Chị tôi tặng mẹ món quà đáng giá cả gia tài nhưng mẹ lại buông câu khiến chị đau khổ
Đó không phải là lần đầu tiên mẹ tôi làm tổn thương chị. Và sự cố chiếc nhẫn chính là giới hạn cuối cùng khiến chị tôi dứt áo ra đi.
“Con mà được một góc của cái Vân thì tốt”.
“Con nhìn chị đi, năm nào cũng được giấy khen với tiền thưởng, còn con được lên lớp thôi bố mẹ cũng mừng rồi”.
“Vân nó đang đi học mà đã có lương 10 triệu rồi, bao giờ con mới giỏi được như chị?”.
Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong số những lời than thở mà bố mẹ nói với tôi suốt từ bé đến lớn. Cùng là chị em ruột với nhau, hơn kém nhau có 2 tuổi, nhưng Vân thì giỏi giang xinh xắn còn tôi thì hậu đậu vô cùng. Thế nên bố mẹ toàn so sánh tôi với chị khiến bản thân tôi luôn cảm giác tự ti.
Song chính vì sự khác biệt giữa hai chị em nên Vân bị bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng. Lúc nào trách nhiệm nặng nề cũng đặt lên vai chị tôi và người lớn trong nhà luôn mặc định “cái Vân giỏi nên nó làm được hết”. Hồi bé chưa hiểu chuyện tôi cũng hay ghen tị với chị, đến lúc trưởng thành rồi thì tôi thấy thương chị vô cùng.
Tính Vân hay chịu đựng nên chị chẳng kêu ca gì hết. Những lúc buồn chị tôi hay trốn vào một góc, uống cà phê và suy nghĩ trong yên lặng. Thi thoảng tôi chủ động hỏi thăm nhưng Vân cũng hiếm khi tâm sự trải lòng. Chị thương tôi nên không muốn liên luỵ đến tôi, dù có khó khăn mệt mỏi thì chị cũng luôn cười và bảo tôi đừng lo lắng gì hết.
Vân lần lượt hoàn thành hết mọi kỳ vọng của bố mẹ tôi. Từ việc chọn trường đại học, thi đỗ điểm cao, giành học bổng và ra trường làm ở chỗ bố tôi xin được. Có lần hai chị em đi cà phê với nhau, tôi hỏi Vân tại sao cứ sống như một cỗ máy lập trình như thế. Chị cười bảo chẳng sao cả. Dù không vui khi liên tục bị áp đặt nhưng chị tôi đã lấy đó làm động lực để rèn luyện bản thân. Nhìn lại thành tích đã có được thì Vân không thấy hối hận cho lắm.
Tưởng rằng khi đi làm Vân sẽ bớt bị bố mẹ can thiệp hơn nhưng gần đây tôi mới phát hiện ra sự thật không phải vậy. Trong khi tôi làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu chả ai hỏi han gì thì chị tôi lại phải dành ra 7 triệu mỗi tháng đưa cho mẹ!
Nhiều người sẽ bảo chuyện đó có gì mà phải kể ra. Con cái biếu tiền bố mẹ hàng tháng là quá bình thường, bao năm bố mẹ nuôi ăn học thì vài triệu báo hiếu có đáng là gì đâu. Với lại chị em tôi chưa lấy chồng, vẫn sống chung với bố mẹ thì 7 triệu coi như tiền điện nước cơm cháo cũng hợp lý.
Thế nhưng mọi người có sống cùng gia đình tôi đâu mà biết. Bố mẹ tôi không thiếu tiền, ngược lại họ còn nghỉ hưu sớm vì có thu nhập thụ động hàng tháng vài trăm triệu cơ. Nhà có 1 cô giúp việc chuyên lau dọn và 1 cô chuyên nấu ăn. Chị em tôi đi làm toàn ăn ngoài, bữa tối thi thoảng mới ngồi cùng bố mẹ, còn lại thì tụ tập với bạn bè hoặc hẹn hò với bạn trai.
Video đang HOT
Tính ra lương tháng chị Vân chỉ có 12 triệu, đưa mẹ hơn nửa như thế thì chẳng biết chị tôi ăn tiêu kiểu gì nữa. Vân tiết kiệm giỏi hơn tôi nhưng 5 triệu với một cô gái 27 tuổi thì chẳng phải eo hẹp lắm sao? Mẹ tôi làm bộ móng 2 triệu bạc thì được, còn chị gái tôi thì chưa thấy có thứ gì đẹp đẽ ngoài thỏi son và cái túi cũ tôi tặng từ lâu rồi.
Mẹ tôi ra ngoài cứ khoe con gái lớn giỏi giang xinh đẹp, làm công chức nhà nước, lại còn ngoan ngoãn hay cho bố mẹ tiền dù mẹ không cần. Không nghe thấy thì chẳng sao, nghe rồi tôi lại thấy ấm ức trong lòng thay cho chị. Mẹ bảo không cần tiền của chị sao vẫn lấy? Tháng nào Vân đưa chậm là mẹ sẽ trách móc chị suốt, còn lên mạng kêu ca “nghèo không có tiền mua thịt”.
Thật sự chẳng đứa con nào muốn vạch áo cho người xem lưng. Nhưng mẹ tôi quá đáng với chị Vân một cách khó hiểu. Mẹ bảo số tiền chị đưa hàng tháng dùng để lo sinh hoạt phí cho gia đình, kêu là bố mẹ không đi làm nên “chỉ biết trông đợi vào con gái thôi”. Nghe câu ấy có áp lực không cơ chứ!
Ngoài tiền lương hàng tháng phải nộp lại thì mẹ tôi còn đòi hỏi chị Vân rất nhiều thứ. Mua hàng online ship tận nhà mẹ cũng gọi điện bảo chị tôi chuyển khoản. Thiếu 1-2 triệu lương giúp việc mẹ cũng nhắn “hỏi vay” con gái lớn xong không trả lại. Thậm chí chị em tôi đang đi xem phim mẹ cũng gọi bắt chị tôi thanh toán hộ tiền cà phê đi uống với bạn!
Hình như mẹ tôi nghĩ chị Vân mỗi tháng kiếm tiền tỷ hay sao ấy. Tôi cảm giác như mẹ đang bòn rút sức lực và kinh tế của Vân chứ không phải là muốn con báo hiếu nữa. Mẹ biết rõ khoản lương mỗi tháng của chị mà vẫn bắt chị phải gánh tất cả, có đợt rỗng túi Vân còn phải hỏi vay tôi cơ. Tôi xúi Vân mau lấy chồng để cuộc sống dễ thở hơn nhưng chị bảo chưa sẵn sàng. Thương chị mà chẳng thể làm gì khác, tôi đành bảo mẹ đừng làm vậy với chị nữa, mẹ quay sang mắng tôi là “trẻ ranh không biết gì”.
Chị gái hiền lành của tôi cứ chịu đựng đủ thứ cho đến khi một sự cố xảy ra cách đây vài hôm. Một người bà con xa mới ở nước ngoài về, mẹ tôi rảnh rỗi nên đưa cô ấy đi chơi khắp nơi xong qua nhà tôi ăn bữa lẩu. Vân đang ốm xin nghỉ phép nhưng vì mẹ nói có khách nên chị lại phải bò dậy đi chợ nấu nướng.
Ăn xong tôi bảo Vân lên phòng nằm nghỉ để tôi dọn dẹp hộ. Bố mẹ tôi với người họ hàng ngồi nói chuyện ngoài phòng khách. Mẹ tôi lại bắt đầu màn khoe con quen thuộc, cái gì cũng là Vân mua Vân làm. Tôi thở dài trộm nghĩ mình thua kém hơn chị gái có lẽ là may nhiều hơn xui. Nếu phải chịu đựng như Vân thì chắc tôi phát điên mất.
Đang trò chuyện rôm rả thì người họ hàng trông thấy cái nhẫn kim cương mẹ tôi đeo trên tay. Cô ấy hỏi mẹ mua ở đâu, và bi kịch bắt đầu từ đó.
Chiếc nhẫn là món quà chị Vân tặng mẹ dịp sinh nhật cách đây vài tháng. Giá của nó không hề rẻ, dù Vân đã cố giấu nhẹm đi nhưng tôi vẫn nhìn thấy hoá đơn quẹt thẻ tín dụng báo về chiếc email 2 chị em dùng chung. Mẹ tôi thích cái nhẫn đó từ đợt đi mua sắm với bố, về nhà mẹ cứ nhắc đi nhắc lại rằng “Nếu được con gái tặng nhẫn kim cương thì đời này mẹ đúng là hạnh phúc nhất”.
Tôi tưởng mức giá hơn trăm triệu thì Vân sẽ lờ đi coi như không biết. Món quà ấy vượt quá khả năng của Vân nên nếu không mua thì chẳng thể nào trách chị được. Nhưng tôi không ngờ Vân lại âm thầm đi mua cái nhẫn đó, dùng hết tiền tiết kiệm và ghi nợ thẻ tín dụng tận 7 tháng lương! Cả tiền thưởng Tết cất giữ bao lâu Vân cũng lấy ra đập hết vào món quà sinh nhật. Chiếc nhẫn bé tí ấy quả thực đáng giá toàn bộ gia tài mà chị tôi đang có.
Tôi hỏi vì sao phải cố chiều theo ý mẹ, Vân cười bảo vì đấy là mẹ mình. Cạn lời nên tôi cũng kệ. Nhìn mẹ vui sướng khi đeo nhẫn tôi cũng nghĩ như vậy là chị đã quá hiếu thảo rồi. Đó là sự lựa chọn của chị, nhưng tôi chẳng hiểu sao mẹ nỡ để con gái phải khổ cực vì mình.
Mâu thuẫn xuất hiện khi người họ hàng kia bảo với mẹ đó là kim cương giả. Đang tự hào vì cái nhẫn đắt tiền thì mẹ tôi bỗng im bặt. Bà tháo ngay chiếc nhẫn ra và hỏi tại sao cô ấy biết là đồ giả. Tôi chẳng phải chuyên gia nên cũng không hiểu cách phân biệt kim cương thật giả như nào, song người họ hàng kia “chém gió” có vẻ khá chuyên nghiệp. Nghe cô ấy phân tích một hồi nào là đường cắt, nào là màu lửa kim cương… thì cả tôi lẫn bố mẹ đều nghĩ cái nhẫn ấy là đồ giả.
Tuy nhiên tôi biết giá và thông tin chính xác về chiếc nhẫn kim cương nên chắc chắn nó là thật. Chị gái tôi cũng là một người có nhân cách, đương nhiên chị sẽ không tặng mẹ thứ tạp nham. Nhưng làm sao thuyết phục mẹ được chứ. Chẳng lẽ lại lấy hoá đơn ra để đôi co với người họ hàng kia. Làm vậy chị tôi sẽ giận mất.
Sau một hồi lắng nghe thì mẹ tôi vứt toẹt cái nhẫn xuống bàn, hậm hực nói không ngờ con gái lại lừa mình và tặng một món đồ vô giá trị. Đúng lúc ấy Vân xuống nhà lấy nước, chị đứng như pho tượng ở chân cầu thang sau khi nghe câu của mẹ. Tôi bối rối nghĩ cách thoát khỏi tình huống khó xử, nhưng mẹ tôi một lần nữa cứa vào lòng chị Vân khi vẫy tay gọi chị đến để trả lại cái nhẫn.
Tôi biết chắc chị đau khổ vô cùng vì đây không phải lần đầu tiên mẹ tôi làm tổn thương chị. Tấm lòng của chị vậy mà lại bị đạp đổ bởi một lời nhận xét sai lầm từ người ngoài cuộc. Chị nhặt cái nhẫn lên rồi vừa chạy lên gác vừa khóc. Đến nước ấy thì tôi bực không chịu nổi, có bao nhiêu sự thật tôi xổ hết cho mọi người nghe. Khi biết cái giá của chiếc nhẫn và trông thấy giấy thẩm định kim cương, cả mẹ tôi lẫn cô kia đều trợn tròn mắt không nói nên lời.
Mẹ tôi sĩ diện nên mấy ngày rồi vẫn không chịu xin lỗi. Vân cũng kệ, chị lẳng lặng xách vali ra ngoài thuê phòng ở riêng. Chị nhờ tôi chuyển lời với bố mẹ rằng từ nay chị sẽ sống tự lập không phiền đến ai nữa. Và chị hi vọng cũng không ai tìm chị để làm phiền. Mẹ tôi hối hận lắm nhưng giọt nước đã tràn ly thì vớt lại sao được. Cũng phải thôi, ai bảo mẹ không tin con gái lại đi tin ý kiến tào lao của người khác.
Chồng cũ đột ngột quay về
Tình cảm giữa chị và người mới chưa tới đâu thì chồng cũ đột ngột quay về, nhanh hệt lúc anh ta dứt áo ra đi.
Anh nói không còn yêu chị nữa (ảnh minh họa)
"Không có tôi để coi mẹ con cô sống làm sao!". Anh ném vào mặt chị câu đó khi kéo vali ra khỏi nhà để lên xe sang nhà tình nhân.
Cu Bin cố nhoài ra khỏi tay chị, níu áo ba. Anh ngoái lại nhìn con, giây phút đó tim chị thắt lại, nhưng rồi anh dứt khoát gỡ tay con ra. Cu Bin mếu máo bật khóc. Tiếng khóc xé lòng của con khiến nỗi đau trong chị nhân lên gấp bội...
Nhiều năm sau này, hình ảnh buổi chia tay nghẹn đắng và câu nói phũ phàng của anh cứ trở đi trở lại trong chị, ám vào chị trong những giấc ngủ chập chờn, trong những lúc công việc ngập đầu mà không có ai gánh giúp.
Những tối muộn hoặc ngày cuối tuần Bin hay ngóng ra cửa chờ cha. Nghe tiếng xe dừng lại trước cửa, Bin liền chạy ra, ngóng nhìn rồi ỉu xìu. Ánh mắt thất vọng của con khiến chị chảy nước mắt.
Sau này Bin đã quen với việc vắng cha, đã thôi trông ngóng, nhưng nỗi đau của chị vẫn còn nguyên đó. Chị ước mình như đứa trẻ, ngủ một giấc là quên hết những muộn phiền...
Ngày phát hiện anh có bồ, chị khóc cạn nước mắt. Anh nói sẽ không bỏ mẹ con chị, nhưng từ lâu anh đã không còn cảm xúc gì, việc sống chung chỉ là trách nhiệm. Nếu chị chấp nhận anh "chân trong chân ngoài", anh sẽ chăm lo đầy đủ cho mẹ con chị...
Những lời của anh ong ong trong đầu chị như những nhát búa. Sao anh có thể phũ phàng, tàn nhẫn như vậy?
Chị hiểu cuộc hôn nhân nào cũng có những khoảng lặng chán chường, mối quan tâm giữa vợ chồng chỉ còn là con cái, tài chính, cha mẹ đôi bên... Nhưng tình nhạt thì nghĩa phải vun cho đầy để cùng nhau đi đến cuối đường. Anh chọn rẽ sang hướng khác, chị có níu cũng không ích gì...
Một thời gian dài chị mất ngủ triền miên, chị giận bản thân kém cỏi, không thể giữ cho con mái nhà ấm áp. Chị tự nhủ lòng phải mạnh mẽ, cố gắng gấp đôi để bù những chỗ khuyết cho con.
Rồi cũng có người đàn ông hướng sự quan tâm về phía chị: dắt xe của chị vào bãi, rước cu Bin khi chị bận việc, đưa mẹ con chị đi chơi ngày cuối tuần... Chị dè dặt trước tình cảm mới, dặn mình không được mù quáng lần nữa.
Tình cảm 2 người chưa tới đâu thì chồng cũ đột ngột quay về, nhanh hệt lúc anh dứt áo ra đi. Anh nói đã sai, đã lạc lối. Anh xin lỗi chị và con...
Anh vào bếp nấu ăn, dọn bàn học cu Bin bày bừa, sửa chiếc xe đạp 4 bánh của Bin thôi cót két... Tâm trạng vui vẻ, đầy phấn khích của cu Bin khiến chị chùng lòng. Chị nhủ lòng gác lại tình yêu vừa chớm, để con trai an toàn về sau.
Anh mới yên ổn trong nhà được vài tuần, liền lên giọng gia trưởng, cật vấn chị "léng phéng". Anh miệt thị: "Thằng ấy nào có ra gì! Đàn bà gì mà dễ dãi..."
Cơn ghen của đàn ông kinh khiếp hơn đàn bà: đầy hằn học, khinh rẻ. Chị như người rơi xuống hố lần nữa.
Cô bạn thấy mắt chị thâm quầng, mệt mỏi, liền nhắc chị tỉnh táo lên. Không ai té hai lần cùng một chỗ gập ghềnh. Bấy lâu chị đi một mình đã vững chân, cớ gì bước lại đoạn đường cũ với người không xứng đáng?
Đời người chỉ có một lần, sống cho ra sống, không thể sai rồi lại sai. Chân đã vững thì mạnh dạn bước một mình, đâu cần ai dìu đỡ. Mà có chắc người ta dìu đỡ, hay chất lên vai chị thêm tảng đá?
Câu hỏi đó, lòng chị đã có sẵn câu trả lời.
Bạn trai tránh công khai tình yêu lên mạng, tôi xúc động khi biết lý do Tôi năm nay 26 tuổi. Bạn trai tôi là người có địa vị, kinh tế tốt, đã ly hôn, có một con trai đang sống với mẹ. Lúc đầu khi mới quen anh tôi cũng hơi lăn tăn chuyện anh đã trải qua một đời vợ. Nhưng càng tiếp xúc, càng hiểu rõ, tôi càng thấy chúng tôi có nhiều điểm tương đồng....