Chỉ vì con côn trùng nhỏ, mỗi ngày hàng chục người ở TPHCM phải đi khám
Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận từ 50-70 trường hợp bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.
Đưa con đến bệnh viện sáng nay (3/7), bà Phạm Ngọc Loan (ngụ quận 8) cho biết, mấy ngày qua trời mưa, kiến bay vào nhà rất nhiều. Nghĩ là kiến cánh thông thường, con bà bắt giết và không rửa tay, rồi trải chiếu ra sàn ngủ. Sáng hôm sau, toàn bộ vùng mặt của con sưng to, nổi mụn nước ở lỗ tai, mắt không mở ra được nên phải đi bệnh viện.
Tương tự, chị Yến Thu (ngụ quận Bình Thạnh) kể, buổi tối hôm trước, chị đang ngồi làm việc tại nhà bỗng thấy vướng và ngứa ở cổ nên đưa tay phủi. Khoảng 5 phút sau, vùng da cổ bắt đầu nóng, ngứa, rát, sau đó nổi mụn nước rất khó chịu, chị mới biết là vừa bị kiến ba khoang đốt…
Một trường hợp viêm da do kiến ba khoang khám tại Bệnh viện Da liễu TPHCM. Ảnh: L.A
Theo bác sĩ Phạm Thị Uyển Nhi – Phó trưởng phòng điều hành phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TPHCM, mùa mưa có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho kiến ba khoang sinh sản.
“Người dân thường hay nói bị kiến đốt, thực ra các tổn thương đó không phải do vết đốt, vết cắn mà do tiếp xúc với dịch tiết của kiến ba khoang. Dịch này gây ra tình trạng kích ứng da, tạo ra những vết mụn nước, rộp trên bề mặt da” – bác sĩ Uyển Nhi nói.
Bác sĩ Nhi lưu ý, khi bị viêm da do kiến ba khoang, người dân cần rửa nhẹ nhàng, không chà sát mạnh để tránh lây lan dịch tiết ra vùng da khác và hạn chế cào gãi, làm vỡ các mụn nước. Người bệnh nên đi khám tại bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa.
“Nhiều bệnh nhân điều trị ở những cơ sở không uy tín, chẩn đoán sai thành bệnh zona… khiến tình trạng nặng thêm, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Việc đắp lá, đắp thuốc lên vùng da bị viêm sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn, dẫn đến nhiễm trùng, vết thương lan rộng, có thể gây ra sẹo…”, bác sĩ Uyển Nhi nhấn mạnh.
Video đang HOT
Để phòng tránh kiến ba khoang, ở những khu vực nhiều cây cối, người dân có thể sử dụng lưới phòng chống côn trùng, giảm bớt ánh sáng đèn vào buổi tối, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế phơi quần áo ban đêm.
Tiêm tan mỡ nọng cằm tại nhà và spa chui, nhiều người bị biến chứng
Nhiều phụ nữ gặp biến chứng khi tiêm tan mỡ, chất làm đầy không rõ nguồn gốc tại nhà hay cơ sở y tế không phép để cải thiện cằm đôi nhiều mỡ.
Trong khuôn khổ hội nghị khoa học thường niên Liên chi hội da liễu TP.HCM lần thứ 20 với chủ đề Cải tiến chất lượng trong chăm sóc và điều trị bệnh da liễu diễn ra ngày 26-5, BS CKII Lư Huỳnh Thanh Thảo, khoa Thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca tai biến liên quan đến việc làm đẹp vùng cằm (điều trị cằm đôi, tiêm tan mỡ vùng nọng cằm).
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nữ (60 tuổi, ngụ Lâm Đồng) đến spa tại TP Đà Lạt để tiêm mỡ vùng nọng cằm.
Hai tuần sau, bệnh nhân cảm thấy nốt tiêm bị sưng lên, sờ thấy đau. Bệnh nhân có dùng thuốc nhưng tình trạng không giảm nên đến thăm khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán viêm mô mỡ dưới da sau tiêm tan mỡ nọng cằm.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nữ (34 tuổi). Người này đã đến một spa ở Đồng Nai để tiêm tan mỡ vùng cằm đôi với mong muốn điều trị cằm đôi, nọng cằm.
Hai ngày sau tiêm, bệnh nhân cảm thấy sưng đau và nóng rát vùng tiêm nên đến thăm khám tại khoa Thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Bác sĩ siêu âm thấy bệnh nhân có tích tụ những ổ tụ dịch tại vùng nọng cằm, được chẩn đoán viêm áp xe sau tiêm tan mỡ điều trị cằm đôi.
Nhiều người gặp biến chứng khi tiêm tan mỡ, chất làm đầy tại spa không phép. Ảnh: BVCC
Một trường hợp nữa là bệnh nhân nữ (23 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau) cũng mong muốn điều trị cải thiện vùng cằm bằng cách tiêm chất làm đầy vùng cằm. Đáng chú ý, bệnh nhân được tiêm chất làm đầy vùng cằm tại nhà.
Sau tiêm, bệnh nhân sưng đau vùng cằm, điều trị thuốc nhưng không giảm, vẫn còn sưng đỏ kéo dài. Vì vậy bệnh nhân đã đến thăm khám tại Bệnh viện Da liễu.
Theo bác sĩ Thảo, nguyên nhân có thể dẫn đến tai biến ở các trường hợp trên chủ yếu do bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở y tế, spa không được cấp phép. Ngoài ra, có thể do người tiêm không phải bác sĩ được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật tiêm không đúng.
Cạnh đó, các bệnh nhân đã được tiêm tan mỡ hay chất làm đầy vào các vùng nguy hiểm hoặc không đảm bảo quy tắc vô khuẩn khi điều trị.
Bác sĩ Thảo cho biết thêm, cằm đôi (nọng cằm) là tình trạng vùng dưới cằm trở nên đầy hơn, xuất hiện một nếp gấp da giữa mặt và cổ, góc cổ mở rộng hơn 120 độ, thường đi kèm mất đường viền của đường viền hàm dưới và góc hàm.
Tình trạng trên xuất hiện cả ở người trẻ tuổi do khiếm khuyết xương cằm, xương móng đóng thấp, hay do sự tích tụ mỡ vùng dưới da cũng như tình trạng da chùng nhão, sa trễ ở người lớn tuổi.
Khảo sát của Hiệp hội Phẫu thuật da liễu Mỹ năm 2017 chỉ ra rằng 73% số người được hỏi cảm thấy khó chịu vì cằm đôi.
Theo thống kê, 78% người cho rằng sở hữu cằm đôi ít đáng yêu hơn.
Vì lý do thẩm mỹ, hầu hết cả nam và nữ sở hữu cằm đôi đều có nhu cầu điều trị nhằm giảm hoặc biến mất vùng dư thừa này, giúp khuôn mặt trở nên trẻ trung, thon gọn hơn.
Với việc điều trị cằm đôi tại Bệnh viện Da liễu, bác sĩ Thảo cho hay kỹ thuật tiêm chất làm đầy có thể điều trị tình trạng cằm đôi, đặc biệt ở những bệnh nhân cằm ngắn.
Bác sĩ khuyến cáo khi người dân có nhu cầu làm đẹp bằng chất làm đầy, hãy lựa chọn cơ sở làm đẹp có uy tín, được cấp phép. Ngoài ra nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn bác sĩ thực hiện cho mình phải được đào tạo bài bản.
Người dân cũng nên tìm hiểu kĩ chất lượng của sản phẩm chất làm đầy khi được điều trị bằng kỹ thuật chất làm đầy. Tránh xa những sản phẩm trôi nổi, xách tay.
Nắng nóng, bệnh về da tăng mạnh Nếu không được điều trị kịp thời, một số bệnh về da có thể trở thành mạn tính, như mề đay, viêm da cơ địa..., ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân. Những ngày qua, TP HCM và các tỉnh Nam Bộ bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng lên 35-36 độ C, chỉ số tia UV...