Chi tiêu tiết kiệm với 3,5 triệu/tháng cho 3 người, vợ trẻ bị chất vấn vì ăn uống kham khổ và 1 khoản bất hợp lý
Chi phí sinh hoạt chưa đến 4 triệu/tháng cho cả gia đình, tiền ăn chỉ 50.000 đồng/ngày, nhưng người vợ trẻ không nhận được lời khen mà ngược lại còn bị soi vì nhiều chi tiết không hợp lý.
Bài toán chi tiêu trong gia đình vẫn luôn là vấn đề nan giải với không ít chị em. Thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều chị em chia sẻ vui rằng sáng cầm tiền ra chợ mà như đánh rơi, chưa mua được gì đã “bay” tờ 500.000 đồng.
Thế nên hội những người giữ “tay hòm chìa khóa” trong gia đình vẫn thường lên mạng bàn luận, chia sẻ bảng sinh hoạt phí để cùng nhau góp ý các “chiêu” chi tiêu tiết kiệm mà vẫn đủ đầy cho gia đình mình.
Mới đây, chị Thu Linh, một người vợ trẻ hiện đang sống tại Bình Thuận cũng lên mạng khoe bảng sinh hoạt phí siêu tiết kiệm của mình.
Theo đó, vợ chồng chị Linh có một con nhỏ, hiện bé đang học mẫu giáo. Chồng chị là công nhân lao động chân tay nên thu nhập tương đối thấp
Thế nhưng, nhờ biết chi tiêu tiết kiệm, chị Linh vẫn cảm thấy thoải mái, cuộc sống không quá chật vật. Thậm chí, sau khi tiêu pha khá dè sẻn, cuối tháng vợ chồng chị Linh còn để ra được 1-2 triệu “bỏ ống”.
Bảng chi tiêu siêu tiết kiệm của gia đình 3 người
Bà mẹ một con chia sẻ: “Thật sự thì mỗi nhà mỗi cảnh, gia đình nào chi tiêu theo mức thu nhập của gia đình đó. Có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít, nhưng tóm lại mình vẫn thấy nhà mình làm đủ tiêu, ấm no.
Hai vợ chồng chưa bao giờ than khổ dù chồng làm công nhân bốc vác, 3 người đi ở trọ. Mình thấy nhiều chị cứ đăng bảng chi tiêu “khủng” lên rồi hỏi không hiểu sao có người đi chợ được 100.000 đồng/ngày.
Trong khi nhà mình thì tiền ăn chỉ 50.000 đồng/ngày thôi, mà đấy còn nhiều. Có hôm đậu, trứng còn ít nữa.
Hằng ngày tiền công chồng làm thuê về sẽ đưa cho mình năm bảy chục để đi chợ, ngoài ra không phát sinh gì. Cuối tháng chỉ trả tiền nhà với điện nước thôi. Con mình đi học cả ngày.
Ví dụ cuối tháng này anh bảo có 2 triệu cầm về thì mình mừng lắm vì bỏ ống được khoản đấy”.
Bảng chi phí sinh hoạt cho gia đình gồm 2 người lớn và một con nhỏ mà chị Linh chia sẻ bao gồm:
Tiền nhà: 500.000 đồng
Điện Nước: 700.000 đồng
Tiền ăn: 50.000 đồng/ngày x 30 ngày = 1.500.000 đồng
Video đang HOT
Gạo: 150.000 đồng/tháng
Xăng: 50.000 đồng
Tiền bia: 600.000 đồng cho chồng.
Tổng cộng: 3.500.000 đồng/tháng.
Có thể thấy, vợ chồng chi Linh ăn uống cực kỳ tiết kiệm, chi tiêu dè sẻn. Và mặc dù phải “thắt lưng buộc bụng” nhưng chị Linh vẫn cảm thấy vui vẻ, thậm chí còn có thể tích cóp chút tiền tiết kiệm cuối tháng.
Những mâm cơm đạm bạc, chưa đến 50.000 đồng/ngày mà chị Linh chia sẻ.
Tuy nhiên, thay vì nhận được những lời khen ngợi về tài vun vén, chị Linh lại bất ngờ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều sau khi “soi” nhiều chi tiết.
Trước hết, những mâm cơm nhà chị Linh được nhận xét là quá sơ sài, chỉ có đậu phụ, cơm canh đạm bạc, không thể đủ chất và năng lượng để làm việc, học tập, đặc biệt với cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn và anh chồng là công nhân bốc vác.
Chưa kể, khoản chi 600.000 đồng cho chồng uống chia được đánh giá là bất hợp lý. Chị Linh Chi góp ý: “Ăn uống thế thì làm sao có sức để đi làm, con nhỏ mà không được ăn uống bồi dưỡng gì.
Trong khi đó lại uống bia hết 600.000, bạn bớt khoản đó lại, thêm tiền mua thức ăn thì hơn. Mình thấy bạn tiết kiệm không đúng chỗ, ăn uống thế là hà tiện chứ tiết kiệm gì!”
Facebook Minh Ngọc nói: “Người lớn mình không nói, chứ trẻ con ăn uống kham khổ thế tội quá. Trong khi bố nó uống bia thì hết hơn nửa tiền ăn cả tháng. Mà nhà bạn không ăn sáng hay sao ít vậy”.
Nhiều ý kiến chỉ trích cách chi tiêu bất hợp lý của người mẹ này.
Giải thích những thắc mắc của dân mạng, chị Linh lý giải: “Ăn 50.000 đồng/ngày là vì chỉ hai vợ chồng, bé đi học ăn ở trường rồi. Sữa con cũng uống trên trường hoặc cô phát về nhà uống.
Bảng sinh hoạt này mình chưa tính tiền học của con vào nên mới ít vậy. Mẹ con mình không ăn vặt bao giờ, trộm vía con thương bố mẹ nên khỏe mạnh, không ốm đau thì vợ chồng mình đỡ khoản phát sinh khác.
Áo quần cả nhà chỉ mua tầm 2 lần một năm, mỗi lần mua nhiều đủ mang cả mùa luôn, khoản đó là tiền lì xì của con, tiền con được mọi người cho. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, nhà mình thu nhập ít ỏi nên phải dè sẻn vậy, miễn vợ chồng mình không thấy cực khổ là được!”
Quả thực, làm sao để vừa khéo đủ cho gia đình êm ấm lại vẫn tiết kiệm được một khoản phòng thân không phải là chuyện dễ dàng. Hiện câu chuyện về chi phí sinh hoạt này vẫn được các chị em chăm chú đón đọc và góp ý, bàn luận sôi nổi.
Lương 8,5 triệu, chàng trai phân vân không biết biết có cô nào dám yêu, hội chị em phán hài hước mà sâu cay thế này!
Đây cũng không phải trăn trở của mỗi chàng trai mà nhiều thanh niên khác cũng băn khoăn không kém.
Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của tiền bạc trong tình yêu, cũng như những khía cạnh khác của cuộc sống. Đặc biệt, ở thành phố, mọi chi phí đều đắt đỏ hơn ở quê thì đồng tiền quả thực có giá trị.
Mới đây, một chàng trai hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội đã chia sẻ boăn khoăn của mình về vấn đề tiền bạn trong tình yêu. Theo đó anh chàng tự hỏi rằng với mức lương 8,5 triệu/ tháng như hiện nay, liệu có cô gái nào dám yêu anh.
Mức lương 8,5 triệu không phải quá cao nhưng cũng chẳng phải dạng thấp đối với một người mới ra trường như anh chàng này.
Tuy nhiên sau khi tính các chi phí sinh hoạt thì số tiền dư ra để tiết kiệm cũng chẳng còn là bao.
Anh chàng liệt kê các khoản bắt buộc phải chi tiêu trong 1 tháng của mình như sau:
" Ăn bữa sáng: 20 - 30 nghìn đồng => 1 tháng hết 600 - 900 nghìn đồng.
Ăn bữa trưa và tối: 40 - 60 nghìn đồng => 1 tháng hết 1,2 - 1,8 triệu đồng.
Tiền đi các đám, có đám mình đi 200 nghìn đồng, có đám 300 nghìn đồng, có đám 500 nghìn đồng => 1 tháng hết 500 nghìn - 1 triệu đồng.
Tiền xăng xe 1 tuần hết 50 - 70 nghìn đồng => 1 tháng hết 200 - 300 nghìn đồng.
Tiền điện thoại, mình gọi khá nhiều => 1 tháng hết 300 - 500 nghìn đồng.
Điện, nước, cáp, nét, vệ sinh,...v...v...=> 1 tháng hết 500 - 600 nghìn đồng.
Chi phí phát sinh khác như dầu gội, kem đánh răng, nước rửa bát...=> 1 tháng hết 300 - 500 nghìn đồng.
Tiền nhà là 2,2 triệu đồng (do chàng trai này ở một mình).
Tổng cộng 1 tháng mình chi tiêu hết khoảng ít nhất 5,5 triệu còn nhiều thì có tháng lên tới 7,5 triệu. Trung bình 1 tháng ở Hà Nội mình tiêu hết 6 triệu, chưa kể tiền mua quần áo, giày dép, các thứ linh tinh".
Chàng trai này còn phân tích rằng nếu anh ở chung với một người nữa thì mức chi tiêu trung bình vẫn là 5 triệu. Như vậy với lương của anh đang ở con số là 8,5 triệu thì 1 tháng để ra được 2 - 3tr là nhiều, 1 năm để ra được khoảng 25 - 35tr. Đó là một người phải tiết kiệm mới dành dụm được con số ấy.
Chi tiêu sao cho hợp lý với mức lương khiêm tốn là một bài toán đau đầu. (Ảnh minh họa)
" Nhưng đó là khi mình đang ở một mình. Khi có người yêu rồi thì một tháng sẽ mất ít nhất từ 1- 2 triệu gọi là tình phí. Đó là tiền đi ăn, đi xem phim, đi chơi, uống nước trà sữa linh tinh, chưa kể tiền mua quà như quần áo giày dép sinh nhật, ngày lễ...
Thế là số tiền còn lại của mình cũng coi như tiêu gần hết rồi. Như mình tính là người yêu chủ động chia tiền khi đi chơi với nhau chứ bản thân mình mà bao hết có khi con số ấy còn nhiều hơn nữa.
Đấy là mới yêu thôi, chưa kể việc sau này 2 đứa lấy nhau, về chung 1 nhà rồi con cái nhiều thứ phát sinh. Mình có đọc được 1 bài viết nói là "Lương chồng 10 triệu có ổn không?". Lúc đầu thấy chị em khá gay gắt, nhiều người không đồng ý nhưng nghĩ lại ngay cả bản thân mình còn thấy lương 10 triệu không ổn, chị em thấy không hợp lý là đúng.
Vậy mình muốn hỏi các bạn nữ, các bạn thấy thế nào về chuyện này của cánh đàn ông con trai chúng mình? Liệu các bạn có chấp nhận 1 túp lều tranh 2 trái tim vàng. Lương 10 triệu các bạn đồng ý không?" - anh chàng băn khoăn.
(Ảnh minh họa)
Những suy tư của chàng trai nhận về nhiều lượt quan tâm của dân mạng. Quả thực suy nghĩ của anh không phải hiếm, đã có biết bao anh chàng - cô nàng vì trăn trở về thu nhập hiện tại mà họ không dám mở lòng để yêu.
Vấn đề cơm áo gạo tiền luôn là nỗi băn khoăn của mỗi người. Đặc biệt với người đàn ông thường được ví như trụ cột gia đình, phải lo toan nhiều mặt để đảm bảo cho tổ ấm của mình.
Dân cư mạng cũng để lại nhiều quan điểm của mình về vấn đề kinh tế trong tình yêu.
- "Đối với người phụ nữ thực dụng mong muốn có nhà, có xe, cuộc sống an nhàn thoải mái thì mức lương của chàng trai này đúng là không xi nhê gì với họ. Nhưng nhóm người con gái mà "một túp lều tranh hai trái tim vàng" vẫn còn tồn tại nhé. Yêu nhau, cưới nhau thì cùng bảo nhau làm ăn, lo lắng vun vén cho tương lai".
- "Sao bạn trai lại phải lo lắng lương 10 triệu liệu có đủ. Vậy cô bạn gái hay vợ bạn sau này không đi làm hay sao? Lương bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là bạn có chí tiến thủ hay không? Có chịu khó làm lụng hay không thôi?".
- "Bạn đặt câu hỏi kiểu vơ đũa cả nắm chúng tôi thực dụng hay sao vậy? Phụ nữ chúng tôi giờ đây cũng đi làm, cũng biết cùng chồng kiếm tiền, nuôi con. Chỉ có những cô gái thuộc họ "đào mỏ" mới chê những chàng trai lương thấp thôi".
- "Đây chỉ là một bề nổi trong tảng băng chìm. Nhỡ lương chàng trai có 10 triệu nhưng bố làm to nhà dát vàng thì sao? Các cô gái chọn chồng thì nên nhìn vào tình yêu chứ đừng quá săm soi về mặt kinh tế. Bởi thực dụng sẽ chrir tìm được những người thực dụng mà thôi".
Hiện bài đăng của chàng trai vẫn nhận về nhiều quan điểm tranh cãi của dân mạng.
Cố thu vén lắm nhưng nấu mâm cơm vẫn hết 99k: Do mình vụng hay mâm cơm rẻ chỉ là "chém gió"? Nhìn người ta nấu mâm cơm cho 6 người ăn hết có 36k rồi nhìn mâm cơm nhà mình mà không khỏi băn khoăn, trăn trở. Tiết kiệm là việc mà bất kì ai cũng nên làm trong giai đoạn kinh tế khó khăn và nhà nhà, người người bị giảm lương, thất nghiệp. Bắt đầu từ những việc thực tế như tự...