Chỉ trong bán kính 2km, Trung Quốc phát hiện 24 chủng virus corona mới từ loài dơi
Trong khi truy tìm nguồn gốc virus SARS-CoV-2, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra 24 chủng virus corona khác chưa từng được biết đến. Bốn trong số đó có liên quan đến chủng virus gây ra đại dịch COVID-19.
Nghiên cứu về loài dơi tại một khu vực nhỏ ở Tây Nam Trung Quốc đã xác định được hai chục chủng virus corona chưa từng được biết đến. Ảnh: Shutterstock
Dẫn kết luận nghiên cứu của nhóm khoa học do Giáo sư Shi Weifong làm việc tại Đại học Y dược Sơn Đông dẫn đầu, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin trong tổng số 24 chủng virus corona được phát hiện có một chủng virus mang “trình tự gen được cho là gần như tương đồng với trình tự gen của virus SARS-CoV-2 tính đến thời điểm hiện tại”. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những virus được tìm thấy không phải là “tổ tiên” trực tiếp của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19.
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Shi đã tìm thấy 24 chủng virus corona mới ở dơi trong một khu vực nhỏ thuộc tỉnh Vân Nam phía Tây Nam Trung Quốc. Trước đó, họ thu thập trên 400 mẫu phẩm – bao gồm nước bọt, nước tiểu của dơi – từ tháng 5/2019 đến tháng 11/2019. Nhóm nghiên cứu còn có sự tham gia của các nhà khoa quốc tế, trong đó có Australia.
Video đang HOT
Theo phát hiện của nhóm nghiên cứu, chủng virus corona có giải trình bộ gen trùng khớp nhất với virus SARS-CoV-2 là RpYN06, với độ tương đồng lên tới 94,5%. Tỷ lệ tương đồng này vẫn thấp hơn một chút so với RaTG13 – một chủng virus corona khác xuất hiện ở dơi được tìm thấy tại Vân Nam vài năm trước với tỷ lệ trùng khớp 96%. Cả hai đều có các protein đột biến khác so với virus SARS-CoV-2, song nếu xét theo các khía cạnh khác, RpYN06 có vẻ liên quan chặt chẽ hơn.
Giáo sư Shi và các đồng nghiệp nhận định điều này cho thấy rõ tổ tiên của virus SARS-CoV-2 đã rời khỏi chủng RpYN06 và TG13 cách đây vài chục năm và trải qua quá trình thay đổi khi kết hợp với một chủng virus khác. Họ không thể nói việc đó xảy ra khi nào và xuất hiện trên vật chủ nào.
Bên cạnh các chủng liên quan đến virus SARS-CoV-2, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Shi đã xác định được ba chủng virus liên quan đến SARS – một chủng chết người khác gây ra dịch bệnh vào năm 2003. Họ cũng phát hiện ra 17 chủng virus corona mới liên quan đến hai chủng gây dịch ở lợn.
Mặc dù các nhà nghiên cứu không tiết lộ vị trí chính xác địa điểm mà họ tìm được các chủng virus corona mới song cảnh báo việc phát hiện ra rất nhiều chủng chưa từng được biết đến tại một khu vực chỉ có phạm vi bán kính 2 km là điều rất bất ngờ. Tính chất phức tạp trong phân bố vật chủ có thể “gây ra nhiều khó khăn trong việc truy tìm nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 và các virus corona gây bệnh khác”, báo cáo nghiên cứu đề cập.
Trong một vài tháng trở lại đây, các nhà nghiên cứu tại Campuchia, Thái Lan và Nhật Bản đã phát hiện ra nhiều chủng virus corona liên quan đến SARS-CoV-2 và chúng xuất hiện không chỉ ở dơi mà còn trong người các con vật khác như tê tê.
Theo một nhà khoa học tại Thượng Hải chuyên nghiên cứu tiến hóa virus corona, phần lớn các chủng mới đều xuất hiện từ khu vực nhiệt đới, nơi có khí hậu nóng và các loài động vật phong phú cho phép các chủng virus khác nhau cạnh tranh và hòa trộn với nhau để tạo ra các biến thể mới.
Mực nước sông Mekong tăng nhẹ
Mực nước dòng Mekong đã tăng nhẹ tại một số khu vực trong 7 ngày qua, sau khi giảm xuống mức "đáng lo ngại" hồi đầu tháng.
Lưu lượng dòng chảy hôm 22/2 tại đập Cảnh Hồng, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là 1.020 m3/s, so với mức 786 m3/s được ghi nhận đầu tuần trước, Ủy hội Sông Mekong (MRC) ra thông cáo cho biết.
Sông Mekong đoạn chảy qua biên giới Thái Lan và Lào hồi năm 2019. Ảnh: Reuters.
Mức tăng thể hiện rõ ở Chiang Saen, trạm quan trắc đầu tiên trên sông Mekong ở Thái Lan và cách trạm Cảnh Hồng khoảng 300 km, cho đến các trạm ở thủ đô Vientiane của Lào. Những khu vực hạ nguồn khác như Nakhon Phanom ở Thái Lan, Savannakhet của Lào, Kompong Cham tại Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam ghi nhận mức tăng không đáng kể.
Bộ Thủy lợi Trung Quốc hồi đầu tháng khẳng định lưu lượng nước qua đập Cảnh Hồng luôn vượt mức 1.000 m3/s. MRC nhận định chênh lệch trong số liệu cho thế do phương pháp tính toán lưu lượng dòng chảy khác nhau, thêm rằng cơ quan này và Bộ Thủy lợi Trung Quốc đang phối hợp để cung cấp thông tin chính xác hơn.
MRC cũng cho biết mùa khô năm nay có thể bớt hạn hán so với năm 2019 và 2020, thêm rằng mùa mưa có thể đến sớm hơn một tháng so với thông thường.
Sông Mekong dài khoảng 4.350 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đây được coi là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm sinh kế cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.
Vì sao miền nam Trung Quốc là điểm nóng của virus corona? Câu trả lời có thể nằm ở 4 chữ tưởng không liên quan Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh vừa hé lộ lý do vì sao có nhiều loài dơi di chuyển đến miền nam Trung Quốc trong thập kỷ qua. Theo kết quả của một nghiên cứu mới, biến đổi khí hậu có thể đã thúc đẩy sự xuất hiện của SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19, tờ Daily Mail đưa...