Chi tiền hỗ trợ COVID-19 ở Hòa Bình: 12 hộ là cán bộ, công chức ‘lọt’ hộ nghèo
Xã Tân Lập có 9 hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo là cán bộ, đảng viên; xã Quý Hòa cũng có 3 hộ là cán bộ, công chức nằm trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo.
Ngày 22/5, UBND huyện Lạc Sơn ( Hòa Bình) tổ chức họp báo cung cấp thông tin tình hình triển khai chi trả hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 trên địa bàn huyện.
UBND huyện Lạc Sơn tổ chức họp báo về những lùm xùm xung quanh việc chi trả tiền hỗ trợ COVID-19.
Theo Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Nguyễn Ngọc Điệp, trong thời gian qua địa phương chi trả gói hỗ trợ cho các hộ nằm trong đối tượng được hỗ trợ chính sách.
Đến ngày 5/5 huyện hoàn thành công tác chi trả cho đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là 4.199 người, tổng số tiền là 6.298.500.000 đồng; đối tượng người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng 1.094 người, tổng số tiền 1.641.000.000 đồng.
Đến hết ngày 19/5 huyện cơ bản hoàn thành xong công tác chi trả cho đối tượng nghèo, cận nghèo là 63.119 khẩu, tổng số tiền là 47.339.250.000 đồng.
Video đang HOT
Một hộ gia đình có nhà sàn dột nát được xã Tân Lập cho “thoát nghèo”.
Tuy nhiên, quá trình chi trả xuất hiện một số ý kiến phản ánh của người dân về việc tiền hỗ trợ chi trả không đúng đối tượng như VTC News đưa tin.
Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết, khi nhận được phản ánh của người dân và báo chí, ngày 20/5 huyện Lạc Sơn họp khẩn và xác định thông tin trên là có cơ sở. Ngày 21/5 huyện thành lập 2 đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra tại các xã liên quan. Kết quả kiểm tra ghi nhận có việc vi phạm chi trả sai đối tượng.
Cụ thể, tại xã Tân Lập có 9 hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo có khẩu là cán bộ, đảng viên. Tại xã Quý Hòa có 3 hộ là cán bộ, công chức nằm trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo.
Ngôi nhà khang trang của cán bộ xã Quý Hòa lọt danh sách hộ nghèo
Lý giải nguyên nhân xảy ra những sai sót trên, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho rằng đây là do công tác rà soát hộ nghèo triển khai từ tháng 10/2019, đến nay sau 8 tháng có một số hộ kinh tế có sự biến động. Bên cạnh đó là do có những sai sót trong quá trình bình xét, tổng hợp danh sách hộ nghèo, cận nghèo của cán bộ xóm, cán bộ xã.
UBND huyện Lạc Sơn đánh giá sự việc xảy ra là nghiêm trọng và có biện pháp xử lý. UBND huyện giao cho xã thu hồi tiền chi sai đối tượng với 9 hộ tại xã Tân Lập; rà soát lại các đối tượng theo phản ánh của báo chí. Giao cho các xã ban hành các quyết định đình chỉ công tác đối với công chức Lao động, Thương binh và Xã hội xã Quý Hòa và xã Tân Tập.
UBND xã Quý Hòa quyết định tạm đình chỉ nhiệm vụ công chức Lao động – Thương binh và Xã hội đối với bà Bùi Thị Linh, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trong tham mưu chi trả hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại đơn vị.
UBND xã Tân Lập tạm đình chỉ nhiệm vụ công chức Lao động – Thương binh và Xã hội đối với bà Bùi Thị Thúy; trưởng xóm Rậm; Trưởng xóm Chiêng Vang 2; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trong tham mưu chi trả hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại đơn vị. UBND huyện Lạc Sơn yêu cầu các xã nghiêm túc thực và báo cáo kết quả trước ngày 24/5/2020.
Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Nguyễn Ngọc Điệp, quan điểm của huyện là “sai tới đâu xử lý đến đấy”, việc chi trả gói hỗ trợ phải được thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, công tác kiểm tra rà soát tại các xã thị trấn phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời và hoàn thành trước ngày 24/5/2020.
Sáng 25/5, UBND huyện Lạc Sơn sẽ họp đánh giá lại toàn bộ công tác triển khai chi trả hỗ trợ, làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm, xử lý nghiệm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan nếu để xảy ra sai phạm.
Tại buổi họp báo, ông Điệp khẳng định trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương rà soát tất cả các đối tượng để chi trả cho người dân, không để thất thoát ngân sách nhà nước. Đồng thời bổ sung các đối tượng còn thiếu, nếu phát hiện hộ không thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ sẽ đưa ra khỏi danh sách.
Thanh Hóa rà soát số lượng hộ nghèo, cận nghèo
Nhằm tránh tình trạng đưa các đối tượng không đủ điều kiện vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo để trục lợi chính sách, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo rà soát lại toàn bộ số hộ cận nghèo trên địa bàn, nếu phát hiện hộ nào không đúng đối tượng sẽ đưa ra khỏi danh sách.
Thanh Hóa: Xác minh, rà soát toàn bộ hộ cận nghèo đi ôtô, ở nhà tiền tỷ Vận động ký vào đơn từ chối nhận hỗ trợ, cán bộ phải đến nhà dân xin lỗi
Ngày 19/5, ông Phạm Đăng Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc "kiểm tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019" đối với tất cả các huyện, thị xã, TP trên địa bàn nhằm chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong công tác rà soát, tổng hợp, báo cáo hộ nghèo, hộ cận nghèo, báo Người Lao động đưa tin.
Văn bản yêu cầu, các huyện, thị xã, TP tập trung, quyết liệt trong chỉ đạo công tác kiểm tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo cấp huyện bám sát cơ sở và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; chỉ đạo các xã, phuờng, thị trấn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, công khai minh bạch công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa phuơng.
Đặc biệt, văn bản yêu cầu không để xảy ra tình trạng đưa đối tượng không đảm bảo điều kiện theo quy định vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm trục lợi chính sách của Nhà nước; đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với các hộ không thuộc đối tượng theo quy định; đồng thời làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm, xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan nếu để xảy ra sai phạm.
Trong quá trình cấp tiền hỗ trợ gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp của người dân tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ, dành số tiền này trả lại ngân sách Nhà nước để giúp đỡ những người khó khăn hơn.
Tuy nhiên, trong qua trình thực hiện, tại một số huyện như: Thọ Xuân, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Thiệu Hóa đã có tình trạng cán bộ xã in sẵn mẫu đơn tự nguyện không nhận tiền; có nơi cán bộ thôn đến vận động người dân không nhận hỗ trợ; nhiều hộ cận nghèo nhưng có điều kiện kinh tế khá giả, nhà cửa khang trang vẫn nằm trong danh sách được nhận tiền của Chính phủ... Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội tại địa phương, tạo dư luận không tốt trong nhân dân.
Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết tổng số đối tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước là 659.000 người, tổng kinh phí đã chi trả là khoảng 660 tỷ dồng, đạt 93,2% kế hoạch. Hiện nay, các huyện, thị xã, thành phố đang tiếp tục rà soát để chi trả cho số đối tượng chưa đến nhận kinh phí hỗ trợ theo thông báo của chính quyền địa phương, theo TTXVN.
Giờ mới khóc mếu thì có ý nghĩa gì đâu! Những giọt nước mắt muộn màng không thể xóa được tội lỗi mà nó còn thể hiện một sự tham lam, ích kỷ khi họ chỉ nghĩ cho mình, nghĩ cho một số người... Theo dõi phiên tòa xét xử 15 bị cáo trong đường dây nâng điểm cho 64 thí sinh ở Hòa Bình năm 2018 thì chúng ta thấy có nhiều...