Chi tiêu quá tay, giới trẻ Hàn Quốc tìm về xu hướng chỉ dùng tiền mặt
Áp lực kinh tế gia tăng cùng với tính hợp lý của “thử thách tiền mặt” đã thu hút thế hệ trẻ Gen Z.
Việc dùng tiền mặt sẽ giúp những người tiêu dùng hạn chế chi một số khoản không cần thiết. Ảnh: Korea Herald
Bất chấp thời kỳ tiến bộ kỹ thuật số và giao dịch trực tuyến gia tăng, một xu hướng tiêu dùng quay về với truyền thống đáng chú ý đang nổi lên ở người Hàn Quốc trong độ tuổi 20 và 30, khi ngày càng nhiều người chọn sử dụng tiền mặt thay vì giao dịch thẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Theo tờ Korea Herald, giới trẻ Hàn Quốc đang áp dụng phương pháp lập ngân sách chi tiêu với tên gọi “chia ngăn tiền mặt”. Phương pháp này bao gồm việc rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng và chia khoản tiền đó vào các phong bì được chỉ định cho các danh mục khác nhau, chẳng hạn như đồ dùng thiết yếu hàng ngày, du lịch, ăn uống bên ngoài.
Phương pháp này đang trở nên phổ biến trong giới trẻ khi họ phải tìm cách hạn chế việc chi tiêu quá đà. Nó cũng giúp cho những người tiêu dùng hạn chế chi tiêu theo số tiền được phân bổ bằng một cách hữu hình, thay vì quẹt thẻ liên tục.
Cô Kim Ji-hye, 32 tuổi, chia sẻ: “Tôi chi khoảng 1 triệu won (18 triệu đồng) chỉ cho các ứng dụng giao đồ ăn, nhưng sau khi chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt, chi tiêu đã giảm gần 70%”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Yang Eun-bi, một nhà thiết kế web chuyên nghiệp 33 tuổi, cho biết: “Trước đây, phần lớn thu nhập của tôi sẽ dùng để thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng, nhưng kể từ khi bắt đầu tích trữ tiền mặt, số tiền tiết kiệm của tôi đã tăng từ 0 lên 1,2 triệu won mỗi tháng”.
Một số người như Kang (24 tuổi) đã cắt đôi thẻ tín dụng của mình như một biểu tượng cho sự cam kết.
Tuy nhiên, trước sự gia tăng số lượng các cửa hàng không dùng tiền mặt để nhận thanh toán như ngày nay, một câu hỏi được đặt ra: “Liệu xu hướng này có khả thi?”
Theo Choi Su-ji – một YouTuber thường xuyên đăng tải các video về nỗ lực siết chặt chi tiêu, sự bất tiện khi phải dùng tiền mặt cũng góp phần giúp giải quyết cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết.
“Mỗi lần cần đặt hàng ở quán, tôi sẽ phải gọi điện cho nhân viên. Do bất tiện nên tôi dần chuyển sang nấu ăn tại nhà. Bên cạnh đó, dùng tiền mặt thì nhân viên giao hàng cũng rất có ít tiền tẻ để trả cho khách. Vì vậy, tôi buộc phải đến cửa hàng để lấy đồ ăn. Thêm một thao tác như thế khiến tôi phải suy nghĩ kỹ trước khi đặt đồ”, cô Choi cho hay trước đây, chi tiêu của cô chủ yếu dành cho các ứng dụng giao đồ ăn.
Một số người trẻ cũng chia sẻ kinh nghiệm phân loại các khoản tiền của mình lên mạng xã hội, biến nó thành một trò chơi hoặc thử thách. Tính đến ngày 20/12, tìm kiếm hashtag “thử thách tiền mặt” trên Instagram đã cho về kết quả hơn 360.000 bài đăng, cùng với nhiều video dạy cách tiết kiệm.
Theo những người lựa chọn xu hướng dùng tiền mặt, phương pháp lập ngân sách này có sức hấp dẫn về thị giác và thính giác, khiến việc tiết kiệm trở nên thú vị và mang lại nguồn động lực. Cô Yang chia sẻ: “Âm thanh đếm tiền và nhấn nút máy tính tính toán khi lập bảng chi tiêu mang đến một cảm giác rất thỏa mãn. Nó gần giống như công nghệ ASMR vậy”.
Những người khác cũng nhấn mạnh niềm vui khi trang trí sổ chi tiêu và phong bì đựng tiền.
Một số người có năng khiếu nghệ thuật cũng đã thử sức trong việc thiết kế phong bì theo yêu cầu riêng và vô tình tạo ra một nguồn thu nhập thay thế trong quá trình này.
“Lúc đầu tôi muốn có những chiếc phong bì độc đáo khó tìm thấy ở các cửa hàng. Nhưng sau khi chia sẻ ảnh của chúng trên Instagram, tôi bắt đầu nhận được phản hồi tích cực và cuối cùng quyết định bán chúng”, Kim, người đã mở một cửa hàng trực tuyến vào tháng 11, cho biết.
Giới trẻ Hàn Quốc tiếp tục có xu hướng trì hoãn kết hôn
Theo hãng tin Yonhap, số liệu do Cơ quan thống kê Hàn Quốc công bố ngày 11/12 cho thấy số cặp đôi mới kết hôn ở Hàn Quốc giảm trong năm 2022, tiếp tục ghi nhận xu hướng giới trẻ ở nước này trì hoãn kết hôn.
Các cặp đôi tại một lễ cưới tập thể ở Gapyeong, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu, số cặp đôi kết hôn hợp pháp tại Hàn Quốc trong vòng 5 năm tính đến ngày 1/11/2022 là 1.032.253, giảm 6,3% so với năm 2021. Con số này giảm liên tiếp trong nhiều năm qua - từ 1,47 triệu trong năm 2015 xuống 1,38 triệu vào năm 2017, tiếp tục giảm xuống 1,26 triệu vào năm 2019 và 1,10 triệu vào năm 2021.
Ngày càng nhiều người trẻ ở Hàn Quốc trì hoãn hoặc không kết hôn do khó khăn kinh tế như giá nhà tăng và tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ.
Thông kê năm 2022 cho thấy số cặp đôi kết hôn lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua là 815.357, chiếm 79% tổng số, trong khi số cặp kết hôn lần 2 là 213.803, chiếm 20,7%. Trong số cặp kết hôn lần đầu tiên, 46,4% không có con, tăng 0,6% so với năm 2021. Số trẻ em trung bình sinh ra của các cặp mới kết hôn giảm xuống 0,65, so với 0,66 ghi nhận năm 2021.
Trong số cặp mới kết hôn, 50,2% cặp cùng có thu nhập không có con, trong khi 40,6% cặp chỉ có 1 người có thu nhập không có con.
Về sở hữu nhà, tỷ lệ có con ở số cặp mới kết hôn sở hữu nhà riêng là 59,6%, cao hơn so với tỷ lệ 49,5% ở các cặp mới kết hôn không có nhà .
Hàn Quốc long trọng kỷ niệm Ngày lập quốc 3/10 Ngày 3/10, Hàn Quốc đã long trọng kỷ niệm 4.354 năm Ngày lập quốc. Quang cảnh lễ kỷ niệm Ngày lập quốc tại Seoul, Hàn Quốc ngày 3/10/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo nhấn mạnh nước này cần mở ra một thời đại mới dựa trên tư tưởng...