Chỉ trong 10 năm, Symbian, BlackBerry ‘bay màu’, Android từ số 0 trở thành số 1 thế giới
Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới với 85% thị phần. Làm thế nào nền tảng của Google đạt thành tích ấn tượng tới vậy?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Video của kênh Data is Beatiful giúp chúng ta hình dung được những biến động trên thị trường hệ điều hành di động từ năm 1999 tới 2019. PalmOS, nền tảng từng chiếm 73,94% thị phần vào năm 1999 dần thất thế rồi biến mất. Quý III/2001, PalmOS nắm 51,28% thị phần, Windows Mobile đứng sau với 31,3%. Symbian và BlackBerry OS xếp thứ ba và tư với 3,32% và 2,79% thị phần.
Video đang HOT
Năm 2002, cả PalmOS và Windows Mobile bắt đầu đánh mất thị phần vào Symbian. Đến quý I/2003, Symbian vượt qua Windows Mobile. 6 tháng sau đó, Symbian trở thành hệ điều hành số một thế giới với gần 35% thị phần. Quý I/2006, con số này tăng lên 60,08% thị phần. PalmOS xếp sau với 12,72%, Windows Mobile (9,25%), BlackBerry OS (8%).
Tháng 1/2007, khi Steve Jobs lần đầu giới thiệu iPhone, PalmOS bị đẩy xuống vị trí thứ ba còn Symbian vẫn đứng đầu với thị phần gần như không đổi. Quý II/2007, iPhone chính thức lên kệ, iOS chỉ giữ 0,64% thị phần. Cuối năm 2017, có sự xáo trộn trên bảng xếp hạng: Symbian dẫn đầu với 59% thị phần, Windows Mobile và BlackBerry cùng chiếm vị trí số hai, iOS đứng thứ ba và PalmOS về chót. Năm 2008, BlackBerry OS độc chiếm vị trí số hai, Symbian bắt đầu mất thị phần. Android xuất hiện lần đầu vào quý IV/2008, đứng thứ sáu. Thị trường có thêm đối thủ mới là webOS của Palm.
Sang quý II/2009, Android tiến lên vị trí thứ năm với 2,18% thị phần. Các hệ điều hành đứng đầu là Symbian (48,58%), BlackBerry (19,05%), iOS (13,71%). Motorola Droid, Nexus One giúp Android tăng hạng trong quý I/2010. Quý tiếp theo, Android vượt qua iOS, chỉ còn đứng sau Symbian và BlackBerry OS. Ba tháng sau, nền tảng này lại tiếp tục vượt BlackBerry. Cuối cùng, quý I/2011, Android chính thức đánh bại mọi đối thủ khác dành ngôi vương. Từ đó tới nay, chưa có nền tảng nào đánh bật được Android.
Tính đến quý III/2019, Android đang chiếm 85,23% thị phần, iOS có 10,63% thị phần. Symbian, BlackBerry và Palm đã “bay màu”.
Theo ITC News
Google ra mắt trang web chính thức cho Fuchsia, hệ điều hành được kỳ vọng thay thế Android
Sau khi chứng kiến sự biến mất của các hệ điều hành di động như Symbian và BlackBerry, Google muốn đảm bảo rằng ngay cả khi Android một ngày nào đó vượt qua thời kỳ đỉnh cao, nó vẫn có một hệ điều hành khác của hãng thay thế.
Vì vậy, Google đã xây dựng một nhóm gồm hơn 100 người để giúp phát triển Fuchsia OS, một nền tảng nguồn mở khác. Theo Android Police, Google mới đây đã ra mắt một trang web dành cho các nhà phát triển tại Fuchsia.dev.
Được biết, Fuchsia không sử dụng nhân Linux như hệ điều hành Android và Chrome. Thay vào đó, Google sẽ sử dụng nhân zircon, một hạt nhân về cơ bản là số lượng phần mềm nhỏ nhất cần thiết để chạy một hệ điều hành. Vì vậy, như bạn có thể mong đợi thì Fuchsia sẽ rất khác so với Android. Tuy nhiên, tin vui là Flutter SDK đa nền tảng sẽ cho phép các nhà phát triển Android nhanh chóng chuyển các ứng dụng của họ sang Fuchsia.
Vào tháng 11 năm ngoái, hệ điều hành Fuchsia đã hỗ trợ vi xử lý Kirin 970 và được thử nghiệm thành công trên chiếc Honor Play. Đây là một tin tức tốt lành nhưng rõ ràng, Google vẫn còn rất nhiều việc để làm bởi việc tạo ra một nền tảng mới có thể thay thế hệ điều hành được sử dụng trên 85% điện thoại trên toàn thế giới là một nhiệm vụ không hề đơn giản.
Quay trở lại năm 2017, một video xuất hiện cho thấy một chiếc điện thoại chạy bản dựng Fuchsia rất sớm sử dụng giao diện người dùng được thiết kế cho nền tảng có tên Armadillo. Giao diện người dùng cuộn theo chiều dọc để hiển thị các ứng dụng đang mở. Khi khai thác sâu hơn, một hình ảnh hồ sơ cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào "cài đặt nhanh" như các tùy chọn.
Nhìn chung, việc ra mắt trang web cho Fuchsia sẽ giúp Google có thể quảng bá tốt hơn cho hệ điều hành của mình cũng như giúp các nhà phát triển có thể biết rõ hơn về quá trình xây dựng ứng dụng. Như vậy trong tương lai, nếu Android không còn được sử dụng, Fuchsia sẽ là một cái tên thay thế giúp Google có được lượng người dùng ổn định.
Theo FPT Shop
Người Việt ngày càng chịu chơi mua điện thoại xịn Tại Việt Nam, cứ hai người cầm smartphone giá trên 15 triệu thì một chiếc là iPhone, chiếc còn lại tới từ Samsung. Người Việt mua điện thoại trên 15 triệu đồng ngày càng mạnh tay. Theo số liệu mới nhất từ GFK, tháng 8 vừa qua, người Việt mạnh tay chi tiền cho các mẫu điện thoại có giá trên 15 triệu...