Chỉ trồng rau thôi mà một ông nông dân tỉnh Đồng Tháp thu 1,5 tỷ/năm
Trải qua nhiều khó khăn, anh Nguyễn Phước Việt Cường ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thành công với mô hình trồng rau thủy canh trên diện tích 4.500m2.
Hiện nay, trung bình mỗi tháng, anh Cường cung cấp cho thị trường 5 tấn rau các loại (chủ yếu là các loại cải); mang về doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.
Rau thủy canh là loại rau được trồng trong môi trường dung dịch dinh dưỡng, trực tiếp hút các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
Anh Nguyễn Phước Việt Cường cho hay, giữa năm 2017, sau thời gian nghiên cứu và học tập nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, anh “làm liều” gom góp hết vốn hơn 2 tỷ đồng để xây dựng vườn rau thủy canh diện tích 3.000m2.
Anh Nguyễn Phước Việt Cường, một trong những người tiên phong thực hiện mô hình trồng cải thủy canh ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nhựt An – TTXVN
Anh tốn nhiều chi phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ trồng rau thủy canh như xây dựng nhà lưới, hệ thống phun sương, hệ thống ống rau, bơm tưới…
Vườn rau của anh Cường có 3 khu chính: khu nhà ươm, khu trồng rau, khu xử lý nước và dung dịch dung dưỡng. Hầu hết các chất dinh dưỡng được sử dụng là những chế phẩm sinh học.
Dù được đầu tư bài bản nhưng do lúc đầu chưa có kinh nghiệm làm nông nghiệp công nghệ cao; quy trình trồng rau bằng phương pháp thủy canh chưa chuẩn nên chất lượng và sản lượng rau không đạt như mong đợi.
Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, anh Cường dần dần khắc phục được vấn đề kỹ thuật, làm chủ quy trình sản xuất.
Video đang HOT
Vườn cải thủy canh của anh Nguyễn Phước Việt Cường rộng 4.500m2. Ảnh: Nhựt An – TTXVN
Song, một thách thức mới đặt ra cho anh chủ vườn rau thủy canh này là thị trường tiêu thụ, giá bán không có nhiều chênh lệch so với rau cùng loại sản xuất bằng phương pháp truyền thống.
Sau nhiều nỗ lực, hiện tại, sản phẩm rau thủy canh của anh Nguyễn Phước Việt Cường được tiêu thụ ổn định tại hệ thống siêu thị Co.opmart, Big C với giá cả hợp lý.
Vườn rau của anh Cường trồng nhiều loại như xà lách, rau muống, dưa leo, cà chua, các loại cải… theo quy trình khép kín và đạt chứng nhận VietGAP.
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng loại cây trồng, anh tính toán, không xuống giống đồng loạt để hằng ngày đều có rau thu hoạch, đảm bảo cung cấp đủ sản lượng thường xuyên cho khách hàng.
Thu hoạch cải trồng theo phương pháp thủy canh tại vườn của anh Nguyễn Phước Việt Cường. Ảnh: Nhựt An – TTXVN
Anh Nguyễn Phước Việt Cường cho hay, bằng nhiều thiết bị hiện đại, việc theo dõi, chăm sóc rau khá dễ dàng, ít tốn công lao động.
Đầu năm 2021, anh mở rộng thêm diện tích trồng rau thủy canh. Hiện nay, vườn rau rộng 4.500m2 của anh chủ yếu trồng cải bẹ xanh, cải bó xoi, cải thìa, cải ngọt…
Mỗi ngày, cung cấp cho thị trường trung bình 5 tấn rau cải các loại. Với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg, doanh thu cả năm khoảng 1,5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Lãnh cho biết, anh Nguyễn Phước Việt Cường là người tiên phong ở địa phương thực hiện mô hình trồng rau thủy canh.
Dù chi phí đầu tư nhiều hơn so với lối canh tác truyền thống nhưng đổi lại sản lượng và chất lượng nông sản tốt, hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời, cung cấp cho thị trường các loại rau sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Mô hình trồng rau thủy cảnh của anh Nguyễn Phước Việt Cường đã nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị đất canh tác; góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Qua hơn 4 năm canh tác rau thủy canh, anh Cường nhận thấy, trồng rau theo phương pháp này sẽ không tốn công cải tạo đất; hạn chế nhiều mầm bệnh. Cùng với đó, cây phát triển tương đối tốt, tăng độ đồng đều, lớn nhanh hơn so với phương pháp trồng trên đất, thời gian thu hoạch nhanh. Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng rau thủy canh mang lại cao.
Công ty thủy sản Đồng Tháp ghi nhận 312 ca dương tính
Công ty TNHH thủy sản Phát Tiến, ở huyện Cao Lãnh với 752 công nhân, trong đó 312 người dương tính nCoV, trở thành ổ dịch lớn thứ 2 của tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 17/7, ông Lê Chí Thiện, Chủ tịch UBND huyện Cao Lãnh, cho biết ngay khi phát hiện 38 mắc Covid -19 đầu tiên ở công ty ngày 11/7, huyện đã tiến hành sàng lọc, điều tra dịch tễ, tách 242 công nhân ở dây chuyền sản xuất thức ăn, thành F2 theo dõi tại nhà - dây chuyền này tách biệt nhà máy xuất hiện ca dương tính.
Khoảng 500 công nhân còn lại được tầm soát, bằng biện pháp xét nghiệm PCR mẫu gộp ghi nhận 49 trên 50 mẫu dương tính. Các lần xét nghiệm PCR mẫu đơn tiếp theo phát hiện 160 ca, 61 ca và hôm nay 53 ca.
Công ty TNHH Phát Tiến, nơi phát hiện 312 ca dương tính Covid-19 chỉ sau một tuần. Ảnh: Ngọc Tài
Hơn 700 F2 bao gồm những trường hợp tiếp xúc gần, người nhà, tiếp xúc lúc mua hàng... được cách ly tại nhà. "Chính quyền đang quản lý chặt chẽ và test nhanh để tìm những ca nghi ngờ đưa đi cách ly, không đưa đi cách ly ồ ạt khi chưa tầm soát. Mục tiêu giảm tải, hạn chế lây chéo tại các khu cách ly", ông Thiện cho biết.
Đến sáng 17/7, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã lên 1.082 ca, 3.791 F1 và 8.211 F2. Với 312 người dương tính, chiếm 28,8% ca nhiễm toàn tỉnh, Công ty Phát Tiến là ổ dịch lớn thứ hai ở Đồng Tháp, sau ổ dịch liên quan Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc 479 ca (trong đó có công ty may 6 - 34 ca).
Số ca nhiễm liên quan Công ty Phát Tiến ghi nhận ở 10 trên 18 xã, thị trấn. Ngoài ổ dịch này, huyện Cao Lãnh xuất hiện 3 chuỗi lây nhiễm khác ngoài cộng đồng. Trước diễn biến dịch phức tạp, UBND huyện đã tăng cường quân số chống dịch cho tuyến xã.
Ngoài các lực lượng nòng cốt như công an, y tế, quân sự, huyện tăng cường 292 giáo viên, nhân viên y tế học đường đã tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 vào các tổ lấy mẫu, trạm y tế xã. Số lượng khu cách ly tập trung tăng gấp đôi lên 12, 1.800 chỗ. Đồng thời, với 5.000 kit test nhanh huyện sẽ đẩy nhanh việc tầm soát mầm bệnh ngoài cộng đồng.
Là địa phương đã ghi nhận trên 60 ca nhiễm, ông Nguyễn Hồng Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hiệp, cho biết xã có 6 tổ truy vết, 3-4 người một tổ; mỗi ấp có thêm 2 tổ, 4-5 người một tổ. Ngoài ra, dự trù 30 người gồm giáo viên, cán bộ xã sẵn sàng vào cuộc khi cần. "Anh em làm với phương châm khi nào người dân ngủ mới trở về. Làm hết việc chứ không hết giờ", ông Sơn nói.
Khu cách ly tại trường Tiểu học Mỹ Hiệp 1, huyện Cao Lãnh chuẩn bị tiếp nhận F1. Ảnh: Ngọc Tài
Theo UBND Đồng Tháp, hiện toàn bộ các chợ truyền thống trên địa bàn huyện Cao Lãnh đã đóng cửa để phòng dịch. Toàn tỉnh có 39 trên 182 chợ truyền thống ngưng hoạt động. 119 doanh nghiệp với 10.000 lao động thực hiện phương án "3 tại chỗ". Tỉnh đã yêu cầu 25 doanh nghiệp không đảm bảo phương án phòng chống dịch dừng hoạt động, tổng số lao động hơn 19.000 người.
Đồng Tháp phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trong làn sóng thứ 4 vào 31/5, do tiếp xúc với người mắc bệnh ở Long An. Dịch lắng đến ngày 24/6, số ca nhiễm từ đây bắt đầu bùng phát, tăng cao khi phát hiện ổ dịch tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc. Toàn tỉnh đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 bắt đầu từ 14/7
Thế lực nào "chống lưng" cho Việt Á thổi giá kit test? Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đề nghị làm rõ thế lực nào đã "chống lưng" cho Công ty Việt Á tham gia đấu thầu, cung cấp kit test Covid-19 với giá "trên trời"? Chia sẻ với báo chí, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...