Chỉ trồng, bán cỏ voi thôi, mỗi ngày tôi có vài trăm ngàn đồng
“Chỉ trồng và bán cỏ voi thôi, mùa này mỗi ngày tôi có vài trăm ngàn đồng”-Đó là lời chân thật của ông Cà Văn Tranh, ở bản Nong Lanh, xã Chiềng La, huyện Thuận Châu (Sơn La). Năm nay đã ngoài tuổi 60, nhưng ông thu hàng trăm ngàn đồng mỗi ngày từ trồng và bán cỏ voi.
Biết đất hoang thành nương rẫy
Năm 1990, ông Tranh đã khai hoang hơn 20 ha rừng bông lau trồng lúa nương, ngô, sắn, bao năm đem lại ấm no cho gia đình. Khi thủy điện Sơn La khởi công xây dựng, phải di chuyển một lượng lớn nhân dân ra khỏi vùng lòng hồ đến nơi ở mới, một phần đất của ông Thanh nằm trong diện quy hoạch cho di dân tái định cư và dự án trồng cao su.
Vườn cỏ voi mọc trở lại tươi tốt sau 1 đợt ông Tranh cắt bán.
Khi có dự án về, khu vực đất sản suất mà vợ chồng ông khai hoang bao năm phải nhường lại cho di dân tái định cư và trồng cây cao su. Ông Tranh sót lòng kể: “Số đất còn lại chỉ hơn 2 hecta, tôi tiếp tục trồng ngô, sắn, nhưng giá ngày càng giảm lãi không được là bao. Tôi quyết định chuyển toàn bộ sang trồng cỏ nuôi trâu, bò, dê thu nhập cũng khá lên. Tuy vậy, 3 năm trở lại đây khi các con tôi đều trưởng thành có cuộc sống riêng, tuổi tôi ngày một nhiều, sức ngày một yếu đi, phải làm việc gì đó hợp với sức mình hơn…”.
Ông Tranh đang cắt cỏ voi bán
Trên khu đất rộng 3 ha trồng cỏ voi, mỗi năm cho thu hoạch 70 đến 80 tấn cỏ, bán với giá 10.000 đồng/10 kg vào mùa mưa, giá 20.000 đồng/1 kg vào mùa khô, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Cỏ voi được ông Tranh buộc lại từng bó vận chuyển về nhà
Video đang HOT
Trồng cỏ bán chuyện chưa ai nghĩ đến
Thấy phong trào chăn nuôi gia súc nhốt chuồng của người dân đang phát triển, nhiều gia đình nuôi tới vài chục con. Ngặt nỗi đất đất trồng cỏ ít, nghĩ vậy ông Tranh không nuôi trâu bò nữa mà chỉ trồng cỏ để bán, nhiều người cho rằng ông có vấn đề.
Cỏ được đặt lên bàn cân trước khi ông Tranh mang bán.
Ông về treo biển để mọi người đi qua đường biết đến mua, ban đầu người mua ít, rồi ngày một nhiều lên, thậm chí có người đánh xe ôtô đến mua hàng chục tấn mỗi ngày.
Theo ông cỏ voi dễ trồng, không phải đầu tư nhiều, khi cỏ mọc chỉ cần bón ít phân thì cỏ phát triển rất nhanh. Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11, cỏ cao 1m có thể cắt bán. Nếu mùa khô chủ động được nước tưới thì có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ sống của cỏ voi là 3 đến 4 năm, một năm có thể thu hoạch 3 đến 4 lần.
Vì cỏ phát triển trong môi trường đất ẩm chủ yếu vào mùa mưa, còn mùa khô cỏ phát triển chậm, nên mùa khô không còn có cỏ để bán. Công việc cắt và vận chuyển cỏ ông Tranh đều thuê nhân công.
Chị Lò Thị Ngân, bản Ca, xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), cho biết: Nhà tôi nuôi 5 con bò, vài con dê, vì đất trồng cỏ ít, không có khu vực chăn thả nên thỉnh thoảng mua một ít cỏ về cho bò, dê ăn, nhất là mùa khô,
Người đến mua cỏ của ông Tranh
Việc trồng, bán cỏ của ông Tranh không chỉ tạo thêm thu nhập cho gia đình, mà còn giúp những người dân chăn nuôi có nguồn thức ăn cho đàn gia súc.
Theo danviet
Nuôi bò trên vùng cát trắng, hiệu quả cao
Bà con nông dân vùng cát trắng Quảng Trị đang nuôi bò theo mô hình ngày thả rông ngoài bãi, đêm nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Gia đình nào ở vùng cát ven biển Quảng Trị cũng nuôi bò
Dễ thích nghi
Ông Hoàng Văn Triển, một trong những hộ nuôi bò ở thôn 9, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong cho biết, bò là loại gia súc dễ nuôi ở những vùng cát dọc biển bãi ngang nên được người dân nuôi nhiều trong thời gian qua.
Nhà ông Triển nuôi bò theo hình thức bán thả, tức là ngày thả rông ngoài bãi cỏ, tối lùa bò về nhốt chuồng. Chuồng trại xây đúng quy cách, theo kích thước, khuôn mẫu được bộ phận kỹ thuật của huyện cung cấp một cách bài bản. Bình thường, việc nuôi bò khá nhẹ nhàng. Chỉ khi vào mùa mưa thì vất vả hơn vì phải đi cắt cỏ, ủ rơm cho bò ăn, chứ không chăn thả được.
Không riêng ông Triển, ở xã biển Triệu Vân, thôn nào cũng có nhà nuôi bò. Nhà ít thì 1 đến 2 con, nhà nhiều cũng trên 10 con. Việc nuôi bò trên cát khá thuận lợi vì thức ăn cho bò ngoài nguồn cỏ tự nhiên, người dân còn tận dụng các phụ phẩm trồng trọt như rau, củ, quả nên tiết kiệm đáng kể chi phí thức ăn.
Anh Hồ Xuân Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Vân cho biết, xã có 210 hộ gia đình nuôi bò trên cát với tổng đàn bò 525 con, trong đó có khoảng 10 hộ nuôi trên 10 con, 30 hộ nuôi trên 6 con...Hầu hết người dân nuôi theo hướng bán chăn thả và tận dụng nguồn cỏ tự nhiên có sẵn ở địa phương.
Để người dân nắm vững kỹ thuật chăn nuôi bò, xã Triệu Vân đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông huyện mở lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò trên vùng cát. Trong đề án chuyển đổi kinh tế vùng cát sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, xã Triệu Vân đã tiến hành quy hoạch đất để xây dựng 8 mô hình trồng cỏ voi cung cấp thức ăn cho đàn bò.
Tại thôn Hà Lợi Trung, xã Trung Giang, huyện Gio Linh, gia đình ông Phan Văn Thông là một trong những hộ nuôi bò thành công trên vùng cát. Ông Thông chia sẻ, đàn bò nhà ông nuôi thường xuyên từ 14 đến 15 con, lúc cao điểm khoảng 18 đến 20 con với giống bò vàng Việt Nam, bò lai Sind, bò Zebu...
Đàn bò nhà ông chưa lần nào bị dịch bệnh, bởi ông thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nên nắm rất vững kỹ thuật nuôi. Hiện ông Thông cũng nuôi bò theo kiểu bán chăn thả. Trung bình mỗi con bò nuôi khoảng 2 năm là bán được với giá từ hơn 15 triệu đồng. Đối với người nông dân thì đây là một khoản tiền không nhỏ.
Đào tạo nghề nuôi bò
Mới đây, ngư dân Phan Văn Huỳnh ở thôn 8 xã Gio Hải, huyện Gio Linh vừa đến Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Bắc Cửa Việt vay 70 triệu đồng để chăn nuôi bò. Theo ông Huỳnh, đây là cách chuyển đổi sinh kế, tạm thời nghỉ đi biển sau sự cố ô nhiễm do Formosa gây ra. Ngần ấy tiền ông Huỳnh mua 3 con bò giống cái hết 50 triệu đồng, còn 20 triệu ông dùng cho việc xây chuồng nuôi bò. Nuôi bò vùng biển bãi ngang đang phát triển mạnh ở địa phương này.
Huyện Gio Linh hiện có tổng đàn bò hơn 9 ngàn con, trong đó đàn bò trên vùng cát có hơn 2 ngàn con, tập trung ở các xã Gio Mỹ, Gio Mai, Gio Hải, Trung Giang. Những năm qua, giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi hàng năm đều tăng khá trong cơ cấu ngành nông nghiệp huyện. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn, trong đó có chăn nuôi bò đã giúp tăng thu nhập, giải quyết nhiều việc làm cho nông dân.
Ông Phan Văn Nghi, Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho biết địa phương này đã xây dựng đề án phát triển đàn bò theo hướng Zebu hóa nhằm giúp nghề chăn nuôi bò phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho người chăn nuôi.
Theo ông Nghi, hàng năm huyện đã tổ chức hơn 30 lớp tập huấn và 10 lớp đào tạo nghề nuôi bò với 1.200 lượt người tham gia. Các nội dung chủ yếu là kỹ thuật chăn nuôi bò như đào tạo dẫn tinh viên, kỹ thuật phối giống nâng cao tầm vóc đàn bò vàng Việt Nam thông qua việc thụ tinh nhân tạo với các giống bò lai Red Sind, Brahaman, thiến bò đực cóc tránh việc lai đồng huyết thống...
Ngoài ra, việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi ngày càng được mở rộng như sử dụng chế phẩm EM, urê để ủ thức ăn, chăn nuôi trên đệm lót sinh học, xây dựng hầm biogas để xử lý môi trường chăn nuôi, sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo... hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học và bền vững.
Ông Nghi kiến nghị, để việc chăn nuôi bò trên vùng cát đem lại hiệu quả cao, các cơ quan, ban, ngành chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo chất lượng nguồn giống đàn bò, quản lý chặt chẽ công tác thú y, đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, bệnh... Có như vậy người chăn nuôi mới yên tâm sản xuất.
GĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị, ông Võ Văn Hưng cho biết chăn nuôi bò đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu SX nông nghiệp của tỉnh. Trong đó mô hình chăn nuôi bò trên cát có một vai trò rất lớn trong kinh tế hộ. Thực tế, sau sự cố môi trường do Formosa gây ra thì chăn nuôi bò vùng cát bãi ngang càng được chú trọng hơn.
Theo Lâm Quang Huy (Nông Nghiệp Việt Nam)
"Miền đất chết" sinh nhiều triệu phú Nằm lọt giữa dãy Pu Ta Cao và Pu Tếnh Hươn, vùng Noong Lào, Chiềng Pha (huyện Thuận Châu, Sơn La), trước đây vốn được mệnh danh là "miền đất chết", nhưng nay đã khoác lên một bức tranh hoàn toàn khác. Họ, những người "mở đường" ngày ấy, đã trở thành những triệu phú và là những hạt nhân đem lại cho...