Chi tiêu toàn xã hội trong 9 tháng đạt trên 3,67 triệu tỷ đồng
Hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng Chín có dấu hiệu tăng trở lại, thị trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm tham quan, du lịch tại nhiều địa phương đã mở cửa trở lại.
Theo Tổng cục Thống kê công bố tình hình kinh tế- xã hội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đạt 3,67 triệu tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, song nếu loại trừ yếu tố giá giảm 3,6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%).
Trong nước, hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng có dấu hiệu tăng trở lại, thị trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố bắt đầu đón khách tham quan. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín đạt 441.400 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng Tám và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng, xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 8,8%, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,8%, may mặc tăng 0,8%, phương tiện đi lại giảm 1,7%, vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 2,2%.
Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 369.300 tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 15% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,6%). Ngoài ra, doanh thu du lịch lữ hành đạt 14.200 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 56,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,9%). Và, doanh thu dịch vụ khác đạt 383.000 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng mức và giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019./.
Video đang HOT
Thị trường hàng hóa tuần 18-25/9: Đồng USD "làm loạn"
Việc USD có tuần tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 4/2020 khiến giá mặt hàng kim loại và nông sản trên thị trường hàng hóa quốc tế đồng loạt giảm trong tuần qua, trong khi nguyên liệu công nghiệp trở thành điểm sáng.
Ảnh Internet
Kim loại: Bạch kim, bạc cùng giảm mạnh nhất trong hơn 6 tháng
Phiên cuối tuần 25/9, tại sàn Thượng Hải, giá đồng kỳ hạn tháng 11/2020 giảm 0,2% xuống mức 7.447,2 USD/tấn (tương tương 50.740 CNY/tấn) trước số liệu tồn trữ kim loại hàng tuần từ nước tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên sàn London, đồng tăng giá 0,2% lên mức 6.535 USD/tấn. Trong phiên trước đó, giá đồng giảm về mức 6.449 USD/tấn - thấp nhất trong 1 tháng. Giá đồng giao sau 3 tháng tăng 0,7% lên 6.570 USD/tấn. Dù vậy, tính cả tuần, đồng vẫn giảm 1,63% so với tuần trước đó.
Giá bạch kim trên sàn NYMEX cũng giảm liên tục trong 4 phiên đầu tuần, trước khi hồi nhẹ trong phiên cuối tuần 25/9, đạt mức giá 838,7 USD/ounce. Tổng cộng cả tuần giảm 10,24%.
Giá bạc cũng giảm tới gần 16,9% xuống mức 23,02 USD/ounce trong tuần qua. Nhìn chung, bạch kim và bạc cùng có tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 20/3/2020.
Tương tự, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên cũng có tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 28/2/2020 xuống mức 765 CNY/tấn (112,28 USD/tấn), tương ứng giảm 4,64% bởi mối lo về nhu cầu suy yếu khi công suất sản xuất tại các nhà máy thép Trung Quốc giảm mạnh.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,7% xuống 3.522 CNY/tấn (516,92 USD/tấn), giá thép cuộn cán nóng giảm 0,3% xuống 3.660 CNY/tấn (3537,18 USD/tấn). Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 11/2020 tăng 1,1% lên 14.330 CNY/tấn (2.103,23 USD/tấn).
Nông sản: Tiếp đà điều chỉnh giảm
Giá ngô và đậu tương kết thúc tuần từ 18-15/9 bằng một phiên tăng nhờ cầu bắt đáy hoạt động tích cực sau 4 phiên giảm liên tiếp trước đó. Cụ thể, trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2020 tăng 2-1/2 US cent lên 10,02-1/2 USD/bushel, còn giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 1-3/4 US cent lên 3,65-1/4 USD/bushel.
Tuy nhiên, tính cả tuần, giá đậu tương vẫn giảm 4,67% - là tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 3/2020, còn giá ngô giảm 3,5% - là tuần có mức giảm nhẹ nhất kể từ đầu tháng 4/2020.
Trong khi đó, giá lúa mì giảm trong phiên 25/9 do nguồn cung tại Mỹ trở nên đắt đỏ hơn đối với khách mua hàng vì USD tăng. Tính chung, giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2020 tuần qua giảm 5-1/2 US cent xuống 5,44-1/4 USD/bushel, tương ứng giảm 5,34%.
Nguyên liệu công nghiệp: Cao su, đường tiếp tục leo dốc, cà phê hồi phục nhẹ
Cao su có tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp khi kết thúc tuần qua nhờ hoạt động mua mới được thúc đẩy do lo ngại nguồn cung bị thắt chặt. Kết thúc phiên 25/9, trên sàn OSE, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 10/2020 đạt 1,95 USD/kg, tính cả tuần tăng 1,73%.
Trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 265 CNY mỗi tấn, lên mức 12.635 CNY/tấn (1.854 USD/tấn).
Tương tự là đường, sau khi đạt mức cao nhất 1 tháng (13,57 US cent/lb) trong ngày 23/9, giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE tiếp tục leo lên 13,51 US cent/lb trong phiên cuối tuần qua, tương ứng tăng 1% và cả tuần tăng tổng cộng 1,8%.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn London cũng tăng 0,6% lên 376,5 USD/tấn.
Hòa cùng nhịp tăng chung, cà phê ghi nhận sự hồi phục nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn ICE tăng 2,2% lên 1,1365 USD/lb vào ngày 25/9, hồi phục từ mức thấp nhất 2 tháng (1,0905 USD/lb) trong ngày 23/9. Tính cả tuần, cà phê arabica tăng 0,13%, trong khi tuần trước đó giảm hơn 14%.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn London tăng 0,18% lên 1.358 USD/tấn.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 1,05% lên 2.786 ringgit/tấn (tương đương 668,91 USD)/tấn trong phiên cuối tuần 25/9, sau khi giảm 4 phiên liên tiếp trước đó. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm 9,5% - là tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 28/2/2020.
Thị trường ngày 08/9: Giá dầu, vàng tiếp đà giảm Phiên giao dịch đêm qua nhiều thị trường Mỹ đóng cửa, giá dầu và vàng tiếp tục giảm, nhôm, đồng, quặng sắt tăng do hy vọng vào triển vọng của Trung Quốc. Ảnh minh họa. Dầu giảm Giá dầu giảm trong phiên vừa qua sau khi Saudi Arabia cắt giảm giá sâu nhất trong 5 tháng đối với hàng bán sang Châu Á...