Chỉ vì em quá vội vàng yêu anh
Yêu em, anh chỉ cần thỏa mãn bản thân mình, đâu để ý đến cảm giác của em?
“Tình yêu đâu phải ai cũng may mắn tìm được nhau… trách chi chúng ta tìm được nhau rồi lại hoang phí duyên trời”. Em lặng người ngồi nghe bài hát, như tâm trạng của em lúc này. Khoảng thời gian đầu yêu nhau, em và anh đã từng có những giây phút gắn bó, yêu thương. Vậy mà chỉ sau một năm, em đã bắt đầu nhận ra chúng ta dường như không còn điểm chung.
Trước đây, đám bạn khuyên em, nhắc nhở em không nên yêu anh. Bởi lẽ anh quá nặng hình thức, chỉ quan tâm tới cá nhân mình, không hòa đồng với những người xung quanh… nhưng em đã bỏ ngoài tai những nhận xét của bạn bè. Em lún sâu vào cuộc tình với anh để rồi mới biết đó là vũng lầy thực sự chứ không còn là tình yêu.
Bạn bè dần rời xa em vì em đã vội vàng đến với anh. Anh giữ em như giữ một đồ vật, không để em thất lạc, không để em được có khoảng trời riêng, không để em giao lưu với bạn bè. Anh chỉ coi em là đồ trang trí mang ra khoe với bạn anh, trút giận vào em khi anh không vừa lòng chuyện gì. Bởi anh chỉ cần thỏa mãn bản thân đâu cần để ý đến cảm giác của em?
Ngày sinh nhật cô bạn thân của em, ngày cưới của cô bạn đại học… anh đều từ chối đi với em vì lý do bận việc này việc kia. Thế nhưng lúc anh cần, em luôn phải có mặt đúng giờ, ăn mặc chỉn chu, trang điểm xinh xắn để chờ anh tới đón. Em vứt bỏ những bộ quần áo mà anh không thích, từ bỏ cả phong cách tomboy cá tính để trở về với mái tóc dài, những bộ váy ôm sát người… Yêu anh, em thấy mình không còn là chính mình!
Không giống như những cuộc tình chia tay với nước mắt, với đau thương, em nhận về cho mình sự nhẹ nhõm (Ảnh minh họa)
Em đã hy sinh tất cả những gì mình có để được yêu anh. Còn anh thì sao? Anh giận em, mắng mỏ em thậm tệ qua điện thoại khi bất chợt nhìn thấy em ngồi sau lưng cậu bạn thân từ thuở mẫu giáo. Ngày lễ tình yêu, anh chỉ gửi cho em một dòng tin nhắn chúc mừng kèm theo lý do “Anh bận đi công tác”.Sinh nhật em, anh bất ngờ đi du lịch nước ngoài cùng đồng nghiệp. Dịp lễ 20/10, anh chỉ rủ em đi uống nước trong khi một người bạn thân của anh dẫn theo người yêu đi chọn hoa. Anh nói với em: “Hoa chơi xong là héo, anh thích thứ gì thực dụng”. Nhưng anh đâu có để ý tới nụ cười gượng gạo của em bởi em cũng là con gái, cũng thích hoa, cũng thích được anh yêu chiều, thích làm nũng với anh. Em tủi thân, đau khổ, dằn vặt và cảm thấy cuộc sống dường như đã chẳng còn ý nghĩa gì đối với em.
Video đang HOT
Sau bao ngày suy nghĩ, cuối cùng em cũng đã tự trả lời cho mình được câu hỏi mà bấy lâu nay em tự lừa dối bản thân. Em muốn được là chính em, được trở về với con người trước đây. Em muốn người yêu em chấp nhận tất cả những gì thuộc về con người em. Ở bên cạnh anh, em thấy áp lực, thấy tình yêu là sự trói buộc chứ không phải là hai con người tự nguyện đến với nhau, đem lại yêu thương cho nhau.
“Mình chia tay anh nhé! Em thấy em không còn là em khi yêu anh. Chúc anh sớm tìm được hạnh phúc mới.”
Không giống như những cuộc tình chia tay với nước mắt, với đau thương, em nhận về cho mình sự nhẹ nhõm. Bởi em biết, anh không dành cho em. Em cũng biết lúc này, điều gì đối với em là quan trọng nhất, bởi vô tình em đã đánh mất họ khi yêu anh.
Theo VNE
Đưa con rể "vào đời"
Vì muốn con rể kiếm được nhiều tiền hơn, bà dã dại dột đưa con "vào đời".
Muốn tốt cho con
Tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm đàng hoàng thế mà Tân lại lấy Nguyện, một anh chồng suốt ngày lông bông. Công việc của Nguyện rất đơn giản, sáng 10h dậy, vơ vội ít đề can ra ngoài đường ngồi dán điện thoại, dán xe máy kiếm tiền 12h anh về nhà nghỉ trưa, 3h chiều mới đi làm tiếp.
Tiền anh kiếm chẳng được là bao, chỉ đủ để chè thuốc hàng ngày. Mọi gánh nặng tài chính dồn lên vai Tân. Không kiếm được quá nhiều nhưng chị Tân cũng tạm lo đủ cho các con và có một khoản tiết kiệm ngân hàng để dành khi trái nắng trở trời.
Cuộc sống của chị như thế cũng tạm được coi là ổn định. Thế nhưng mọi chuyện rối tung cả lên từ khi mẹ chị nhúng tay vào "giúp đỡ". Thấy con rể kiếm tiền quá ít, mẹ chị muốn giúp con cải thiện kinh tế bằng cách gọi con gia nhập hội lô đề mà bà "chinh chiến" suốt bao năm qua.
Có thâm niên và nhiều mánh khóe nên thu nhập của bà tương đối ổn, đủ sức giúp bà... tiêu tiền như nước. Thời gian đầu, anh chỉ làm "tay chân" cho mẹ vợ. Sau một thời gian hoạt động, anh "cứng nghề" hơn, bà cho anh ra riêng. Anh tự quản lý công việc "kinh doanh" của mình "lời ăn lỗ chịu".
Mặc dù sống với mẹ từ bé nhưng chị hoàn toàn không bị lây nhiễm "virus" lô đề. Với chị, đây là kiểu làm ăn chẳng chóng thì chầy cũng phá sản. Chị cực lực phản đối mẹ nhưng không ăn thua vì bà và anh đều có niềm "đam mê" lô đề quá mãnh liệt. Chị chán chường và chuẩn bị tin thần đón "thảm họa" đổ xuống gia đình bất cứ lúc nào.
Gia đình chị Ngát, anh Lân cũng gặp nạn bởi mối quan hệ mẹ vợ - chàng rể. Trong gia đình chị, ai cũng tân tiến, hiện đại, duy chỉ anh cục mịch, cù lần. Chị nhiều lần phàn nàn với mẹ về độ quê mùa của anh và nhờ mẹ tư vấn cách "giáo dục" anh.
Thế là bà hiến kế đưa anh đi nhảy. Chị đồng ý cả hai tay nhưng ngặt nỗi chị làm từ xa cho một công ty nước ngoài. Điều đó nghĩa là giờ làm việc của chị bắt đầu từ 3h chiều tới đêm. Chị đành phải nhờ mẹ đưa anh đi "gột rửa" hết nét thôn quê.
Ban đầu, anh rất ngại ngùng. Anh phàn nàn, anh cảm thấy không thoải mái khi tự dưng choàng tay ôm eo một cô gái xa lạ. Mẹ và chị ra sức động viên anh vì ai cũng muốn khai thông đời sống hiện đại vào cái đầu quê mùa của anh.
Gia đình chị Ngát, anh Lân cũng gặp nạn bởi mối quan hệ mẹ vợ - chàng rể (Ảnh minh họa)
Lại hóa ra hại con
Sau khi "tống" con rể vào lớp học nhảy trong trong trung tâm, mẹ chị Ngát mải mê buôn chuyện, nhảy nhót cùng hội bạn sồn sồn của mình. Thỉnh thoảng bà mới ngó qua lớp học xem anh có khá khẩm hơn không. Một thời gian sau, bà chú tâm vào việc riêng của mình và quên hẳn cậu con rể "nhà quê".
Tuy nhiên, anh Lân lột xác nhanh đến không ngờ. Ba tháng sau khi đi học nhảy, anh có bước "tiến bộ" vượt bậc. Cả tủ quần áo cũ kĩ được anh thay thế bằng các bộ cánh hợp thời trang. Về đầu tóc, anh cũng chải chuốt hơn rất nhiều.
Thấy chồng thay đổi theo chiều hướng tích cực, chị Ngát vô cùng cảm kích mẹ. Chị nghĩ chỉ cao tay như bà mới đủ sức thay đổi được ông con rể quê một cục. Mẹ chị thì tỏ ra rất hài lòng: " Mẹ của con mà lại. Việc gì khó vào tay tôi là ổn thỏa hết".
Thế nhưng, niềm vui chỉ ngắn tày gang, mẹ chị dù lơ là con rể đến đâu thì cũng nghe ngóng ra mối quan hệ bất thường của anh và cô bạn nhảy. Sau vài ngày điều tra, bà dám khẳng định anh bồ bịch. Thậm chí, có người còn cung cấp địa chỉ khách sạn mà anh dùng làm "bãi đáp" với người tình.
Cơn giận nổi lên, bà gọi điện cho con gái đến đánh ghen. Chẳng biết lợi ích của việc "hiện đại hóa" con rể thế nào, chỉ biết, sau trận đánh ghen nảy lửa, cả mấy con người lũ lượt bị đưa tới đồn công an làm bản tường trình.
Trong khi đó, nỗi lo lắng của chị Tân sớm thành sự thật. Chỉ một năm sau ngày anh Nguyện được "lên đời" làm "quả lý chi nhánh" lô đề của mẹ chị, con số nợ của anh leo lên đến vài trăm triệu. Cuối cùng, anh phải gán ngôi nhà đang ở nếu không xã hội đen sẽ xử lý hết các thành viên trong gia đình.
Thế là 3 con người trong gia đình anh phải đến nhà mẹ vợ tá túc. Nhìn các con trắng tay, mẹ chị Tân xót xa: " Biết ra nông nỗi này mẹ đã chẳng xui con làm như vậy. Mà lạ thật, mẹ làm ăn vẫn tốt, chẳng hiểu sao con vận đen mới thua nhiều thế chứ".
Chị Tân cãi nhau với mẹ. Đến nước này mà bà vẫn còn bao biện cho tội lỗi của mình.
Theo 24h
Chồng là trai bao của mẹ Chị choáng váng khi phát hiện chồng chị có thời là trai bao của mẹ. Chồng là trai bao của mẹ Là con gái của đại gia nên Nhung chẳng thiếu các chàng trai vây quanh. Thế nhưng, Nhung từ chối tất cả anh chàng danh gia vọng tộc để đến với Nguyên, chàng trai tỉnh lẻ. Dù xuất thân từ nông thôn...