Chỉ thành lập Sở Giao dịch chứng khoán duy nhất
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi đã được chỉnh lý lại theo hướng chỉ có 1 Sở giao dịch chứng khoán duy nhất.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất Quốc hội ủng hộ để Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam là công ty một thành viên 100% vốn nhà nước.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho biết: “Khi đọc Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi, tôi thấy rất lo lắng vì nếu chúng ta cho phép lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ở 1 nơi và mở các chi nhánh tại các địa phương thì sẽ kìm hãm sự phát triển của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, nên tổ chức Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam dưới hình thức công ty mẹ-con”.
Cho ý kiến về đề xuất của đại biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, trong Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi quy định Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
“Điều này có nghĩa phần vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Nay Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho ý kiến để Nhà nước nắm 100% cổ phần thì cần thảo luận kỹ về vấn đề này”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quang Hiển nhấn mạnh.
Trước đó, giải trình tiếp thu chỉnh lý Dự án Luật Chứng khoán sửa đổi, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, về mô hình và tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, nhiều ý kiến đề nghị chỉ có Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và được đặt tại trung tâm tài chính quốc gia.
Có ý kiến cho rằng cần thể chế hóa vào Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi mô hình Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo Đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để bảo đảm tính thống nhất, giảm bớt đầu mối quản trị, điều hành và minh bạch, rõ ràng trong áp dụng quy định của pháp luật, Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ có 1 Sở giao dịch chứng khoán duy nhất, là đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán.
Sửa đổi tên gọi Sở giao dịch chứng khoán thành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tại các điều, khoản liên quan. “Đây là doanh nghiệp rất đặc thù nên cần được quy định cụ thể trong Luật về thẩm quyền thành lập, quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản”, ông Vũ Hồng Thanh cho biết.
Mặt khác, những biến động về thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tiền tệ của quốc gia.
“Do vậy, để bảo đảm Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, chi phối, đề nghị chỉnh lý khoản 1 Điều 42 của Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi, theo đó Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết”, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội nói.
Video đang HOT
Anh Duy
Theo Enternews.vn
Mô hình Sở GDCK Việt Nam: Cần nhiều góc nhìn phản biện
Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con có phù hợp, ai là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước...? Đây là những nội dung đang có nhiều ý kiến khác nhau, khi góp ý cho dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lâp Sở Giao dịch chứng khoán Viêt Nam (VNX).
Có nên là công ty mẹ - con?
Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập VNX vừa được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến rộng rãi các thành viên thị trường.
Theo dự thảo, VNX là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trụ sở chính đặt tại Hà Nội.
Các công ty do VNX nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Chức năng chính của HNX là tổ chức thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường trái phiếu, còn chức năng chính của HOSE là tổ chức thị trường giao dịch cổ phiếu.
Trong khi nhiều ý kiến đồng thuận với phương án VNX đặt trụ sở chính tại Hà Nội, thì đề xuất VNX hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con đang nhận được những ý kiến trái chiều.
Ý kiến đồng thuận với đề xuất của Bộ Tài chính cho rằng, mô hình này phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính khả thi.
Tuy nhiên, nhóm ý kiến không đồng thuận cho rằng, VNX được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con là không phù hợp.
Theo đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình, mô hình công ty mẹ - con trong thời kỳ hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Mặt khác, tổ chức VNX theo mô hình này vừa phát sinh thêm đầu mối trung gian là VNX, vừa gây bất cập, chồng chéo với công tác quản lý, giám sát HNX và HOSE do phải chỉ đạo thông qua công ty mẹ là VNX.
Vì vậy, cần quy định chỉ có duy nhất VNX, đặt tại trung tâm tài chính quốc gia. iều này phù hợp với thông lệ quốc tế, tiết kiệm chi phí quản lý, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán.
ó là trong trước mắt, xét dài hạn hơn, ý kiến từ chuyên gia pháp lý còn đưa ra đề xuất theo hướng tiến tới cổ phần hóa VNX như mong muốn của các thành viên thị trường, nhất là các công ty chứng khoán để được sở hữu cổ phần của VNX.
Theo TS. Mai Thị Ánh Tuyết, ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trên thế giới đang tồn tại 4 mô hình tổ chức của sở giao dịch chứng khoán phổ biến: công ty trách nhiệm hữu hạn được sở hữu bởi các thành viên, công ty cổ phần hữu hạn, công ty cổ phần niêm yết và mô hình công ty nhà nước sở hữu hoàn toàn hoặc một phần. Mỗi mô hình có ưu, nhược điểm nhất định.
Nước ta áp dụng mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước, trong khi trên thực tế mô hình này ở các lĩnh vực khác với bộ máy quản lý, điều hành mang dáng dấp "vừa đá bóng, vừa thổi còi", đã bộc lộ một số hạn chế như thiếu tính độc lập, cứng nhắc, hiệu quả chưa cao...
"Bởi vậy, cần quy định điều kiện, lộ trình và tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước tham gia, để đẩy nhanh tiến độ đa dạng hóa sở hữu của VNX, sớm chuyển một phần vốn nhà nước cho các thành viên khác của thị trường sở hữu, tiến tới đại chúng hóa, gắn với mục tiêu niêm yết. Với mô hình này, Nhà nước sẽ giữ vai trò quản lý thị trường thông qua các cổ đông để kiểm soát thị trường", bà Tuyết đề xuất.
Ai làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước?
Liên quan đến mô hình tổ chức và hoạt động của VNX, còn một vấn đề "nóng" đang có những ý kiến trái chiều, cũng như có sự mâu thuẫn trong đề xuất chính sách. ó là, trong 3 cơ quan: Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan nào làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại VNX phù hợp hơn?
Tại dự thảo quyết định thành lập VNX, cơ quan soạn thảo đề xuất, Bộ Tài chính là cơ quan thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với VNX.
Trong khi đó, tại dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi (theo kế hoạch sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp khai mạc vào tháng 10 tới) đề xuất: UBCK thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VNX.
Khi thảo luận về dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi tại phiên họp 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nhìn nhận, quy định hiện hành giao quyền đại diện quyền sở hữu vốn nhà nước cho bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng công ty ầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng dự thảo Luật lại giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước cho UBCK.
ây là vấn đề lớn, đề nghị các cơ quan hữu quan giải trình làm rõ, tăng thêm thẩm quyền nhưng không nên trái với xu thế hiện hành.
Lý giải về vấn đề trên, đại diện UBCK cho biết, sau khi tiếp thu ý kiến các bên liên quan, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đang được điều chỉnh theo hướng, Bộ Tài chính là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với VNX.
Bởi vậy, nội dung đề xuất tại dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập VNX là không mâu thuẫn với định hướng hoàn thiện dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi.
Về vấn đề này, có ý kiến băn khoăn, Bộ Tài chính là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với VNX liệu có dẫn đến tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi", trong bối cảnh việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước đang được thúc đẩy theo hướng tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, với chức năng quản lý nhà nước?
Trong khi Nhà nước đang phải tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của để tách chức năng này bằng việc chuyển nhiều doanh nghiệp nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Lãnh đạo một công ty quản lý quỹ đề xuất, ủy ban này nên là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại VNX, còn Bộ Tài chính nắm quyền quyết định về nhân sự của Sở.
UBCK là đơn vị quản lý chuyên môn, để đảm bảo tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước, phù hợp với định hướng cải cách doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
Ý kiến từ UBCK cho rằng, VNX hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, không đơn thuần là sản xuất - kinh doanh vì mục tiêu kiếm lợi nhuận như các loại hình doanh nghiệp nhà nước khác, mà có chức năng vừa cung cấp dịch vụ, vừa duy trì các nguyên tắc để đảm bảo cho thị trường chứng khoán phát triển công bằng, minh bạch.
Do đó, Bộ Tài chính đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại VNX là phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan, cũng như yêu cầu từ thực tiễn.
Trong giai đoạn lấy ý kiến về mô hình VNX, cần rất nhiều góc nhìn khách quan, trung lập để làm rõ việc Việt Nam nên có 1 Sở hay 3 Sở, nên trao quyền quản lý vốn nhà nước cho chủ thể nào...
Theo Bộ Tài chính, hiện nay có sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ giữa các sở giao dịch chứng khoán trong quản lý thành viên giao dịch, nguồn lực đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin bị phân tán, chưa tổ chức được hoạt động giám sát tổng thể trên thị trường chứng khoán...
Căn cứ Quyết định 32/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX), để tập trung đầu mối và khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, tại dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập VNX phân định rõ: VNX có nhiệm vụ chính gồm xây dựng chiến lược, định hướng hoạt động, định hướng phát triển công nghệ thông tin;
Chủ trì quản lý và giám sát các thành viên giao dịch; giám sát chung hoạt động thị trường chứng khoán; còn công ty con có chức năng trực tiếp tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán, trực tiếp giám sát tại các khu vực thị trường được giao quản lý, tổ chức triển khai phát triển sản phẩm và công nghệ mới theo định hướng của VNX...
Nguyễn Hữu
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Chính sách cổ phần hóa tác động tích cực đến thị trường chứng khoán Ông Nguyễn Như Quỳnh, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho rằng, các chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán (TTCK). Cụ thể, theo ông Quỳnh, dễ thấy nhất là giúp rút ngắn thời gian giao dịch cổ phần IPO; Hạn chế tình trạng doanh nghiệp...