Chi trả tiền Dịch vụ môi trường ở Kon Tum: Mở tài khoản ngân hàng, thuận tiện cho người dân
Thay vì nhận tiền mặt, người dân và các cộng đồng nhận bảo vệ rừng, cung ứng dịch vụ môi trường rừng được mở tài khoản ngân hàng. Nhờ vậy bà con luôn nhận đủ tiền, an toan, thuân tiên.
100% chi trả qua tài khoản
Theo thống kê của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh hiện có trên 387.000ha rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Tính đến nay, đơn vị đã thực hiện chi trả hơn 255 tỷ đồng tiền DVMTR năm 2019 cho các chủ rừng. Riêng các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đã được chi trả trên 32 tỷ đồng.
Ông Hồ Thanh Hoàng – Giám đốc Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum cho biết: “Tư khi thưc hiên chính sach đến nay, viêc thanh toan tiền DVMTR cho cac chu rưng la tổ chưc, UBND xa, thị trấn thực hiên qua tai khoan ngân hang, Kho bac Nha nươc.
Đối vơi cac hô gia đình và ca nhân, đến nay đã có 94% hộ gia đình, cá nhân được mở tài khoản ngân hàng và nhận tiền DVMTR qua kênh này. Riêng đối với các cộng đồng đã được mở 100% tài khoản. Phấn đấu trong năm nay sẽ hoàn tất việc chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng 100%”.
Người dân phấn khởi khi nhận tiền DVMTR qua ngân hàng. Ảnh: P.V
Theo ông Hoàng, số tiền chi trả DVMTR rất lớn nên việc chi trả đúng, chi trả đủ, chính xác và đảm bảo an toàn cần phải hết sức thận trọng. Trước đây, việc chi trả tiền cho chu rưng la hô gia đình, ca nhân, cộng đồng dân cư thôn đươc Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum chuyển khoan cho cac Ban chi tra dịch vu môi trương rưng huyên, thanh phố (do cac hạt kiểm lâm huyên, thanh phố kiêm nhiệm), sau đo cac Ban chi tra DVMTR huyên, thanh phố chi tra bằng tiền măt cho ngươi dân.
Hoạt động chi trả này tồn tại nguy cơ rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền, tốn thời gian, công sức… Thay vì người dân nhận tiền mặt thông qua Ban chi tra DVMTR huyên, thanh phố chi trả, thì nay người dân được mở tài khoản đứng tên mình trong ngân hàng, rất thuận tiện.
“Chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng đảm bảo tính thuân tiên, công khai, minh bạch và an toàn. Tài khoản do người dân đứng tên nên họ có thể kiểm tra số tiền nhận được chính xác là bao nhiêu và có thể tùy ý rút ra sử dụng bất cứ lúc nào. Nếu không có nhu cầu sử dụng ngay có thể gửi trong ngân hàng để lấy lãi”- ông Hoàng nói.
Trước đó (năm 2018), thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chu tich UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản “về việc trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch thanh toán điện tử”.
Đây là văn bản chỉ đao Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum, các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, UBND các xã, thị trấn có khoán quản lý bảo vệ rừng chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch thanh toán điện tử cho các hộ gia đình, ca nhân, cộng đồng đươc nha nươc giao đất, giao rưng hoăc nhận khoán bao vê rưng.
Video đang HOT
Tuy ban đầu còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 1 năm triển khai, hình thức chi trả tiền DVMTR mới đã có sự thay đổi rõ rệt: 100% cộng đồng dân cư được mở tài khoản; 94% hộ dân gia đình, cá nhân được mở tài khoản. Đến ngay 29/5/2020, Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum đa hoàn thanh chi trả tiền DVMTR cho tất cả chủ rừng.
Theo ông Hoàng, lúc đầu một số người dân chưa hiểu về chính sách này nên có ý kiến phản đối. Họ cho rằng, “nông dân ở vùng sâu vùng xa làm sao biết sử dụng thẻ tài khoản ngân hàng, ở xã làm gì có cây ATM mà rút…” nhưng bây giờ đã hiểu đúng về lợi ích, tiện dụng và an toàn của hình thức này.
“Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum không có chủ trương mở thẻ, mà là mở tài khoản ngân hàng. Tiền được chuyển vào tài khoản của từng người, người dân có thể nhận tiền khi ngân hang chi tra lưu động tai UBND xa hoặc có thể cầm chứng minh nhân dân ra ngân hàng để rút tiền khi có nhu cầu. Việc rút nhiều hay ít hoặc gửi trong ngân hàng là quyền của người dân”- ông Hoàng lý giải.
Phat triển sinh kế cho người dân
Theo ông Hồ Thanh Hoàng – Giám đốc Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum, trong năm nay đơn vị tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về chính sách chi trả DVMTR, quản lý bảo vệ rừng và hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền DVMTR một cách hiệu quả nhất. Qua đó, sẽ tổ chức khoảng 50 hội nghị tuyên truyền đến cấp xã, đồng thời giám sát 15 đơn vị chủ rừng va 45 UBND xa, thị trấn trên địa bàn.
Đến cuối năm sẽ phối hợp với cơ quan chức năng đi kiểm tra, xac định diện tích rừng để xác định số tiền phải chi trả đúng.
Nhờ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, ông A Re nhận được 17 triệu đồng tiền DVMTR thông qua ngân hàng. Ảnh: P.V
Ông Hoàng cho biết, thông qua các đợt tuyên truyền, đơn vị còn cho lồng ghép và đưa vào nhiều mô hình sinh kế thiết thực để người dân học hỏi, lựa chọn phù hợp cho từng gia đình. Mục tiêu giúp mọi người dân, nhất là người dân ở các khu vực cung ứng dịch vụ hiểu về chính sách và sử dụng nguồn tiền cung ứng DVMTR hiệu quả nhất.
Có mặt tại điểm nhận tiền lưu động do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi trả, anh A Rin (thôn 3, xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà) vui mừng nói: “Trước đây mình nhận tiền mặt, nay được chi trả qua ngân hàng. Giờ tài khoản nhận tiền mang tên mình, mình không nhận bây giờ thì tiền vẫn còn gửi trong ngân hàng, không lo mất tiền”.
Theo A Rin, anh được Nhà nước giao đất, giao rưng hơn 20ha rừng, được chi trả số tiền cung ứng DVMTR năm 2019 la 17,8 triệu đồng. Có số tiền này, gia đình đỡ khó khăn hơn, thoải mái mua lúa, trồng thêm mì và mua bò về chăn nuôi để có thêm thu nhập. Hàng tháng, ngoài công việc gia đình, anh dành thời gian đi tuần tra rừng, khi phát hiện lâm tặc phá rừng thi gọi cán bộ lên can thiệp.
Lần đầu được nhận tiền qua ngân hàng, ông A Re (thôn 8, xã Đăk Psi) cũng chia sẻ: “Đợt này gia đình mình được ngân hàng chi trả 17 triệu đồng tiền nhận bảo vệ rừng nên rất vui. Mình sẽ dùng số tiền này để mua phân bón 200 gốc cà phê và mua bò… Mình không dám dùng tiền này để uống rượu đâu. Giờ mình có tài khoản ngân hàng rồi, cảm thấy rất thoải mái, mình có tiền có thể gửi tiết kiệm vào đây mà không lo mất”.
Ông Nguyễn Phúc Đoan – Chủ tịch UBND xã Đăk Psi cho biết: “Nhờ chính sách chi trả DVMTR, ý thức của người dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng được nâng lên, người dân biết lo lắng hơn cho diện tích rừng được giao bao vê. Qua đó, đời sống của bà con được cải thiện đáng kể, họ biết sử dụng nguồn tiền để phát triển sinh kế. Đó là đầu tư con giống, cây trồng, mua phân bón cho việc sản xuất nông nghiệp, chăm lo việc học hành của con cái, cuộc sống gia đình tốt hơn”.
Theo ông Đoan, đối với số tiền chi trả DVMTR cho cộng đồng dân cư được người dân tổ chức họp và sử dụng rất hiệu quả: 50% cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, 30% dành cho bà con trong làng vay vốn phát triển kinh tế và số còn lại phục vụ chung cho sinh hoạt cộng đồng. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã Đăk Psi là 64,37% thì đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 42,5%.
Quảng Nam: Thu hơn 136 tỷ đồng để bảo vệ rừng
"Hình thức giao khoán rừng có sự thay đổi căn bản sang ưu tiên cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
Ngoài ra, cũng khẩn trương triển khai dự án nâng cao năng lực giám sát rừng bằng công nghệ cao trong đầu năm 2020. Với sự cải tổ toàn diện và ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý rừng như vậy thì năng lực quản lý rừng sẽ được nâng lên gấp nhiều lần so với hiện nay..."- ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.
Thu hơn 136 tỷ đồng để bảo vệ rừng
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2019, theo kế hoạch, Quảng Nam sẽ thu hơn 136 tỷ đồng từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Theo Quỹ BVPTR tỉnh, tính đến ngày 20/11/2019, đơn vị nhận ủy thác thu được hơn 77 tỷ đồng (đạt hơn 56,6% tổng số tiền thu trong năm), trong đó chi 56,4 tỷ đồng.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (giữa) cùng lực lượng kiểm lâm, công an kiểm tra rừng trên địa bàn. Ảnh: P.V
Đến nay, diện tích chi trả DVMTR của tỉnh là 283.329ha, với 15 đề án chi trả được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, diện tích giao khoán 226.982ha cho 610 nhóm/12.842 hộ và 142 cộng đồng; diện tích các chủ rừng tự bảo vệ là 56.347ha. Tổng số tiền thu, chi DVMTR từ năm 2013 đến nay là 481 tỷ đồng.
Để xác định chi đúng đối tượng, diện tích dịch vụ bảo vệ rừng, thời gian qua Quỹ BVPTR tỉnh phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh hỗ trợ các chủ rừng thực hiện giải đoán ảnh và lập bản đồ biến động rừng định kỳ (mỗi quý 1 ảnh) để cung cấp và khuyến cáo đến chủ rừng, hạt kiểm lâm phục vụ cho công tác theo dõi diễn biến rừng.
Quỹ cũng phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh làm việc với các hạt kiểm lâm huyện, UBND các xã hỗ trợ cập nhật biến động rừng trong vùng chi trả DVMTR theo đúng lộ trình.
Sau khi Nghị định 99 (năm 2010) ban hành chính sách về DVMTR , ngành lâm nghiệp tham mưu cho chính quyền tỉnh triển khai thí điểm nhiều mô hình giao khoán bảo vệ rừng. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay Quảng Nam đang triển khai nhiều hình thức khoán bảo vệ rừng. Đầu tiên là khoán rừng cho nhóm hộ năm 2012. Đây là hình thức phổ biến, được thực hiện trên cơ sở áp dụng kết quả thí điểm giao khoán rừng cho nhóm hộ của dự án do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ. Tổng diện tích rừng giao cho nhóm hộ là 216.500ha, bình quân mỗi nhóm hộ được giao 213,2ha. Kế tiếp là mô hình khoán rừng cho cộng đồng, thực hiện 2 năm (2016 - 2017).
Đến nay, Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương, Sông Kôn đã chuyển đổi một số diện tích sang khoán theo hình thức cộng đồng. Tổng diện tích giao khoán là 7.390ha cho 22 cộng đồng; bình quân mỗi cộng đồng được nhận khoán 336ha.
Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh đang triển khai hình thức này với diện tích khoán 3.128ha/28 thành viên, thu nhập của đội bảo vệ rừng khoảng 500 triệu/năm. Hình thức giao khoán khác nữa là các chủ rừng tự bảo vệ. Hầu hết chủ rừng đều có một số diện tích tự bảo vệ nằm ở xa khu dân cư. Các chủ rừng dựa trên nguồn chi trả nhận được để hợp đồng một số lao động thực hiện. Các lao động này vừa trực tiếp bảo vệ diện tích rừng của ban tự quản lý vừa chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ rừng của các nhóm hộ...
Từ kết quả của các dự án thực hiện thí điểm do Ngân hàng ADB, tổ chức Trường Sơn Xanh, dự án thí điểm chi trả DVMTR về hấp thụ và lưu giữ các bon tài trợ, 6 năm qua Quảng Nam đã triển khai việc xây dựng 15 đề án chi trả DVMTR tại các lưu vực thủy điện, nơi thí điểm về hấp thụ và lưu giữ các bon, được UBND tỉnh phê duyệt.
Đưa công nghệ vào bảo vệ rừng
Để bảo vệ rừng, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 580 ngày 7/2/2018 thành lập tổ công tác cấp tỉnh gồm các ngành nông nghiệp, tài nguyên - môi trường và công an tỉnh, đã giúp phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời các vụ phá rừng trọng điểm.
Ông Phan Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết: Từ chỉ đạo xử lý quyết liệt của UBND tỉnh, tình trạng phá rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể, nhất là các hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Ngược lại, cơ quan chức năng lại khởi tố hình sự nhiều hơn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, cụ thể giai đoạn 2015 - 2018, mỗi năm số vụ khởi tố hình sự tăng hơn 18,4%.
Theo đó, từ năm 2016 đến nay, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng tây, bảo vệ rừng luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND quan tâm đúng mức. Ông Lê Minh Hưng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: Kinh nghiệm của tỉnh là thí điểm một số mô hình trước, không triển khai ồ ạt, sau đó đúc kết thực tiễn. Hình thức nào phù hợp, hiệu quả thì triển khai nhân rộng; ngược lại hình thức nào bất cập thì loại bỏ.
"Mỗi mô hình giao khoán đều có tính ưu việt, hạn chế riêng, nhưng hình thức thành lập tổ bảo vệ rừng chuyên trách có thể là xu hướng được lựa chọn, bởi hiệu quả nằm ở chỗ lực lượng tuần tra không đông nhưng đủ mạnh để giữ rừng" - ông Hưng nói.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: "Để bảo vệ rừng tốt hơn, năm 2019 tỉnh Quảng Nam đã sắp xếp lại cơ bản và toàn diện các hạt, trạm kiểm lâm theo hướng tách bạch rõ vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của từng Hạt Kiểm lâm theo địa bàn huyện, trừ 3 hạt kiểm lâm liên huyện ở đồng bằng; giải thể, sáp nhập các trạm kiểm lâm, chỉ giữ những trạm ở vị trí xung yếu để tăng cường kiểm lâm về địa bàn xã; chuyển các ban quản lý rừng phòng hộ về huyện để UBND huyện trực tiếp chỉ đạo các ban quản lý này đồng thời với cả hệ thống chính trị tại địa phương.
Đặc biệt là hình thức và mức giao khoán có sự thay đổi căn bản sang ưu tiên cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách là những thanh niên địa phương bộ đội xuất ngũ, có sự tham gia của cộng đồng, chế độ bảo đảm các khoản lương và theo lương".
Ngoài ra, theo ông Thanh, tỉnh cũng khẩn trương triển khai dự án nâng cao năng lực giám sát rừng bằng công nghệ cao trong đầu năm 2020. Với sự cải tổ toàn diện và ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý rừng như vậy thì năng lực quản lý rừng sẽ được nâng lên gấp nhiều lần so với hiện nay, tỉnh sẽ chủ động giữ rừng và cũng dễ quy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân khi xảy ra phá rừng...".
Theo Danviet
Người giữ rừng trên những trang báo Khi nói đến Tây Nguyên ai cũng nghĩ ngay đến những cánh rừng bạt ngàn, hùng vĩ, là mái nhà chung của Miền Trung, nhưng hiện nay đang bị tàn phá bởi nạn phá rừng, chiếm đất làm nương rẫy đã và đang diễn ra tại đây hết sức phức tạp. Ngoài các cơ quan chức năng, lực lượng quản lý bảo vệ...