Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng bất chấp Covid-19
Tổng chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2020 tăng 2,6% so với một năm trước và là mức cao nhất sau khủng hoảng tài chính hơn 10 năm trước.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) trong báo cáo công bố ngày 26/4 cho biết chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2020 là 1.980 tỷ USD, tăng 2,6% so với một năm trước, bất chấp một số quốc gia phân bổ lại ngân sách quốc phòng để chống Covid-19. Đây là khoản chi tiêu quân sự lớn nhất sau khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.
Chuyên gia Diego Lopes da Silva của SIPRI nhận định con số thống kê “gây bất ngờ” khi nhiều quốc gia đối mặt với khủng hoảng do Covid-19, khiến giới chuyên gia trước đó nhận định “chi tiêu quân sự sẽ giảm”.
“Chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn đại dịch Covid-19 không gây ảnh hưởng đáng kể đến chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2020″, chuyên gia Lopes da Silva ho biết trong thông cáo.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (trên) và tàu sân bay trực thăng USS Makin Island (dưới) hội quân ở Biển Đông ngày 9/4. Ảnh: US Navy .
Video đang HOT
Trong bối cảnh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu giảm vì Covid-19, chi tiêu quân sự tính theo tỉ trọng GDP năm 2020 đạt 2,4%, tăng nhẹ so với mức 2,2% năm 2019. 5 quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất trong năm 2020 là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Anh, chiếm 62% toàn thế giới.
Chi tiêu quân sự của Mỹ vào khoảng 778 tỷ USD trong năm 2020, tăng 4,4% so với năm 2019. Với ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, Mỹ chiếm khoảng 39% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2020.
Đây là năm thứ ba liên tiếp Mỹ tăng chi tiêu quân sự sau 7 năm cắt giảm liên tục. “Chính quyền Tổng thống Joe Biden chưa có dấu hiệu sẽ cắt giảm chi tiêu quân sự”, Lopes da Silva cho biết.
Tỷ lệ chi tiêu quân sự của các quốc gia trong tổng chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2020. Đồ họa: SIPRI .
Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về chi tiêu quân sự trong năm 2020 với 252 tỷ USD, chiếm 13% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu và tăng 1,9% so với một năm trước đó. Chi tiêu quân sự Trung Quốc tăng liên tục trong 26 năm qua, báo cáo của SIPRI cho biết.
Tuy nhiên, các quốc gia như Chile và Hàn Quốc chuyển một phần ngân sách cho quốc phòng theo kế hoạch trước đó sang hoạt động đối phó với Covid-19. Một số nước bao gồm Nga và Brazil chi ít hơn đáng kể so với kế hoạch ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2020 được đưa ra trước đó.
Tỷ lệ nhiễm mới nCoV Thụy Điển cao nhất châu Âu
Thụy Điển báo cáo ca nhiễm nCoV mới trên đầu người cao nhất châu Âu tuần qua và số bệnh nhân nằm phòng chăm sóc tích cực cũng gia tăng.
Theo số liệu Covid-19 trong 7 ngày qua của Thụy Điển, nước này ghi nhận trung bình 625 ca nhiễm mới trên một triệu dân, trong khi tỷ lệ này ở các nước Ba Lan, Pháp, Hà Lan, Italy và Đức lần lượt là 521, 491, 430, 237 và 208.
Số ca nhiễm mới nCoV trên đầu người của Thụy Điển, quốc gia ban đầu được cho là theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng, cao hơn nhiều lần so với con số 65, 111 và 132 ở các nước láng giềng Bắc Âu là Phần Lan, Đan Mạch và Na Uy.
Theo đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) của Thụy Điển, 392 bệnh nhân nhiễm nCoV được điều trị tại các phòng ICU của đất nước hôm 12/4, cao hơn cả mức đỉnh là 389 bệnh nhân trong làn sóng Covid-19 thứ hai hồi đầu năm, song vẫn thấp hơn kỷ lục 558 người vào năm 2020.
Người dân Thụy Điển xếp hàng chờ tiêm vaccine Covid-19 tại Stockholm hôm 8/4. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, khi ca nhiễm mới và số người bệnh phải nằm phòng ICU đều gia tăng, số ca tử vong do Covid-19 của Thụy Điển không tăng quá mạnh. Giới chức y tế lý giải điều này là do nhiều người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các cư dân viện dưỡng lão, đã được tiêm chủng vaccine Covid-19.
Chính phủ của Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lfven dự định nới lỏng một số biện pháp hạn chế vào cuối tháng 3, song đã hoãn ít nhất tới ngày 3/5. Tuy nhiên, Thủ tướng Lfven cũng nhấn mạnh chưa cần thiết áp các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn trước làn sóng gia tăng ca nhiễm mới.
Các cửa hàng không thiết yếu vẫn được phép mở cửa ở Thụy Điển, song chính quyền cũng ban hành quy định hạn chế số lượng khách. Quán bar, nhà hàng vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng phải tuân thủ quy định khắt khe về giờ mở cửa và bán đồ uống có cồn.
Theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers, quốc gia 10 triệu dân này hiện ghi nhận hơn 876.000 ca nhiễm và hơn 13.600 ca tử vong do nCoV.
Nữ thợ lặn săn hàu hiếm giữa vùng băng Trên chiếc thuyền nhỏ lướt qua vùng nước băng giá ngoài khơi quần đảo Grebbestad, Lotta Klemming săn lùng loài hàu được cho là ngon nhất thế giới. Quần đảo Grebbestad ở phía tây Thụy Điển là nơi sinh sống của Ostrea Edulis, loài hàu nổi tiếng của châu Âu, với kích cỡ và hương vị khác biệt so với những loài nuôi...