Chi tiêu cho mua sắm trực tuyến và giao hàng ở Việt Nam tăng bao nhiêu mùa COVID-19?
Sau khi COVID-19 bùng phát, chi tiêu người tiêu dùng đã có sự thay đổi rõ rệt, khiến hầu như toàn bộ nền kinh tế đều phải chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, bệnh dịch cũng đang góp phần mở ra rất nhiều xu hướng mới buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng.
Ảnh: CNBC
Mua sắm trực tuyến và giao hàng tại nhà “lội ngược dòng” đầy ấn tượng
Theo báo cáo Khủng hoảng COVID-19: Tác Động và tiềm năng Phục Hồi do Adsota phát hành, các ngành dịch vụ đang đứng trước tình hình không mấy khả quan. Điển hình là giải trí và nhà hàng phải chịu mức giảm chi tiêu tới 19%. Bên cạnh đó, các ngành thực phẩm đóng gói, chăm sóc cá nhân và chăm sóc sức khỏe tưởng sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng lại cho thấy mức giảm từ nhẹ tới trung bình.
Ngành thực phẩm đóng gói có mức giảm thấp nhất với 4% người dân tập trung mua nhiều để tích trữ đầu mùa dịch và giảm dần trong khoảng thời gian sau đó. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ghi nhận mức giảm trung bình với 16% do người dân hạn chế đến các bệnh viện và phòng khám.
Video đang HOT
Trái ngược hoàn toàn với tình hình u ám của trên, chi tiêu cho các dịch vụ mua sắm trực tuyến và giao hàng tăng vọt với lần lượt 20% và 12%. Tình hình giãn cách xã hội vừa qua khiến hàng loạt điểm bán và nhà hàng phải đóng cửa đã góp phần giúp những dịch vụ này sống sót. Một lý do cho sự phát triển này chính là bởi chi tiêu đối với hàng hóa thiết yếu của người Việt Nam không có sự thay đổi quá tiêu cực, trong khi vấn đề hạn chế tiếp xúc xã hội tại các điểm bán offline đã được các nền tảng thương mại điện tử giải quyết phần nào
Cụ thể, doanh thu của sản phẩm dinh dưỡng tăng tới 73%, theo sau là các mặt hàng vệ sinh cá nhân và vệ sinh nhà ở với lần lượt tăng 68% và 63%. Ngoài ra, chi tiêu cho các sản phẩm thông thường như: dầu gội, mỹ phẩm và đồ gia dụng cũng không bị ảnh hưởng. Các mặt hàng cao cấp và đồ uống có cồn là những sản phẩm duy nhất có xu hướng tiêu cực với mức giảm trung bình là 50%.
Do bị hạn chế các hoạt động tụ tập đông người, người tiêu dùng bắt đầu tận dụng tối đa các tiện ích của trên tảng trực tuyến. Theo báo cáo, việc đón xem các nội dung phim ảnh, game livestreams hay âm nhạc là các hoạt động được ưa chuộng nhất với 69% người tham gia khảo sát cho biết họ thực hiện những hoạt động này nhiều hơn trước đây. Ngoài ra, 49% người dùng cũng thừa nhận thời gian họ dành cho việc lên mạng cũng gia tăng đáng kể trong mùa dịch.
Ngày càng nhiều ưu đãi lớn và lợi ích từ dịch vụ ngân hàng điện tử
Một số ngân hàng đã tung các khuyến mại khủng để khuyến khích khách hàng mới sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử như: miễn phí 100% thẻ nạp điện thoại, tặng tiền mặt vào tài khoản, giảm phí chuyển tiền, tặng tới 0,5% lãi suất tiền gửi online...
Ứng dụng ngân hàng đang trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại
Đã qua rồi cái thời muốn chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm, tra cứu số dư phải ra tận phòng giao dịch của các ngân hàng. Ngày nay, chỉ cần chiếc điện thoại, khách hàng hoàn toàn có thể quản lý và giao dịch tài chính một cách nhanh chóng, đơn giản và bảo mật.
Bên cạnh đó, các nhu cầu thanh toán, mua sắm thường ngày cũng có thể giải quyết nhanh gọn ngay trên ứng dụng với các cụm tiện ích như quét mã QR tại các cửa hàng, thanh toán hóa đơn điện nước, internet, truyền hình, mua sắm trực tuyến, đặt vé máy bay, tàu xe, đặt phòng khách sạn...
Sự thuận tiện mà ứng dụng ngân hàng đem tới đã và đang tạo nên những thói quen và xu hướng mới cho một thế hệ người dùng năng động.
Người dùng còn có thể đi siêu thị ngay trên ứng dụng ngân hàng
"Không cần phải mang theo quá nhiều tiền mặt trong người, mọi giao dịch, thanh toán từ hóa đơn khi đi siêu thị, mua sắm, ăn uống tới hóa đơn điện nước, Internet hay nạp thẻ điện thoại... đều được thực hiện trong tích tắc thông qua các ứng dụng của ngân hàng.
Sự hỗ trợ của những ứng dụng thông minh như ứng dụng ngân hàng đã giúp tôi tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn rất nhiều" chị Bích Thủy một nhân viên kinh doanh tại Hà Nội chia sẻ.
Có thể thấy, lợi ích lớn nhất mà người dùng có được với ứng dụng ngân hàng đó là sự đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi. Chỉ bằng một vài chạm tay, mọi giao dịch tài chính, mua sắm, thanh toán đều được giải quyết mọi lúc, mọi nơi.
Không chỉ giao dịch tiện lợi mà còn nhận được vô vàn ưu đãi
Nhằm thu hút người dùng trải nghiệm các tiện ích vượt trội của ứng dụng di động đem lại, hiện nay các ngân hàng thường xuyên tung ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Tiêu biểu phải kể đến ông lớn BIDV với loạt chương trình khuyến mại "khủng" dành cho khách hàng sử dụng ứng dụng BIDV SmartBanking.
Hiện tại, BIDV đang triển khai chương trình "BIDV SmartBanking - Cho cuộc sống xanh" với tổng giá trị giải thưởng lên tới 7,2 tỷ đồng bao gồm hai ưu đãi kép dành cho khách hàng mới đăng ký dịch vụ: Giờ vàng mỗi ngày tặng đến 100.000đ giá trị nạp tiền điện thoại và tặng thêm 30.000 đồng cho khách hàng hàng thực hiện đăng ký dịch vụ thông qua các kênh trực tuyến.
Chương trình khuyến mại dành cho khách hàng mới đăng ký BIDV SmartBanking bắt đầu từ 5/5 đến hết ngày 1/10/2020
Đặc biệt, người dùng còn có cơ hội nhận hàng loạt ưu đãi giảm giá khi thanh toán bằng cách dùng tính năng QR Pay trên ứng dụng để thanh toán tại hơn 70.000 cửa hàng, siêu thị, nhà hàng...trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, nằm trong chuỗi chương trình 'Chung tay phòng chống dịch Covid-19', người dùng ứng dụng BIDV SmartBanking cũng sẽ nhận được ưu đãi giảm hơn 70% phí chuyển tiền liên ngân hàng, tặng lãi suất gửi tiền Online lên tới 0,5%/năm...
"Liên tục bổ sung các tiện ích, gia tăng các ưu đãi nhằm mang tới cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ ngân hàng di động trọn vẹn nhất là mục tiêu phát triển mà BIDV đang hướng tới" đại diện BIDV chia sẻ.
Các hãng bán lẻ trực tuyến "bội thu" trong mùa dịch Covid-19 Trái với bức tranh ảm đạm của các trung tâm thương mại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, doanh thu của các hãng bán lẻ trực tuyến lại bật tăng mạnh. Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát buộc nhiều quốc gia phải phong tỏa hoạt động đi lại và thực hiện giãn cách xã hội, mua sắm trực tuyến trở...