khi chỉ là mong con khỏe mạnh, tươi vui, ngoan ngoãn, nghe lời. Hay lớn hơn chút là học hành chăm chỉ, an toàn khi ra đường, phát triển thể chất và tâm lý bình thường. Bé thì lo bé, lớn lên thì lo lớn hơn, thậm chí, con đến tuổi yêu lo con yêu sớm hại thân, yêu muộn lo ế. Nhiều "đứa trẻ" cưới vợ lấy chồng rồi vẫn khiến cha mẹ lo lắng khi thấy hôn nhân của con không được hạnh phúc. Vốn dĩ làm cha mẹ là công việc suốt đời vậy. Càng yêu càng thương thì càng lo nhiều, xót nhiều. Ai dám buông tay mặc kệ con mình thế nào cũng được? Nói "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào" được sao với con của mình?
Làm mẹ nhàn, ai chả muốn, nhưng đâu phải ai cũng làm được? Là anh may mắn khi 3 đứa nhỏ nhà anh ngoan ngoãn thôi. Nhiều người nói với tôi như thế khi tôi bảo: Muốn làm mẹ nhàn thì đừng nghĩ cực. Nhiều người mẹ đúng là nghĩ cực quá rồi. Không đến nỗi con điểm 9 là tra hỏi con 1 điểm còn lại con đánh rơi ở đâu? Nhưng chuyện lo lắng cho con thì nhiều lắm. Lo con chơi với bạn xấu mà lạc lối, bị dụ dỗ. Thấy con nhịn ăn để giữ dáng thì xót xa. Con văng tục thì tá hỏa. "Cháu nó ở nhà ngoan lắm" thành câu châm biếm những bậc cha mẹ không quan tâm đến con cái nhưng cũng lại thành áp lực cho nhiều cha mẹ phải để mắt đến con mình nhiều hơn. Mà lục tin nhắn của con. Mà theo dõi, giám sát con. Mà không dám chiều chuộng con. Thậm chí, có khi còn không dám khen con vì sợ nó ỷ lại, chủ quan.
Tôi hiểu chứ! Bởi bản thân tôi cũng vậy. Vẫn thót tim và nổi giận mỗi khi các con đang trên lớp học mà các trung tâm gia sư, tiếng Anh gọi điện: Anh có phải là bố của Gia Bách/ Trà My/ Phương Nguyên không? Nhiều phen phải văng tục vì cái thứ quảng cáo điện thoại dễ làm đau tim cha mẹ. Bởi bất cứ lúc nào lũ trẻ ngoài tầm mắt cha mẹ, nguy cơ luôn vây bủa. Ai mà biết, ai mà không thót tim khi nghe một cuộc điện thoại bất ngờ như vậy?
Nhưng... Nhưng làm mẹ nhàn thì đúng là đừng nghĩ cực.
1. Là bắt đầu học cách tin vào con nhiều hơn để giảm bớt âu lo. Tin con càng nhiều, bất an, lo lắng sẽ giảm bớt đi.
2. Tận hưởng niềm vui làm mẹ nhiều hơn thay vì nghĩ đến trách nhiệm làm mẹ. Vui đi với những phút giây bên con, cho con thấy điều đó nhiều hơn được không? Để lũ trẻ tin rằng chúng là hạnh phúc của mẹ chứ không chỉ là mẹ nói vậy nhưng mắt mẹ nhìn mình toàn những lo lắng.
3. Hành trình lớn lên của con vốn không phải là 10 năm nữa nó sẽ thế nào mà là NGAY LÚC NÀY nó đang thế nào? Là hiện tại, an trú trong hiện tại đi. Hãy nhìn thấy những hạnh phúc của lúc này với con mình, làm giàu mối quan hệ cha mẹ- con cái bằng những kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ không bao giờ trở lại. Như bước đi đầu tiên của con, buổi café hai mẹ con, được vòng tay ôm nó...
4. Bớt đi những so sánh hay những tiêu chuẩn của xã hội bằng việc học hiểu con mình nhiều hơn thay vì chỉ đòi hỏi con phải thế này hay thế khác. Kỳ vọng nào cũng có thể thành thất vọng và áp lực cho cả 2 bên. Chỉ có hiểu con mình mới giúp mẹ biết được con mình năng lực đến đâu mà từ đó mới xây dựng được mục tiêu, lộ trình cho con.
5. Giảm tải áp lực cho con không phải là không cần con phải có trách nhiệm mà là hỗ trợ con nhiều hơn trên hành trình trưởng thành của con. Là con vẫn phải có trách nhiệm với bản thân cũng như với gia đình, cha mẹ. Đừng gánh hết nhưng cũng đừng chỉ đưa ra yêu cầu. Chỉ là có mẹ đồng hành và hỗ trợ con đạt được những điều đó. Bằng không chỉ mục tiêu con phải đạt được mà là cách chúng ta làm gì để đạt được mục tiêu đó. Việc đồng hành cùng con không chỉ giảm bớt áp lực cho trẻ mà còn giảm bớt áp lực cho bản thân mẹ cũng như tạo ra vô số những khoảnh khắc trưởng thành cùng con.
Làm mẹ nhàn vốn dĩ chỉ gói gọn trong việc tận hưởng hạnh phúc khi bạn làm mẹ và cùng con nhiều hơn. Khi bạn càng gắn kết với con hơn, bạn sẽ càng thấy làm mẹ nhàn hơn rất nhiều đấy, tin tôi đi!
Trên đường đi đăng ký kết hôn với người mới thì gặp chồng cũ, anh đáp 1 câu tôi hủy hôn luôn Trên đường đi, tôi ghé vào một quán ăn sáng. Đang ăn thì thấy một bóng người đi qua, ngước lên nhìn mà tôi giật mình... Sáng hôm qua tôi có hẹn với Tùng đi đăng ký kết hôn. Anh bảo đăng ký xong thì tôi dọn về sống chung với anh rồi sang năm sẽ tổ chức đám cưới, bởi vì năm...