Chi trả cổ tức năm 2018 tại VEAM – Chậm do đâu?
Sau hơn 4 tháng kể từ ngày thông qua Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên (30/6/2019), đến nay Tổng công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam – CTCP ( VEAM) vẫn chưa thể chi trả cổ tức cho các cổ đông, sự chậm trễ này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của VEAM trước các nhà đầu tư, tạo ra sự bức xúc của các cổ đông ngoài nhà nước và ảnh hưởng chính đến quyền lợi của cổ đông nhà nước (chiếm 88,47% vốn điều lệ).
Chậm do đâu?
Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của VEAM diễn ra ngày 30/6/2019 đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận với mức chia cổ tức trên 5.161 tỷ đồng trong đó cổ đông nhà nước chiếm tới 88,47% tương đương với số cổ tức là 4.586 tỷ đồng sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước, nguồn tiền đã được VEAM chuẩn bị sẵn sàng để chi trả cho các cổ đông. Tuy nhiên, đến nay số tiền này vẫn đang nằm chờ trong tài khoản của VEAM.
Nói về vấn đề này ông Ngô Văn Tuyển, Quyền Tổng giám đốc VEAM cho biết: “Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2019 đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận với mức chia cổ tức là hơn 5.161 tỷ đồng. Nghị quyết cũng nêu rõ “… chia cổ tức được thực hiện sau khi có ý kiến của đại diện chủ sở hữu Nhà nước ( Bộ Công Thương). Sau Đại hội cổ đông, VEAM đã có văn bản gửi Bộ Tài chính cũng như Bộ Công Thương xin ý kiến về phương án chi trả cổ tức đã được Đại hội cổ đông thông qua nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản trả lời chấp thuận dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của các cổ đông”.
Nghị quyết Đại hội cổ đông 2019 của VEAM được thông qua với tỷ lệ đồng thuận đạt trên 99%
Trước Đại hội cổ đông thường niên, ngày 23/4/2019, VEAM đã có Công văn số 34/VEAM-BPĐDVNN gửi Bộ Công Thương đề nghị chấp thuận báo cáo tài chính và phương án phân phối lợi nhuận 2018. Ngày 29/5/2019, Bộ Công Thương đã có Công văn gửi Bộ Tài chính số 3749/BCT-TC đề nghị có ý kiến về phương án phân phối lợi nhuận năm 2018 của VEAM để Bộ Công Thương chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại VEAM tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của VEAM. Ngày 25/6/2019, Bộ Tài chính đã có Công văn số 7739/BCT-TCDN gửi Bộ Công Thương về vấn đề trên và yêu cầu làm rõ một số vấn đề tồn tại trong báo cáo kiểm toán cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của VEAM.
Theo đó, ngày 19/8/2019, Quyền Tổng giám đốc Ngô Văn Tuyển đã có Văn bản số 678/VEAM-KTTC gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính báo cáo giải trình ý kiến của Bộ Tài chính và đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sớm có ý kiến chỉ đạo về việc chi trả cổ tức, trong đó dự kiến nộp về ngân sách nhà nước số tiền khoảng 4.568 tỷ đồng. Gần đây nhất, vào ngày 11/10/2019, ông Bùi Quang Chuyện- Chủ tịch Hội đồng quản trị, phụ trách bộ phận đại diện vốn nhà nước tại VEAM cũng đã ký Công văn số 861/VEAM-HĐQT gửi Bộ Tài chính xin ý kiến về chia cổ tức năm 2018 của VEAM.
Video đang HOT
“Kể từ đó đến nay VEAM chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương trong khi các cổ đông không phải nhà nước thường xuyên yêu cầu VEAM sớm xem xét chia cổ tức”, ông Ngô Văn Tuyển cho biết.
Hướng giải quyết
Theo ông Bùi Quang Chuyện thì tại Khoản 4 Điều 132 Luật Doanh nghiệp quy định “Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội cổ đông thường niên”. Như vậy, với quy định trên VEAM phải thanh toán cổ tức cho các cổ đông chậm nhất là ngày 30/12/2019.
Cũng theo ông Bùi Quang Chuyện thì các ý kiến ngoại trừ trên Báo cáo tài chính VEAM là những vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết mà Bộ Tài chính đưa ra nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận 2018 đề nghị phân phối của VEAM.
Trong khi đó ông Ngô Văn Tuyển khẳng định, “chúng tôi vẫn đang đề nghị các bộ phận chức năng của Bộ Công Thương để sớm có văn bản chỉ đạo việc chi trả cổ tức. Trong trường hợp hết thời hạn 06 tháng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, mà không có văn bản chỉ đạo thì VEAM cũng phải tiến hành chi trả cổ tức nếu không muốn vi phạm pháp luật. Các ý kiến tại văn bản của Bộ Tài chính dẫn đến việc Bộ Công Thương không thể chỉ đạo việc chia cổ tức 2018 đến thời điểm này là không hợp lý khi lợi nhuận 2019 của VEAM cũng đã lên tới gần 7.000 tỷ đồng. Việc chậm nộp phần cổ tức 2018 được chia vào ngân sách nhà nước làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của cổ đông nhà nước”.
Thu Hường- Kiều Nga
Theo congthuong.vn
Hoãn cổ tức tới 5 lần, Sudico Sông Đà lại thất hứa với cổ đông
CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, HoSE: SJS) vừa thay đổi thời gian trả cổ tức năm 2016 và 2017 bằng tiền mặt đều với tỷ lệ 10% sang tận cuối năm 2020.
Theo đó, cổ tức năm 2016 của SJS sẽ được dời từ ngày 30/9/2019 sang 31/12/2020.
Còn cổ tức năm 2017 được gom lại thành 1 đợt vào 31/12/2020 thay vì 30/9/2019 và 31/12/2019 như trước đó.
Như vậy đây là lần hoãn cổ tức năm 2016 lần thứ 5 của SJS.
SJS cũng cho biết, trong trường hợp Công ty thu xếp được nguồn tiền đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ xem xét thực hiện thanh toán cổ tức sớm hơn thời gian này.
Sudico lại hoãn cổ tức tới cuối năm 2020.
Trước đó hồi tháng 4/2019, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) đã có văn bản nhắc nhở SJS nghiêm túc thực hiện các quy định về quản trị Công ty. Bởi theo quy định của Luật doanh nghiệp, cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp ĐHĐCĐ thường niên. Như vậy, SJS đã chậm trễ việc chia trả cổ tức năm 2016 và 2017 so với quy định.
Để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, Sở nhắc nhở SJS nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ trả cổ tức cho cổ đông theo đúng quy định hiện hành.
Sau khi Sở nhắc nhở, SJS cho biết nguồn vốn chi trả cổ tức 2016 và 2017 chủ yếu từ nguồn thu tại dự án Nam An Khánh và các dự án khác với tổng công nợ hiện nay là 285.5 tỷ đồng. Trong thời gian vừa qua, do các đối tác chậm trễ thanh toán nên Công ty bị thiếu hụt nguồn vốn chi trả cổ tức.
Hiện tại, SJS đã làm việc cụ thể với từng đối tác, khách hàng và đưa ra các biện pháp trong công tác thu vốn tại các dự án. Theo đó, trong năm 2019 SJS sẽ có đủ nguồn vốn để chi trả cổ tức 2016 và 2017 theo đúng tiến độ.
Vậy nhưng, sự thất hứa của SJS lại một lần nữa làm nản lòng cổ đông.
Được biết, tại thời điểm 30/6/2019, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của SJS chỉ ở mức 53 tỷ đồng.
Trong khi với tổng tỷ lệ cổ tức của hai năm là 20% và với gần 114 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì dự kiến SJS phải chi ra tới 227 tỷ đồng để trả cổ tức còn nợ này cho cổ đông.
Tại thời điểm cuối năm 2018, cổ đông lớn duy nhất của SJS chính là Tổng công ty Sông Đà với tỷ lệ nắm giữ 31,87% vốn. Như vậy, nếu SJS trả cổ tức cho 2 năm 2016 và 2017 thì Tổng công ty Sông Đà sẽ nhận về được hơn 72 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu SJS đang giao dịch sát mốc 17.000 đồng/cp, giảm hơn 19% trong vòng 1 quý vừa qua.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Chứng khoán Sen Vàng tiếp tục bị phạt 185 triệu đồng UBCK vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Chứng khoán Sen Vàng với tổng mức phạt 185 triệu đồng. Trong đó, Chứng khoán Sen Vàng chịu mức phạt 40 triệu đồng do không có đủ người hành nghề chứng khoán. Cụ thể, tính đến...