Chỉ vì chút ma men, tôi đã đẩy mình vào những ân ái tội lỗi
Vẫn là sếp, khuôn mặt quen thuộc nhưng không phải đang đứng cạnh tôi trong phòng làm việc mà là nằm cạnh tôi trên 1 cái giường và cả 2 chẳng một mảnh vải.
Tôi và sếp từ chỗ trưởng phòng và nhân viên, từ tình cảm anh em đồng nghiệp, 1 ngày với chút men say đã lao vào nhau điên cuồng. Tôi, 1 cô gái kiêu kỳ và sếp 1 người đàn ông trẻ đã vợ và cô con gái chưa đầy 1 tuổi phải đối diện với nhau thế nào đây? Tôi phải làm thế nào để đối mặt với sếp sau những ân ái đầy tội lỗi vừa mới xảy ra?
Từ khi sếp xuất hiện, anh là một cơn gió lạ của phòng bởi vì sếp của tôi rất trẻ trung, xì tin và năng động. Hàng ngày ở văn phòng, sếp thân thuộc như một ông anh, một đồng nghiệp dễ mến chứ không phải chỉ là sếp. Tôi biết sếp thích trà giống tôi nên cũng bổ sung thêm 1 cốc cho sếp và thật lòng quý sếp như một người anh.
Ảnh minh họa
Đây cũng là thời gian tôi mệt mỏi và chán chường với công việc. Lại thêm gặp những áp lực từ người yêu cũ khiến đầu tôi muốn nổ tung. Nhưng dù không phải là người đặc biệt cũng chẳng phải giỏi giang, tôi cũng được mọi người trong phòng yêu quý, quan tâm. Vì tôi, phòng cũng tổ chức nhiều cuộc ăn chơi nhậu nhẹt xả stress. Những lúc ấy, sếp thường ga lăng đưa tôi về tận nhà.
Sau những lần như vậy, sếp nhìn tôi lâu hơn. Một vài lần, tôi cũng thấy lạ nhưng không thắc mắc. Tôi cứ ngỡ sếp quý tôi như một người em gái vì thỉnh thoảng sếp cũng “nói đểu” tôi như ai làm tôi nhiều phen tức phát khóc.
Hôm trước, tôi cùng sếp tiếp một đoàn khách. Tôi rót rượu mỏi tay. Cái dạ dày của tôi biểu tình và môi thì cay cay vị rượu. Tàn tiệc, sang đến tăng hát hò mà tôi không hết tây tây, ngày càng lảo đảo hơn. Tôi không tin nổi mình lại như thế vì tôi uống rượu đâu có tồi. Tôi vẫn nhận thức tốt, chỉ chân tay là không nghe lời thôi.
Tôi trèo lên xe máy ngày thường vẫn vi vu 60,70km/h mà giờ tôi bò lê bò càng 20km/h vẫn còn run, trong khi mắt thì đổ sập xuống. Tôi nghe rõ trong gió, tiếng sếp gào lên “Tỉnh chưa?”, “Đi được không?”, “Hay em dừng lại đi, càng đi càng làm anh hoang mang”…
Video đang HOT
Tôi cố sống cố chết đi về nhà mà quãng đường hôm nay sao dài thế, tối thế. Nhưng sao sếp lại tạt đầu xe vào đoạn đường này? Đây có phải nhà tôi đâu. Sếp đùa à, lỡ đó là nhà nghỉ thì kiểu gì? Tôi ghét các thể loại nhà ở Hà Nội mà không phải là nhà tôi. Nhưng sếp hứa chỉ cần tôi ngủ khoảng 1 tiếng đủ để có thể tỉnh táo về nhà là được.
Tôi nghe rõ tiếng sếp nói với bảo vệ nhà nghỉ là thuê 2 phòng. Thế mà sao khi mở mắt ra tôi lại nằm trong vòng tay sếp. Vẫn là sếp, khuôn mặt quen thuộc nhưng không phải đang đứng cạnh tôi trong phòng làm việc mà là nằm cạnh tôi trên 1 cái giường và cả 2 chẳng 1 mảnh vải che thân. Tại sao hả sếp, tôi đã tin sếp là một người sếp dễ mến, một ông anh đứng đắn. Tại sao?
Tôi bắt đầu khóc, tôi không biết mọi thứ sẽ ra sao khi mà người nằm bên tôi, người đàn ông biến tôi thành đàn bà là sếp, là anh, là một người đã có gia đình, là một người cha của đứa trẻ chưa đầy một tuổi. Tôi ê chề và nhục nhã đến thế, giận sếp đến tím tái, không nói nên lời mà chỉ biết khóc. Vậy mà sếp im lặng vuốt ve, tôi lại chỉ biết nấc lên lớn hơn và sếp ôm chặt thì tôi lại càng khóc lớn. Nhưng tôi không làm gì để đẩy sếp ra cả, tại sao tôi lại thế? Sếp nhẹ nhàng chạm vào tôi và tiếp tục gần gũi lần thứ hai một cách không ngần ngại.
Nếu là lần đầu tôi say bí tỉ và chẳng biết chuyện gì đã xảy ra thì lần thứ hai này, tôi vừa khóc vừa mặc sếp để mọi chuyện lấn sâu. Tôi không biết, nhưng đầu óc tôi hiểu mọi chuyện là sai trái, là bế tắc nhưng cơ thể tôi lại đón nhận sếp vô điều kiện.
Tính đến nay, tôi đã nghỉ một tuần rồi và không thể tiếp tục trì hoãn nghỉ thêm được nữa. Phải làm gì đây, phải đối mặt với sếp thế nào đây khi bản thân tôi còn không dám nhìn mình trong gương? Tôi bế tắc thật rồi. Từ mai, khi tới công ty, tôi phải đối diện thế nào với sếp, với bản thân, với những cảm xúc ân ái tội lỗi đêm đó?
ối mặt với sếp sau những ân ái đầy tội lỗi vừa mới xảy ra?
Từ khi sếp xuất hiện, anh là một cơn gió lạ của phòng bởi vì sếp của tôi rất trẻ trung, xì tin và năng động. Hàng ngày ở văn phòng, sếp thân thuộc như một ông anh, một đồng nghiệp dễ mến chứ không phải chỉ là sếp. Tôi biết sếp thích trà giống tôi nên cũng bổ sung thêm 1 cốc cho sếp và thật lòng quý sếp như một người anh.
Ảnh minh họa
Đây cũng là thời gian tôi mệt mỏi và chán chường với công việc. Lại thêm gặp những áp lực từ người yêu cũ khiến đầu tôi muốn nổ tung. Nhưng dù không phải là người đặc biệt cũng chẳng phải giỏi giang, tôi cũng được mọi người trong phòng yêu quý, quan tâm. Vì tôi, phòng cũng tổ chức nhiều cuộc ăn chơi nhậu nhẹt xả stress. Những lúc ấy, sếp thường ga lăng đưa tôi về tận nhà.
Sau những lần như vậy, sếp nhìn tôi lâu hơn. Một vài lần, tôi cũng thấy lạ nhưng không thắc mắc. Tôi cứ ngỡ sếp quý tôi như một người em gái vì thỉnh thoảng sếp cũng “nói đểu” tôi như ai làm tôi nhiều phen tức phát khóc.
Hôm trước, tôi cùng sếp tiếp một đoàn khách. Tôi rót rượu mỏi tay. Cái dạ dày của tôi biểu tình và môi thì cay cay vị rượu. Tàn tiệc, sang đến tăng hát hò mà tôi không hết tây tây, ngày càng lảo đảo hơn. Tôi không tin nổi mình lại như thế vì tôi uống rượu đâu có tồi. Tôi vẫn nhận thức tốt, chỉ chân tay là không nghe lời thôi.
Tôi trèo lên xe máy ngày thường vẫn vi vu 60,70km/h mà giờ tôi bò lê bò càng 20km/h vẫn còn run, trong khi mắt thì đổ sập xuống. Tôi nghe rõ trong gió, tiếng sếp gào lên “Tỉnh chưa?”, “Đi được không?”, “Hay em dừng lại đi, càng đi càng làm anh hoang mang”…
Tôi cố sống cố chết đi về nhà mà quãng đường hôm nay sao dài thế, tối thế. Nhưng sao sếp lại tạt đầu xe vào đoạn đường này? Đây có phải nhà tôi đâu. Sếp đùa à, lỡ đó là nhà nghỉ thì kiểu gì? Tôi ghét các thể loại nhà ở Hà Nội mà không phải là nhà tôi. Nhưng sếp hứa chỉ cần tôi ngủ khoảng 1 tiếng đủ để có thể tỉnh táo về nhà là được.
Tôi nghe rõ tiếng sếp nói với bảo vệ nhà nghỉ là thuê 2 phòng. Thế mà sao khi mở mắt ra tôi lại nằm trong vòng tay sếp. Vẫn là sếp, khuôn mặt quen thuộc nhưng không phải đang đứng cạnh tôi trong phòng làm việc mà là nằm cạnh tôi trên 1 cái giường và cả 2 chẳng 1 mảnh vải che thân. Tại sao hả sếp, tôi đã tin sếp là một người sếp dễ mến, một ông anh đứng đắn. Tại sao?
Tôi bắt đầu khóc, tôi không biết mọi thứ sẽ ra sao khi mà người nằm bên tôi, người đàn ông biến tôi thành đàn bà là sếp, là anh, là một người đã có gia đình, là một người cha của đứa trẻ chưa đầy một tuổi. Tôi ê chề và nhục nhã đến thế, giận sếp đến tím tái, không nói nên lời mà chỉ biết khóc. Vậy mà sếp im lặng vuốt ve, tôi lại chỉ biết nấc lên lớn hơn và sếp ôm chặt thì tôi lại càng khóc lớn. Nhưng tôi không làm gì để đẩy sếp ra cả, tại sao tôi lại thế? Sếp nhẹ nhàng chạm vào tôi và tiếp tục gần gũi lần thứ hai một cách không ngần ngại.
Nếu là lần đầu tôi say bí tỉ và chẳng biết chuyện gì đã xảy ra thì lần thứ hai này, tôi vừa khóc vừa mặc sếp để mọi chuyện lấn sâu. Tôi không biết, nhưng đầu óc tôi hiểu mọi chuyện là sai trái, là bế tắc nhưng cơ thể tôi lại đón nhận sếp vô điều kiện.
Tính đến nay, tôi đã nghỉ một tuần rồi và không thể tiếp tục trì hoãn nghỉ thêm được nữa. Phải làm gì đây, phải đối mặt với sếp thế nào đây khi bản thân tôi còn không dám nhìn mình trong gương? Tôi bế tắc thật rồi. Từ mai, khi tới công ty, tôi phải đối diện thế nào với sếp, với bản thân, với những cảm xúc ân ái tội lỗi đêm đó?
Sự hối hận muộn màng của những kẻ... "lê tê phê"
Có vô vàn những hậu hoạ do ma men gây ra. Chỉ tới khi các ông chồng nhận thức được và trải qua những hậu quả khôn lường thì tất cả đã quá muộn màng.
Khi say xỉn, những người chồng không còn tỉnh táo khiến vợ chồng mâu thuẫn, gia đình tan nát, sức khoẻ bị huỷ hoại. Có vô vàn những hậu hoạ do ma men gây ra. Chỉ tới khi các ông chồng nhận thức được và trải qua những hậu quả khôn lường thì tất cả đã quá muộn màng.
Bị vợ bỏ vì nghiện rượu:
Tôi được nghe câu chuyện buồn của gia đình anh Nguyễn Đức T ở xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai - Hà Nội qua lời kể của các chị trong Hội Liên hiệp phụ nữ. Anh sinh năm 1970, là lái xe cho một cơ quan huyện. Gia đình anh hạnh phúc ấm êm, người vợ là cô giáo mầm non hiền dịu và đứa con đủ nếp đủ tẻ. Cứ ngỡ hạnh phúc trôi đi bình dị như thế trong ngôi nhà nhỏ rộn rã tiếng cười con trẻ và những dự định cho tương lai của đôi vợ chồng. Khi chưa làm lái xe, anh uống rượu khá hạn chế.
Thế nhưng, công việc đưa sếp đi tối ngày với những tiệc nhậu đã cuốn anh vào với ma men từ lúc nào anh cũng không biết nữa. Lúc đầu chỉ đôi ba chén, dần dần anh cảm nhận được vai trò của rượu trong việc gặp gỡ, giao lưu và nhờ vả các sếp nâng đỡ. Có chén rượu trên tay, rượu vào lời ra, anh thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Anh uống nhiều hơn, say rồi lại tỉnh trong những chuyến đưa sếp đi công tác vài ba ngày. Và cứ thế cho tới lúc anh thấy mình thèm rượu nếu một ngày không có vài ba chén nhâm nhi. Vợ anh thấy được sự thay đổi của chồng, nhưng chỉ nhỏ nhẹ nhắc nhở anh không nên sa đà vào thứ nước trắng ấy. Anh ừ à qua loa, rồi đâu lại đóng đấy.
Anh đi nhiều hơn và sau những lần đi ấy, về nhà anh nồng nặc mùi rượu. Anh không quan tâm tới vợ con và gia đình nữa, sáng sớm anh đi, tới đêm muộn mới về, khi các con anh đã say giấc. Vợ động viên, khuyên nhủ chồng nhưng anh vẫn chứng nào tật ấy. Vợ anh lo lắng khi anh say, không làm chủ được cảm xúc của mình sẽ sa vào những cám dỗ, cạm bẫy tầm thường đầy rẫy ngoài xã hội.
Chị lo lắng có, tỉ tê tâm sự có và đôi khi giận đỗi, bực mình cũng có nhưng không thay đổi được thói quen và sự ham hố rượu chè của chồng. Anh bắt đầu khó chịu khi thấy chị cằn nhằn. Dần dần sự khó chịu ấy được anh thể hiện rõ nét bằng việc mắng mỏ chị lắm điều, thậm chí anh còn đánh đập chị khi say mèm. Nhẫn nhịn chịu đựng nhưng tới khi chị biết anh có những mối quan hệ lăng nhăng bên ngoài sau mỗi cuộc nhậu, thì chị không còn muốn nhịn nhục anh thêm nữa. Anh cặp kè bồ bịch, bỏ bê nhà cửa, vợ con để đi nhậu với bạn bè và những cô gái trẻ đẹp. Hai vợ chồng dần dần xa cách nhau, khoảng cách và sự không tôn trọng vợ của anh khiến tình cảm vợ chồng sứt mẻ.
Kéo dài cuộc hôn nhân chỉ khiến chị thêm mệt mỏi, chị quyết định chia tay anh vì không muốn mình trở thành nạn nhân của chồng trong những cơn say sau một thời gian dài khuyên anh không có hiệu quả. Ngày tòa xử ly hôn, chị nhận nuôi hai đứa con đang ở độ tuổi tới trường vì không yên tâm để người chồng suốt ngày say xỉn chăm con. Anh lại triền miên trong cơn say nhiều hơn, đến một ngày chợt tỉnh, anh nhận ra mình đã mất tất cả vì rượu nhưng khi anh hối hận thì vợ và hai con đã không còn ở bên cạnh anh nữa.
Tàn tạ sức khoẻ vì rượu
Nhìn anh Đặng Văn V (trú tại xã Hợp Thành huyện Mỹ Đức - Hà Nội), không ai nghĩ anh mới 45 tuổi bởi trông khuôn mặt anh gầy sọp, hốc hác và thân hình "lẻo khẻo" Chị Nguyễn Thị Yến - vợ anh kể, ngày trẻ anh cũng đẹp trai và khỏe mạnh lắm, cái khỏe của người nông dân tay cuốc, tay cày. Hai vợ chồng lấy nhau chỉ có hai bàn tay trắng và năm sào ruộng để làm kế sinh nhai. Nghĩ tới tương lai lâu dài, anh quyết định sau những ngày mùa, đi làm thợ xây.
Chị cũng đồng ý vì muốn có thêm thu nhập và không bao giờ nghĩ anh lại sa đà vào rượu chè. Chẳng là những buổi trưa đi làm, giờ nghỉ trưa, mấy anh em lại ngồi "họp", và trong những "cuộc họp" ấy, không thể thiếu thuốc lá, thuốc lào, nước chè, và dần dần có cả rượu nữa để "câu chuyện thêm vui". Nhưng dần dần, chồng chị bị nghiện thứ "nước trắng" ấy. Hễ đi ngủ thì thôi chứ cứ tỉnh dậy là anh phải tìm rượu uống, tìm bạn rượu để tâm sự! Anh bỏ cả công việc để lao vào rượu. Sáng ra, dù có phải đi đâu, làm gì, anh cũng phải ra quán nhâm nhi hết cả chai mới đi về.
Lúc không có tiền ra quán, anh tự đi mua mấy nghìn rượu về uống. Người ta uống rượu xong mệt thì đi ngủ, con anh cứ "lê tê phê" là nói, và mắng chửi lung tung. Cái "bài ca muôn thuở" ấy làm khổ vợ khổ con và khổ cả hàng xóm láng giềng. Hai đứa con anh nhiều lúc bị bố đánh oan chỉ vì lúc say, anh thấy chúng làm gì cũng sai, cũng khiến anh cáu. Vợ anh hiền lành, cam chịu, ở nông thôn nên chị không nghĩ tới việc ly hôn chồng, nhưng nhiều lúc khóc thầm cả đêm vì lấy phải một người đàn ông "vô tích sự". Giận anh thì ít mà chị lo cho sức khỏe anh nhiều hơn. Mười mấy năm không thể cai được, tới giờ trông anh tiều tụy, gầy gò.
Mới đây chị đưa anh đi khám thì phát hiện anh đã bị bệnh gan và loét dạ dày vì uống quá nhiều rượu. Là đàn ông, là chồng, là cha nhưng anh không thể là bờ vai, chỗ dựa vững chắc cho gia đình nữa vì anh không đủ sức làm các công việc nặng, kiếm tiền nuôi vợ con mà lại là gánh nặng cho vợ, anh hối hận nhưng không thể quay trở lại những ngày chưa dính vào ma men được nữa. Bản thân anh khi được hỏi về những ngày tháng chìm đắm trong cơn say, anh thấy tiếc nuối và thấy có lối vô cùng với gia đình. Và dù không nói ra nhưng ai cũng hiểu, anh lo lắng cho sức khoẻ mình ngày càng yếu đi.
Rượu có thể trở thành độc dược
Theo các nhà chuyên môn tại Viện Sức Khỏe và Tâm thần - Bệnh Viện Bạch Mai, rượu có thể trở thành độc dược tàn phá cơ thể con người nếu uống quá nhiều. Những người uống càng nhiều rượu, gan càng phải làm việc nhiều một thời gián dài nên "quá tải" mệt mỏi dẫn đến... xơ gan, bệnh tật bắt đầu khởi phát. Ngoài các triệu chứng tức thời trên não bộ như: phấn khích quá độ, huyên thuyên, đi đứng lạng quạng, mất tự chủ có thể hành động ngoài ý muốn, gây nhiều tác hại cho gia đình và xã hội. Về lâu dài, rượu làm suy giảm hệ thần kinh trung ương và các hệ thống khác trong cơ thể. Cụ thể, trên hệ tiêu hóa: gây nôn, xuất huyềt dạ dày, rối loạn đường ruột, tiêu chảy... đối với cơ quan chuyển hóa: gây xơ gan, tắc mật, viêm tụy trên hệ tim mạch: gây xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
Có hai cơ chế gây nghiện là nghiện thể chất và nghiện tâm lý. Nghiện về thể chất tức là các tế bào của cơ thể, nhất là các tế bào thần kinh, khi đã quen với một nồng độ rượu nhất định trong huyết thanh, mà nếu nồng độ rượu giảm đi thì không chịu hoạt động bình thường nữa khiến người nghiện rượu trở nên đờ đẫn và run ray tay chân. Rất nhiều người kể cả thấy thuốc cũng không phân biệt được tình trạng này mà danh từ chuyên môn gọi là "hội chứng cai rượu" với tình trạng ngộ độc rượu.
Với cơ chế nghiện này, việc cai rượu là không dễ vì sự lệ thuộc có nguồn gốc thực thể. Cơ chế nghiện thứ hai là nghiện về tâm lý, người sử dụng rượu bia cho rằng khi uống rượu sẽ xả được stress và những lo âu, buồn bực sẽ tiêu tan, từ đó có cái nhìn lạc quan hơn. Tuy nhiên, những người khi nghiện rượu đều không biết rằng, các cơ quan nội tạng phải gánh lấy hết những hậu quả của việc uống nhiều rượu là như thế nào.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nàng yêu tình... tạm "Kìa anh, trời mưa thế này về làm gì, ốm thì sao. Ngủ luôn ở đây đi". Vừa nói nàng vừa chỉ tay vào cái giường duy nhất rộng một mét hai kê ở góc phòng. Chàng ngượng ngùng đỏ mặt, lòng bỗng thấy rạo rực... Nàng tên Hòa, quê Hải Dương, còn chàng tên Quý. Nàng đã tốt nghiệp đại học, hiện...