Chỉ trồng 2 loài cây thuốc bổ, “soái ca” miệt vườn thu ngót 1 tỷ/năm
Anh nông dân trẻ Vũ Công Định, ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) được nhiều người khu vực đồng bằng sông Cửu Long biết tới như là 1 người đi tiên phong trong trồng cây dược liệu…
Đinh lăng là 1 trong 2 cây thuốc bổ được chàng kỹ sư trẻ Vũ Công Định trồng. Anh cũng tư vấn, hướng dẫn, cung cấp cây giống và thu mua, bao tiêu các sản phẩm từ loại cây này cho nông dân nhiều tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NVCC.
Vũ Công Định vốn tốt nghiệp đại học và có bằng kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Cái duyên đưa anh đến với nghiệp nhà nông và nghề trồng cây dược liệu hết sức tình cờ. “Nhà tôi vốn trồng mấy khóm sâm bố chính để làm cảnh. Về sau có 1 thầy thuốc cho biết, sâm bố chính là loại dược liệu quý. Từ đó, tôi ấp ủ chuyện nhân giống và trồng đại trà loài cây dược liệu này để kinh doanh…”, Vũ Công Định kể.
Cùng với cây đinh lăng, trang trại trồng dược liệu của anh Vũ Công Định còn trồng cây sâm bố chính mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bắt đầu từ năm 2008, từ mảnh vườn của gia đình, Vũ Công Định tiến hành nhân giống sâm bố chính. Cứ dần dần, qua năm này tới năm khác, chàng trai trẻ và gia đình mua thêm đất ruộng để trồng sâm bố chính, cây đinh lăng. “Nhớ hồi đầu, mình đã tìm tòi và trồng thử 3 công sâm bố chính. Sau gần 1 năm, mình thu hoạch được 4,5 tấn, bán với giá 300 ngàn/kg…Thấy hiệu quả nên cứ thế mở rộng và làm tiếp…”, Vũ Công Định chia sẻ.
Cùng với sâm bố chính, anh Vũ Công Định trồng thêm cây đinh lăng. Đinh lăng trồng bán được cả lá, thân, nếu trồng ngoài 3 năm, bán củ sẽ có giá 200.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Thấy hiệu quả của cây sâm bố chính, anh Vũ Công Định tiếp tục đầu tư thêm 1,5ha, phân nửa trồng đinh lăng, phân nửa trồng sâm bố chính, đồng thời cung cấp cây giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân ở các tỉnh, thành như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang với 60.000 cây giống mỗi tháng.
Để trồng sâm bố chính, anh Vũ Công Định đã lên liếp cao, đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm tự động. Ảnh: NVCC.
Mỗi lần anh Định thu gom trên 3 tấn các loại dược liệu, trong đó chủ yếu là sâm bố chính, đinh lăng, sau đó bán lại cho các công ty ký kết trong nước và Hàn Quốc, Mỹ, mỗi năm anh thu nhập cả tỷ đồng.
Sâm bố chính tươi thu hoạch từ trang trại của gia đình anh Vũ Công Định. Ảnh: NVCC.
Sâm bố chính đã được anh Vũ Công Định sấy khô, xuất bán cho các công ty, doanh nghiệp dược. Ảnh: NVCC.
Anh Định cho biết, cây đinh lăng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, kinh phí đầu tư ban đầu ít. Khi trồng chỉ cần bón một ít phân chuồng đã hoai mục và thêm chút phân lân là đủ cho cây phát triển tốt. Hiện đinh lăng được thu mua với giá 45 ngàn đồng/kg gồm thân, lá. Riêng phần củ từ 3 năm trở lên là 200 ngàn đồng/kg. Sâm bố chính có giá 120 ngàn đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu.
Hom đinh lăng giống được anh Định ươm trồng và cung cấp cho nông dân nhiều tỉnh, thành phố phía Nam. Ảnh: NVCC.
Hiện anh đã giao ước cùng UBND xã Phú Thuận A sẽ cung cấp cây giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho gần 10 hộ dân trong ấp Phú Hòa B với diện tích 2ha trồng đinh lăng và sâm bố chính, đồng thời trực tiếp hướng dẫn bà con cách gieo trồng và chăm sóc.
Bạn đọc Nhà nông/Danviet quan tâm, tới mô hình trồng đinh lăng, sâm bố chính của anh Vũ Công Định có thể liên lạc qua số điện thoại: 0972 737 949 hoặc 0939 6868 94 để được tư vấn kinh nghiệm, kỹ thuật trồng 2 loài cây này.
Theo Danviet
Ở lưng chừng trời, mỗi ha dược liệu cho doanh thu hơn 1 tỷ đồng
Huyện vùng cao Si Ma Cai được ví nhưng vùng đất ở lưng chừng trời của tỉnh Lào Cai. Bà con dân tộc ở 2 xã Mản Thẩn và Nàn Sán vừa thu hoạt xong vụ tam thất và cho doanh thu tới hơn 1 tỷ đồng/ha.
Trồng tam thất có tiền tỷ để cất
Tháng 11.2014, huyện Si Ma Cai có 10 hộ dân tại xã Mản Thẩn và Nàn Sán đầu tư trồng cây tam thất với diện tích trên 5,5 ha. Đến nay, người dân bắt đầu thu hoạch củ tam thất tươi, ước tính năng suất đạt 3 tấn củ/ha. Ngay khi thu hoạch, củ tam thất đã có thị trường tiêu thụ tốt, nhiều khách hàng ở xa cũng đặt mua.
Người dân Si Ma Cai thu hoạch lứa tam thất đầu tiên với niềm phấn khởi bởi năng suất và giá bán cao. Ảnh: Vân Thảo.
Điều đáng phấn khởi, giá bán bình quân đạt 350.000 đồng/kg củ tam thất tươi (giá trị đạt 1,15 tỷ đồng/ha). Và cây tam thất được đánh giá là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất từ trước đến nay được trồng tại huyện Si Ma Cai. Từ giá trị kinh tế cây tam thất đem lại, thêm nhiều hộ dân có ý định trồng loại cây này trong những năm tới, theo đó, diện tích cây tam thất vụ tới của Si Ma Cai có thể tăng mạnh.
Để giúp người dân tiêu thụ củ tam thất, ngành nông nghiệp huyện đang tích cực quảng bá sản phẩm củ tam thất tươi sau thu hoạch.
Tiềm năng nhưng không dễ "ăn"
ang khẩn trương thu những luống sâm đương quy cuối cùng để chuẩn bị đất trồng vụ kế tiếp, anh Tráng Hồng Phong ở thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, cho biết: Vụ đông năm 2014, gia đình anh trồng 1 ha cây đương quy. Sau hơn 2 năm, đến nay thu hoạch được hơn 4 tấn củ và 3 tấn thân lá bán cho Công ty Cổ phần Nam Dược với giá 50.000 đồng/kg, mang lại thu nhập gần 400 triệu đồng. "Trước đây, cũng diện tích đất này gia đình tôi trồng ngô, đậu tương thì chỉ thu mỗi năm gần 100 triệu đồng" - anh Phong cho biết thêm.
Vườn trồng đương quy của anh Tráng Hồng Phong ở thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu. Ảnh: Tùng Lâm
Hiện, việc trồng cây dược liệu đã giúp nhiều hộ dân ở Si Ma Cai thoát nghèo bền vững, đặc biệt có hộ đã trở thành tỷ phú. Ông Viên Đình Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai, cho biết: "Hiện huyện Si Ma Cai đã xây dựng thành công một số trang trại trồng cây dược liệu chuyên canh như: Tam thất, ý dĩ, đương quy, gừng, nghệ, khổ sâm bắc... với tổng diện tích trên 150 ha. Dự kiến, đến năm 2020, toàn huyện sẽ trồng mới hơn 350 ha cây dược liệu (cây tam thất, ý dĩ, đương quy; gừng, nghệ).
Tuy nhiên, từ thực tế triển khai trồng cây dược liệu ở Si Ma Cai đã phát sinh những thách thức không nhỏ. Có trang trại trồng cây dược liệu bị thiệt hại do sâu bệnh, do sản phẩm làm ra không đạt tiêu chuẩn nên giá bán không cao. Mặt khác, trồng cây dược liệu có yêu cầu kỹ thuật cao từ khâu làm đất, chọn giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản... Trong khi nhiều hộ dân ở Si Ma Cai chưa nắm chắc quy trình kỹ thuật nên gặp không ít khó khăn khi canh tác.
Để cây dược liệu thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn ở Si Ma Cai, trong thời gian tới, địa phương cần xây dựng quy trình trồng, chăm sóc từng loại cây dược liệu cụ thể phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Đặc biệt, việc phát triển cây dược liệu cần có lộ trình cụ thể; đồng thời có những chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư cùng với nông dân trồng cây dược liệu theo hướng chuyên canh, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, thu hoạch và cả khâu tiêu thụ sản phẩm.
Theo Vân Thảo-Tùng Lâm (Báo Lào Cai)
Canh bạc đinh lăng Tây Nguyên lại lên cơn sốt Ở Tây Nguyên, đang có tin đồn cây đinh lăng, từ lá, cành, củ đều có thể bán được giá. Đặc biệt là những củ đinh lăng lâu năm giá bán lên đến hàng triệu đồng 1kg. Sốt giống đinh lăng Trong vai người đi mua đinh lăng, chúng tôi có mặt tại khu vực trung tâm cây giống xã Hòa Thắng, TP...