Chi tiền tỷ cứu giá cổ phiếu
Thị trường chứng khoán chìm trong trạng thái u ám kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát. Chỉ số Vn-Index rơi xuống dưới ngưỡng 700 kéo theo giá cổ phiếu cũng chìm sâu. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đã mạnh tay chi tiền mua lại cổ phiếu, trả cổ tức bằng tiền mặt để chặn đà giảm giá của cổ phiếu.
Thị trường biến động là lúc nhà đầu tư cần tái cơ cấu lại danh mục của mình. Ảnh: N.H
Chi trăm tỷ mua cổ phiếu
Tập đoàn xây dựng Hòa Bình vừa đăng ký mua lại 10 triệu cổ phiếu nhằm bình ổn giá cổ phiếu trên thị trường. Với mức giá đang giao dịch ngày 25/3 là 7.200 đồng/đơn vị, dự kiến Hòa Bình sẽ phải chi 72 tỷ đồng để mua cổ phiếu. Theo đó, nguồn vốn để mua cổ phiếu sẽ được trích từ lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2019 là 860 tỷ đồng.
Hiện giá cổ phiếu HBC của Hòa Bình đã giảm 37% so với thời điểm đầu năm 2020. Còn nếu so với cùng kỳ năm trước, thị giá của HBC đã giảm tới 60%.
Tương tự, từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu VCS của Công ty Vicostone cũng đã giảm gần 20.000/đơn vị, xuống chỉ còn 52.400 đồng/đơn vị. Do đó, HĐQT của Vicostone đã phải thông qua phương án mua lại 4,8 triệu cổ phiếu, tương đương 3% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty nhằm tái cấu trúc nguồn vốn. Như vậy, dự kiến công ty phải chi ra tới 251 tỷ đồng cho kế hoạch này.
Video đang HOT
Tập đoàn PAN cũng đăng ký mua lại 21,6 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ, tương đương 10% lượng cổ phiếu đang lưu hành nhằm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và gia tăng giá trị cho cổ đông. Với mức giá đang giao dịch là 19.900 đồng/đơn vị, dự kiến số tiền PAN chi ra để mua cổ phiếu lần này là xấp xỉ 430 tỷ đồng. Giá cổ phiếu PAN cũng đã giảm 30%, từ mức 28.000 đồng/đơn vị hồi đầu năm nay, còn nếu so với cùng kỳ năm 2019, giá cổ phiếu PAN đã giảm gần một nửa.
Trong tháng 4, Công ty CP Sợi Thế Kỷ (STK) cũng sẽ mua lại 5 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ, tương đương 7,07% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Mục đích mua cổ phiếu, theo Sợi Thế Kỷ, là do thị giá của cổ phiếu STK đang ở mức thấp hơn giá trị thực nên công ty mua lại cổ phiếu nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty và cổ đông. Nguồn vốn sẽ trích từ lợi nhuận chưa phân phối theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán hoặc soát xét tại thời điểm gần nhất.
Hồi đầu năm, thị giá của STK ở mức 17.550 đồng/đơn vị, nhưng hiện đã rơi xuống mức chỉ 14.800 đồng/đơn vị. Với mức giá này, công ty dự kiến sẽ phải chi ra khoảng 74 tỷ đồng.
Giữ chân nhà đầu tư bằng cổ tức
Bên cạnh “nước cờ” mua lại cổ phiếu, nhiều doanh nghiệp cũng nỗ lực duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao nhằm “ghi điểm” trong mắt nhà đầu tư giữa tâm bão dịch bệnh. Điển hình như Công ty CP bóng đén phích nước Rạng Đông, dù chịu tổn thất nặng nề từ vụ cháy nhà máy hồi năm 2019, nhưng công ty vẫn mạnh tay chi cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ tới 25%. Với tỷ lệ này, Rạng Đông sẽ phải chi ra gần 29 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Hiện thị giá của RAL đang ở mức 63.300 đồng/đơn vị, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy cũng dự kiến chi hơn 250 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 25%; Công ty CP Đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng cũng chi cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 20%; Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài tỷ lệ 40%…
Nhiều doanh nghiệp khác cũng đang lên phương án chi trả cổ tức cao cho cổ đông như FPT dự kiến sẽ trình ĐHĐCĐ phương án chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 tỷ lệ 20%, trong đó 10% đã trả trong năm 2019, còn lại 10% dự kiến sẽ thực hiện trong quý 2 tới. Bên cạnh đó, FPT còn chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% từ nguồn lợi nhuận giữ lại. PNJ cũng dự định trình cổ đông phương án chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 18%, trong đó đã tạm ứng trước 8%…
Tỷ lệ cổ tức cao, đặc biệt là cổ tức bằng tiền mặt luôn là tiêu chí hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhất là trong bối cảnh thị trường biến động, nhà đầu tư sẽ có xu hướng tìm tới những doanh nghiệp có nền tảng tốt, lịch sử cổ tức cao và ổn định để tái cơ cấu danh mục đầu tư của mình.
Khải Kỳ
Xây dựng Hòa Bình (HBC) muốn mua 10 triệu cổ phiếu quỹ, dừng phát hành ESOP
Ngày 29/11, Hội đồng quản trị Công ty cổ Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC - HOSE) đã có 2 quyết định lớn nhằm nỗ lực cứu giá cổ phiếu, khi đã giảm về mức đáy trong hơn 3 năm.
Theo đó, HBC quyết định tạm dừng kế hoạch phát hành 1,3 triệu cổ phiếu ESOP theo nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2019.
Đồng thời, Hòa Bình thông qua việc dùng lợi nhuận chưa phân phối tại 30/6/2019 (hơn 621 tỷ đồng) để mua 10 triệu cổ phiếu, tương đương 4,33% số lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh.
Thời gian dự kiến mua trong vòng 30 ngày, sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Mới đây, vào ngày 22/11, Giám đốc Tài chính tập đoàn HBC, ông Trần Quang Đại cho biết, kết thúc năm năm 2019, Tập đoàn khó có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận sau thuế đề ra (720 tỷ đồng) do tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản, dẫn đến các doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn và HBC không phải ngoại lệ.
Theo ông Đại, doanh thu của Tập đoàn có thể ghi nhận khoảng 18.000 tỷ đồng (kế hoạch là 18.600 tỷ đồng), còn lợi nhuận sau thuế chỉ khoảng 400 - 430 tỷ đồng (hoàn thành khoảng 50 - 60% kế hoạch năm).
Diễn biến ảm đạm tại nhóm công ty xây dựng lớn như CTD, HBC cũng được phản ánh mạnh vào giá cổ phiếu, trong đó, cổ phiếu HBC đã rơi về vùng thấp nhất kể từ khoảng tháng 7/2016 tới nay tại mức quanh 11.000 đồng/cổ phiếu, và tính riêng từ đầu năm đã mất gần 35% (tính theo giá đã điều chỉnh).
Phiên hôm nay 29/11, cổ phiếu HBC đóng cửa tăng 1,8% lên 11.300 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh có hơn 2,3 triệu đơn vị.
Tạm tính với mức giá trên, HBC sẽ phải chi ra khoảng 113 tỷ đồng cho 10 triệu cổ phiếu quỹ muốn mua.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu về đáy, Xây dựng Hòa Bình mua 10 triệu cổ phiếu quỹ đỡ giá, ngừng phát hành ESOP Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) quyết định hoãn phát hành 1,3 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đồng thời mua 10 triệu cổ phiếu quỹ. Trước đó, Hòa Bình có thông báo phát hành ESOP trong thời gian dự kiến trong quý 4 với giá 10.000 đồng/cp. Đối tượng...