Chi tiền hỗ trợ thuê nhà: 17 tỉnh, thành đã hoàn thành; Bắc Ninh, Phú Thọ ‘đội sổ’
Có 17 địa phương đã hoàn thành chi trả tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động theo quyết định 08 (gói 6.600 tỉ đồng). Tuy nhiên, tiến độ giải ngân ở Bắc Ninh, Phú Thọ vẫn “nhỏ giọt” dưới 10%.
Công nhân khó khăn tại nhiều địa phương đang ngóng hỗ trợ tiền thuê nhà từng ngày – Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Theo báo cáo của Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), tính đến 16h ngày 24-8, có trên 5,18 triệu lượt lao động được đề nghị hỗ trợ thuê nhà theo quyết định 08 với kinh phí trên 3.265 tỉ đồng.
Con số này chỉ tương đương khoảng 50% so với ngân sách 6.600 tỉ đồng dự tính ban đầu. Tuy nhiên tốc độ giải ngân vẫn rất chậm, ở mức 1.677 tỉ đồng mặc dù tiền ngân sách trung ương đã tạm ứng 70% cho các địa phương từ tháng 7-2022.
Cụ thể, có 34 tỉnh, thành phố giải ngân trên 80%. Trong đó, 17 địa phương “về đích” trong chi hỗ trợ gồm Thái Nguyên, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Bình, Lào Cai, Bạc Liêu, Kon Tum, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Đắk Nông.
Trong khi đó, một số tỉnh thành như Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ngãi, Cà Mau, Bắc Giang sẽ “cán đích” trong những ngày tới, đảm bảo chi hỗ trợ thuê nhà cho người lao động trong tháng 8 như đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Bên cạnh những “điểm sáng”, có những tỉnh đến nay giải ngân rất chậm dù còn khoảng 1 tuần nữa gói 6.600 tỉ đồng chính thức khép lại. Có thể kể đến Bắc Ninh (4,43%), Phú Thọ (8,86%), Bình Định (15,19%), Hải Dương (29,49%) và Nam Định (35,15%).
Điều đáng nói là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã chủ trì rất nhiều cuộc họp đôn đốc tiến độ giải ngân gói hỗ trợ thuê nhà cho người lao động, thậm chí trao đổi trực tiếp với các lãnh đạo cấp tỉnh về việc hồ sơ tồn đọng lớn, tiến độ chi tiền chậm.
Về nguyên nhân chi tiền thấp, các địa phương lý giải do một số doanh nghiệp tiếp nhận đơn đề nghị, xác minh thông tin để lập danh sách người lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ còn chậm.
Bên cạnh đó, một số nơi có số lượng người lao động được hỗ trợ lớn nên chưa bố trí đủ kinh phí đối ứng; tiến độ thẩm định và phê duyệt danh sách giải ngân cũng chậm.
Tại các hội nghị giao ban đôn đốc các địa phương chi hỗ trợ tiền thuê nhà, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đều giao trách nhiệm tới từng lãnh đạo ngành, lãnh đạo chính quyền địa phương và quán triệt hoàn thành gói 6.600 tỉ đồng trong tháng 8-2022.
Ngắm thiết kế tuyệt đẹp đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội
Dự án đường VĐ4 Vùng Thủ đô Hà Nội có tổng mức đầu tư hơn 85,8 nghìn tỉ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết triển khai chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô, yêu cầu ba địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án thành phần, hoàn thành trước 31/1/2023; đảm bảo khởi công tuyến đường vào tháng 6/2023.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.800 tỷ đồng. Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 41.860 tỷ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn ngân sách địa phương là hơn 22.470 tỷ đồng (Hà Nội hơn 19.470 tỷ; Hưng Yên 1.000 tỷ; Bắc Ninh 2.000 tỷ).Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 hơn 14.500 tỷ đồng, bao gồm 8.790 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương; nguồn vốn ngân sách địa phương là hơn 5.710 tỷ đồng. Vốn do nhà đầu tư thu xếp hơn 29.440 tỷ đồng.
Dự án có tổng chiều dài 112,8 km, chia làm 7 dự án thành phần, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh; Nhu cầu sử dụng đất hơn 1.300 ha. Khi đưa vào khai thác, tuyến đường sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng.
Phối cảnh đường Vành đai 4 trong tương lai.
Điểm đầu của tuyến đường tại Km3 695 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội); điểm cuối Km40 500 trên cao tốc Nội Bài - Hạ Long (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Mô phỏng các thông số kỹ thuật đoạn đi trên cao tuyến Vành đai 4.
Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án thành phần trên địa phận từng địa phương và dự án thành phần 3.Đồng thời, tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/1/2023 và thực hiện các công việc tiếp theo, bảo đảm khởi công trước 30/6/2023.
Theo UBND TP Hà Nội, dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô có vai trò quan trọng trong liên kết vùng, bảo đảm kết nối giữa các địa phương lân cận với thành phố Hà Nội. Dự án cũng góp phần mở rộng không gian, tạo động lực phát triển mới, khai thác hiệu quả quỹ đất phía Tây Vành đai 4 địa phận Hà Nội; phát triển đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh (Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên), các khu đô thị Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức đã được quy hoạch; các khu đô thị, công nghiệp 2 bên tuyến trên địa phận Hưng Yên, Bắc Ninh...
Ngày 11/5: Có 2.758 ca mắc COVID-19 mới tại 53 tỉnh, thành Bản tin phòng chống dịch của Bộ Y tế ngày 11/5 cho biết có 2.758 ca mắc COVID-19 tại 53 tỉnh, thành phố; Trong ngày có gần 2.600 ca khỏi, nâng tổng số khỏi tại Việt Nam lên hơn 9,32 triệu người. Thông tin các ca mắc COVID-19 mới: - Tính từ 16h ngày 10/5 đến 16h ngày 11/5, trên Hệ thống Quốc...