Chi trả BHYT mức kỷ lục 2,8 tỷ đồng cho bệnh nhân ở Lạng Sơn
Hơn 1.300 bệnh nhân được chi trả vượt mức 300 triệu đồng. Mức chi trả kỷ lục thuộc về một trường hợp bệnh nhân ở Lạng Sơn với tổng chi phí khám, chữa bệnh lên tới 2,8 tỉ đồng. Ngoài ra, BHXH VN cũng phát hiện nhiều trường hợp chi phí khám chữa bệnh có mức cao bất thường.
Đây là thông tin được Bảo hiểm xã hội VN công bố hôm 31/7 về kết quả liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT qua 6 tháng đầu năm 2018.
Nhiều khoản chi cao bất thường
Trong thời gian này, Hệ thống giám định của BHXH VN đã tiếp nhận 83,82 triệu lượt khám chữa bệnh với chi phí đề nghị thanh toán gần 47.000 tỉ đồng. Bên cạnh 1.300 bệnh nhận được chi trả vượt mức 300 triệu đồng, BHXH VN cũng ghi nhận trường hợp kỷ lục với mức chi trả khoảng 2,8 tỷ đồng.
Theo ông Đàm Hiếu Trung – Phó Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (BHXH VN) – mức chi trả 2,8 tỷ đồng như trên thuộc về một trường hợp bệnh nhân trú tại Đình Lập (Lạng Sơn). Qua khám bệnh phát hiện bệnh nhân có vấn đề về máu và phải sử dụng nhiều loại thuốc đặc trị.
“Bệnh nhân là đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội. Tính đến ngày 30/6, trải qua 8 lần điều trị và nguồn thuốc đặc trị hoàn toàn nhập khẩu tư nước ngoài” – ông Đàm Hiếu Trung cho biết.
Cũng theo Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT 6 tháng đầu năm đã phát hiện một số đề nghị thanh toán dịch vụ kỹ thuật phẫu thuật cao bất thường tại một số bệnh viện.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, 371/375 trường hợp phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa (chiếm tỉ lệ 98,93%) trên tổng số các trường viêm ruột thừa.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, khi kiểm tra hồ sơ bệnh án, 18/383 trường hợp không phải viêm phúc mạc ruột thừa. Tương tự, Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, có 86/86 trường hợp phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa (chiếm tỉ lệ 100%) nhưng kiểm tra 100% số bệnh án không phải bệnh này” – ông Đàm Hiếu Trung nói.
Tại Trung tâm Y tế thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, có 62/62 trường hợp (chiếm tỉ lệ 100%), nhưng có tới 60 hồ sơ kiểm tra lại không phải viêm phúc mạc ruột thừa.
Theo ông Trung, viêm phúc mạc ruột thừa là biến chứng khi bệnh nhân bị viêm ruột thừa nhưng đến bệnh viện muộn.
“Mức giá thanh toán của dịch vụ viêm phúc mạc ruột thừa là 2,8 triệu đồng, trong khi phẫu thuật viêm ruột thừa đơn thuần giá là 1,4 triệu đồng. Ngoài ra còn nhiều dịch vụ khác phải đi kèm. Sau khi kiểm tra, toàn bộ chi phí sai sót, cơ quan BHXH các tỉnh đã từ chối thanh toán này” – ông Đàm Hiếu Trung cho biết.
Thông tư 15/2018/TT-BYT còn nhiều bất cập
Cũng tại cuộc họp do BHXH VN tổ chức hôm 31/7, ông Lê Văn Phúc – Phó trưởng Ban phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH VN) cho biết vẫn còn nhiều bất cập trong Thông tư 15/2018/TT- BHYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc.
“Từ ngày 15/7, Thông tư 15/2018/TT- BHYT có hiệu lực và thay thế cho Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC . Nhưng chỉ điều chỉnh giá của trên 80 dịch vụ kỹ thuật. Số lượng điều chỉnh này chỉ chiểm rất ít so với số lượng hàng chục ngàn dịch vụ kỹ thuật đang có giá chính thức hoặc phiên tương đương” – ông Lê Văn Phúc cho biết.
Đại diện Ban thực hiện chính sách BHYT cho rằng, nhiều bất cập trong Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC trước đây vẫn chưa được giải quyết rốt ráo và đang được kiến nghị tiếp.
“Vấn đề thanh toán theo định mức kinh tế kỹ thuật là điều cần xem xét. Đơn cử như việc kết cấu giá găng tay, kim châm cứu, nước rửa tay hoặc các đồ vật cần phải thay 1 lần/ngày, nhưng có bệnh viện tiết kiệm chỉ thay 2,3 ngày/lần. Hoặc thanh toán chi phí nằm ở phòng bệnh có máy điều hoà. Nhiều trường hợp có lắp điều hoà nhưng bệnh viện tiết kiệm lại không bật. BHXH VN kiến nghị, những đơn vị nào không thực hiện đúng định mức thì chỉ thanh toán theo thực tế” – ông Lê Văn Phúc cho biết.
Ngoài ra, việc thanh toán theo định mức nhân lực của giường bệnh tại bệnh viện cũng phát sinh bất cập. Thống kê của BHXH VN, nhiều bệnh viện chỉ đáp ứng được định mức nhân lực theo tỉ lệ nhân viên y tế/giường bệnh là 0,5; 0,6; 0,7. Trong khi đó, quy định về định mức nhân lực trên phải là 1,2 nhân viên y tế/giường bệnh; 1,3 hoặc 1,34.
Ông Lê Văn Phúc chỉ rõ: “Chúng ta đang xây dựng mức nhân lực đầy đủ với mức thanh toán giường bệnh chung trong bệnh viện theo hạng 1, 2 hoặc 3 là 200.000-300.000 đồng/giường bệnh. Nhưng nhiều bệnh viện chỉ đáp ứng tỉ lệ nhân lực là 0,5 hoặc 0,7, người nhà bệnh nhân vẫn phải ra vào chăm sóc rất nhiều. Trong khi đó, BHXH VN vẫn phải thanh toán giá theo đúng mức quy định nhân lực đủ chứ không phải giá nhân lực thiếu như trong thực tế”.
Theo ông Lê Văn Phúc, điều này cần có sự điều chỉnh hợp lý.
“BHXH VN đang đề nghị thanh toán theo định mức nhân lực thực tế. Nếu bệnh viện đảm bảo đúng quy định về định mức nhân lực, chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ. Trường hợp bệnh viện chỉ thực hiện tỉ lệ 0,5 hoặc 0,7 thì BHXH VN sẽ thanh toán tương ứng để đảm bảo sự công bằng và để các bệnh viện khác có hướng phấn đấu” – ông Lê Văn Phúc nói.
Hoàng Mạnh
Theo Dân trí
Bệnh nhân được bảo hiểm y tế chi hơn 5 tỉ đồng mắc bệnh gì?
Một bệnh nhân ở tỉnh Đồng Nai, điều trị tại TP HCM, đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả với mức khoảng hơn 5 tỉ đồng trong 3 năm qua để điều trị căn bệnh nan y, mức chi "khủng" nhất từ trước đến nay.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 3-7, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết một bệnh nhân bị bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) đã được quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả số tiền hơn 5 tỉ đồng chi phí khám chữa bệnh (KCB) trong 3 năm.
Điều trị bệnh nhân Thalasemia tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương - Ảnh: N.Dương
Theo ông Đức, bệnh nhân này sống ở tỉnh Đồng Nai nhưng khám chữa bệnh tại TP HCM và là bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả số tiền chữa bệnh "khủng" nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Bệnh nhân có mức khi "khủng" không kém là một nam giới (34 tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long) cũng bị bệnh tan máu bẩm sinh với mức chi 4,5 tỉ đồng.
Cũng trong những tháng đầu năm 2018, quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB cho gần 400 người với số tiền từ 300 triệu đến hơn 1 tỉ đồng.
Ông Đức cho biết sở dĩ những bệnh nhân được hưởng mức chi trả cao đến khó tin như trên là do phải thường xuyên truyền máu và điều trị bằng các thuốc cầm máu hỗ trợ rất đắt tiền. Cách duy nhất để điều trị bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh nhân phải truyền máu và xác định sẽ phải truyền cả đời. Người bệnh phải vào viện truyền máu định kỳ, trung bình 1 lần/tháng. Trong khi đó, những đối tượng này hầu hết được chi trả 100% chi phí KCB.
Trung bình bệnh nhân nội trú được bảo hiểm chi trả gần 4 triệu đồng/đợt
Theo thông tin mới nhất từ BHXH Việt Nam, đến tháng 6-2018, cả nước đã có 81,6 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ gần 87% dân số. Đến thời điểm này, 23 tỉnh có tỉ lệ bao phủ BHYT trên 90% dân số; 13 tỉnh đạt tỉ lệ bao phủ BHYT từ 85% dân số đến dưới 90%; 27 tỉnh đạt tỉ lệ bao phủ BHYT dưới 85%.
Tổng số KCB BHYT từ đầu năm đến nay là gần 85 triệu lượt, trong đó có hơn 77 triệu lượt khám ngoại trú.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, chi phí bình quân/lượt KCB BHYT là 557.300 đồng/lượt, trong đó, ngoại trú là 235.000 đồng/lượt, nội trú là 3.853.000 đồng/đợt điều trị. Trong đó, cơ cấu chi phí KCB BHYT chi phí thuốc/máu chiếm tỉ trọng cao nhất (37%); tiếp đến là chi cho tiền giường (gần 17%), xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh (17%).
N.Dung
Theo Người lao động
1 bệnh nhân ở BV Bạch Mai được bảo hiểm chi trả gần 1,4 tỉ đồng Một bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả gần 1,4 tỉ đồng trong 1 tháng điều trị. Một bệnh nhân điều trị ở BV Bạch Mai được Quỹ BHYT chi trả gần 1,4 tỉ đồng Tại cuộc họp thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHYT) sáng...