Chỉ tại tấm bằng thạc sĩ!
Mọi việc chỉ đơn giản có vậy mà anh đóng cửa đến rầm một cái rồi nổ xe lao đi vun vút. Đêm đó chị tủi thân rúc vào chăn khóc đến sưng cả mắt.
Luận văn của chị đạt loại xuất sắc, các giáo sư phản biện không ngớt gật gù tán dương ý tưởng mới của chị. Phía dưới bạn bè đồng nghiệp không ngớt lời thán phục, ngưỡng mộ. Chị vui mừng khôn xiết. Không mừng sao được khi mà để có được tấm bằng này chị đã phải nỗ lực, cố gắng thế nào. Một nách hai con, rồi công việc, rồi học lên cao học. Không phải ai cũng có thể làm tốt nhiều việc cùng một lúc như chị.
Bạn bè có người ngưỡng mộ, có người ghen tỵ. Ít ai biết được chị đã vất vả như thế nào trong những ngày tháng qua. Chị đang trong diện cấu bổ nhiệm, nhưng vị trí đó cần có bằng thạc sĩ. Trong khi bọn trẻ bây giờ mới vào cơ quan để trình ra đủ các loại bằng, có đứa 2 bằng đại học, chứng chỉ này nọ. Cũng có đứa tốt nghiệp đại học xong thì học một nèo lên thạc sĩ. Sếp biết chị là người có năng lực lại là diện công tác lâu năm nên cứ động viên chị đi học lên để ổn định cuộc sống sau này. Chị cũng đã mất bao nhiêu đêm vắt tay lên trán nghĩ đủ đường. Giờ con lớn của chị mới học lớp mẫu giáo lớn, con nhỏ lại mới đang ẵm ngửa, chồng chị lại bị cột chân ở cửa hàng sửa chữa đồ điện nên chẳng có thời gian đỡ đần, thu nhập gia đình cũng có hạn. Chị cũng nghĩ chồng mình giờ công việc không ổn định nên chị phải cố gắng có một chỗ đứng, cuộc sống gia đình đỡ chật vật hơn, sau này cũng là chỗ dựa cho con.
Tiết kiệm tiền thuê osin, nên một ngày làm việc của chị hôm nào cũng tất bật. Hàng ngày chị phải dậy từ sớm, cơm nước cho cả nhà, cho quần áo và máy giặt rồi vội vã đưa thằng lớn tới trường, rồi lại quay về đưa đứa nhỏ đến nhà bà ngoại gửi, xong là phóng như bay đến cơ quan.
Giờ thành quả đã đạt được, chưa kịp vui thì chính tấm bằng thạc sĩ ấy, chính sự thăng tiến của chị lại trở thành nguyên nhân của mọi mối bất hòa trong gia đình. Xem tivi, đọc sách báo và kinh nghiệm của nhiều người cho chị sự cảnh giác về những mâu thuẫn có thể xảy ra khi vợ học cao, có vị thế xã hội hơn chồng. Chính vì thế chị rất ý tứ để trong lời ăn tiếng nói không chạm vào lòng tự ái của anh. Chị ý thức được rằng phải chăm lo cho chồng con chu đáo hơn để anh không mặc cảm vì cái sự thua kém vợ. Nhưng tất cả mọi cố gắng của chị không làm cho chị bớt muộn phiền.
Khi cửa hàng sửa chữa của anh vắng khách, anh tính chuyện chuyển đổi hình thức làm ăn, chuyển sang buôn bán các đồ điện tử. Chị thấy anh hơi vội vàng và cũng không an tâm vì nó cần bỏ ra quá nhiều vốn. Chị góp ý nhẹ nhàng với anh:
Tất cả mọi cố gắng của chị không làm cho chị bớt muộn phiền… (Ảnh minh họa)
- Anh xem xét và tính toán kỹ lưỡng rồi hãy làm. Em thấy nó hơi mạo hiểm vì phải bỏ ra nhiều vốn quá.
Vậy mà anh nổi khủng lên: “Không cần cô phải dạy khôn tôi. Tự tôi biết làm thế nào?”.
Biết chồng giận chị không to tiếng, nhẫn lại: “Thì em cũng có nói gì đâu. Chỉ nhắc anh tính toán cho kỹ lưỡng thôi”.
- Cô đừng tưởng có cái bằng thạc sĩ rồi thì ra oai. Nó không đủ để dạy khôn thằng này nhé.
Anh đóng cửa đến rầm một cái rồi nổ xe lao đi vun vút. Đêm đó chị tủi thân rúc vào chăn khóc đến sưng cả mắt. Anh ngủ ngoài phòng khách không hề hay biết. Từ đó 1 lần, 2 lần, 3 lần… chị cũng không thể nhớ nổi, dù có bất kể chuyện to, chuyện nhỏ gì anh đều khoáy sâu vào cái học hàm, học vị của chị. Chị vì nghĩ đến không khí gia đình nên đều nhẫn nhịn cho qua chuyện.
Gần nhất là chuyện sáng nay. Chẳng là một người em họ bên nhà chồng chị mới tốt nghiệp đại học nhờ chị để ý xin việc hộ. Chị nhờ có mối quan hệ với một số chủ doanh nghiệp nên đã xin cho nó làm kế toán ở một công ty xuất nhập khẩu khá tốt. Chị vui quá về khoe với anh. Vậy mà niềm vui của chị bị anh dập tắt bằng một nụ cười khẩy:
Video đang HOT
- Cô giờ thì giỏi rồi. Học rộng, tài cao, chữ nghĩa nhiều, quen biết rộng, giúp ai mà chẳng được.
Chịu không nổi chị trút mọi dồn nén bấy lâu, nước mắt dàn dụa chị nói hết cho anh hiểu những tâm tư, những vất vả của chị. Lại một lần nữa anh đùng đùng xách áo đi: “Một thằng ngu dốt như tôi tốt nhất là không nên đấu lý với một người học rộng như cô. Tôi chịu, tôi thua, tôi đi là được chứ gì…”. Chị nghẹn ngào khóc nấc, tối đó mâm cơm úp lồng bàn còn nguyên, lạnh tanh, chẳng ai thèm đụng đũa.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đến bây giờ tôi mới hiểu tình yêu!
Tôi vừa tròn tuổi sáu lăm thì gặp lại anh, ngay giữa thành cổ Sơn Tây. Nơi một thời trai trẻ chứng kiến bao nhiêu buổi hẹn hò của chúng tôi .
Thế là đã ba mươi năm xa cách rồi nay gặp lại. Một chút bối rối, nhưng dường như cả hai chẳng có gì thay đổi. Vẫn như xưa .
Tôi và anh thuở thiếu thời cùng học một trường. Tuy hai làng, hai xã khác nhau, nhưng hồi đó quê tôi ít trường cấp hai. Lớp năm chúng tôi cùng học là một lớp ghép với trường tiểu học, nên mới có cơ hội học cùng nhau .
Chẳng biết ma trêu, quỷ khiến thế nào, trong số bạn trai cùng lớp tôi thấy rất mến anh. Đi cắm traị hè, đi lao động XHCN làm những việc công ích, anh đều quan tâm tới cánh chúng tôi. Bởi lẽ anh là cán bộ Đội TNTP. Hết lớp 6 chúng tôi chuyển lên sinh hoạt thanh niên. Anh học giỏi, khuôn mặt thông minh hóm hỉnh.
Tình cờ trong một buổi lao động, anh đùa hỏi mượn chiếc nón của tôi. Tôi đưa. Khi chia tay về, anh trả lại chiếc nón cùng với ánh mắt thân thương quá đỗi, mà tới nay tôi vẫn không thể quên. Thế là từ đó hai chúng tôi càng quấn quýt nhau hơn.
Hết cấp 2 tôi thì chuyển lên học cấp ba. Còn anh phải rời khỏi thời cắp sách vì hoàn cảnh gia đình. Chúng tôi bắt đầu thư từ cho nhau. Và thực sự tỏ tình.
Anh đi Lào Cai làm thợ. Bước vào lớp 10 (tương đương lớp 12 bây giờ) tôi có ý ngỏ lời học xong cấp 3 sẽ cùng anh lên Lào Cai lập nghiệp.
Bởi lẽ tình yêu của chúng tôi, Cụ thân sinh ra tôi hồi đó có ý không ủng hộ. Đùng một cái anh trở về lại có điều kiện gần tôi trong vòng một tháng trời, ở khu Trường Đảng Sơn Tây.
Khi đó tôi đang bước vào mùa thi hết cấp. Được một điều anh cũng đã tốt nghiệp cấp 3. Anh đã có thể hướng dẫn tôi ôn tập. Hóa ra anh đi Lào Cai làm thợ là để có điều kiện học tiếp cấp 3. Anh trở về quê để làm hồ sơ đi đại học. Nhưng trớ trêu thay cái mà khi đó ràng buộc con người là Chủ nghĩa lí lịch. Gia đình anh thành phần nghèo, nhưng ...
Tôi càng thương yêu anh dữ dội hơn. Có lần đã bàn với anh trở lại Lào Cai sinh sống. Nhưng anh gạt đi. Tôi tốt nghiệp cấp 3 và vào trường Đại học y Hà Nội.
Ở quê anh tham gia công tác thanh niên, làm bèo dâu, nuôi cá, làm văn hóa thông tin .. dường như anh quên đi nỗi niềm riêng tư buồn rười rượi để phấn đấu.
Mỗi khi từ trường về tôi lại ghé thăm anh. Sau đó anh lại đèo tôi lên Ba Vì, nơi gia đình tôi đi xây dựng kinh tế mới .
Thời kỳ đó trường tôi sơ tán lên Thái Nguyên. Có lần anh tiễn tôi ra tận Hà Nội. Đất nước đang bước vào thời kỳ chiến tranh ác liệt . Chí làm trai anh đã xung phong nhập ngũ. Cho tới khi anh về Sơn Tây huấn luyện, tôi mới biết tin, và tức tốc về gặp anh .
Đêm Thành Sơn cuối tháng 10 năm 1967, hai đứa chúng tôi tâm sự nhiều, nhưng có một điều thật ngây thơ, thật trong trắng.
Thú thật tới bây giờ chúng tôi vẫn đùa nhau: giá như ... Anh bảo không phải giá như ....
Hôm sau nghỉ học tôi tiễn anh chuẩn bị đi B. Hai chúng tôi lại chụp một bức ảnh kỷ niệm "Hòn đá bên sông anh đứng em ngồi". Tấm ảnh đó đã theo anh suốt một chặng đường chín năm chiến tranh gian khổ .
Thư từ chiến trường Trị Thiên gửi ra. Thư từ Thái Nguyên heo hút gửi vào. Chính hôm anh lên xe vào chiến trường tháng 11 năm 1967 tôi còn đánh với tới anh một bức điện tín, từ một trạm Bưu điện cách chỗ tôi học sơ tán chừng nửa ngày đường. Vậy mà tới nay vẫn còn lưu giữ.
Phải nói rằng chiến tranh đã không cướp mất anh ấy của tôi. Tới giờ bao nhiều bức thư tôi gửi cho anh, hình ảnh họa tôi, rồi thơ anh viết cho tôi .... anh vẫn còn giữ nguyên vẹn .
Thư đi thư lại, chiến tranh vẫn ác liệt. Tôi đã vùi đầu vào học. Bạn bè khuyên, tôi đã trả lời : học cho cả người yêu ! Và không biết có phải vì anh mà tôi như bị mắc căn bệnh trầm cảm. Tôi lặng lẽ học, và học để khỏi nhớ anh...
Tới khi tốt nghiệp, tôi tình nguyện vào chiến trường phục vụ để tìm gặp anh. Nhưng không được như ý, bởi lẽ tôi đã có một ông anh ruột đi chiến trường rồi .
Và thế là vì áp lực gia đình khiến một cô gái 27 tuổi đời phải âm thầm đi xây dựng gia đình. Ngày nhà chồng đặt lễ hỏi tôi cũng không có mặt. Và cái lễ cưới cũng giản đơn diễn ra, thế là sáo đã sang sông. Ở chiến trường anh cũng biết nhưng chỉ động viên tôi.
Tôi khóc nhiều và đã viết thư cho anh: "Cuộc sống ở đấy chúng ta sẽ có trái tim vàng. Sự cách biệt làm ta không thực hiện được, nhưng không ai có thể ngăn cấm ta không mơ ước" . Và lá thư cuối cùng tôi đã khẳng định với anh: "Anh của em ! Dù rằng chúng ta có phải xa nhau mãi mãi, thì em vẫn là của anh ..."
Cuối năm 1973 anh đi dự hội nghị ở Cồn Tiên (Quảng Trị). Sau hội nghị anh được cấp trên cho về thăm gia đình. Đầu đội mũ tai bèo, vai đeo xà- cột, hông đeo súng anh lên tận Bắc Ninh tìm tôi. Lúc này tôi vẫn chưa sinh cháu. Tôi sừng sờ. Và cả đêm hôm ấy hai chúng tôi chẳng nói gì với nhau. Tôi vừa đàn vừa hát khe khẽ bài "Cô gái hẹp hòi" trong nước mắt .
Sáng hôm sau tôi đưa anh về dưới công trường gặp chồng tôi. Theo nguyện vọng của anh. Bữa cơm trưa xong hai người đàn ông đưa nhau ra một chỗ vắng tâm sự. Rồi anh chia tay vợ chồng tôi. Và đây là lần chia tay thứ hai, "tình yêu của tôi" . Vài ngày sau tôi có hỏi chồng tôi anh nói gì. Chồng tôi bảo: anh ấy nói là tình yêu giữa anh ấy và em hoàn toàn trong trắng.
Điều đó thì chồng tôi tin. Và cũng là sự thật .
Thực lòng rằng gặp anh lần này khiến tôi vô cùng xúc động, Tôi có thoáng qua một ý định cùng anh sinh một đứa con. Anh ấy gạt đi: "Muộn rồi em ta chấp nhận cảnh giã từ". Lần chia tay này chúng tôi lại chụp với nhau một tấm ảnh. Anh đã ghi vào ảnh. "Giã từ người thương". Tấm ảnh này cũng một thời gây rắc rối giữa hai vợ chồng tôi. Nhưng rồi thời gian cũng đã qua đi êm ả và trôi vào dĩ vãng.
Anh trở lại chiến trường. Cuối năm 1974 anh lại có dịp ra ngoài Bắc công tác. Và anh đã xây dựng gia đình với một cô bộ đội cùng quê. Cưới xong anh đưa vợ lên thăm bố mẹ tôi. Ông bà chỉ an ủi: thôi vợ chồng là cái duyên cái số. Khi nào đẻ đứa con đầu lòng mẹ xuống chơi.
Thế rồi anh lại tam biệt người vợ mới cưới trở lại chiến trường. Cho tới cuối năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất . Anh chuyển về công tác tại huyện nhà.
Xin tiết lộ một chi tiết cực kỳ quan trọng khiến tôi đau đáu không thể quên anh . Chẳng là vào lần sinh nhật lần thứ 50 của tôi, thông qua em gái tôi anh gửi một bài thờ dài. " Kỷ niệm mối tình đầu". Tôi đã len lút đọc và mỗi lần đọc là tôi lại khóc.
Năm 1976 tôi sinh con đầu lòng. Và tới năm 1981 khi chuyển hẳn về công tác tại Hà Nội, tôi đánh liều đưa con về thăm anh .
Hôm ấy vợ anh đi công tác không có nhà. Anh tiễn tôi một chặng đường khá xa. Lúc chia tay anh bảo: Thôi nhé ! không nên gặp nhau nữa Tôi gạt nước mắt chia tay từ đó. Đây là lần thứ ba chia tay " tình yêu của tôi".
Phải nói rằng chồng tôi cũng là một người đàn ông quý mến. Tôi sinh với anh hai mặt con. Bây giờ các cháu đã trưởng thành và làm ăn phát đạt.
Còn anh có ba con. Ba cháu đều học giỏi, đỗ đạt. Một cháu Tiến sỹ. Một cháu đang học cao học. Một cháu là kỹ sư tốt nghiệp Học viện KTQS. Đều đã có gia đình riêng. Bản thân anh cũng đã tốt nghiệp Đại học kinh tế từ những năm 80 - 81.
Cho tới bây giờ sắp qua tuổi 65. Tôi gặp lại anh sau ba mươi năm không hề giáp mặt . Thế là trọn một phần hai thế kỷ với một Mối tình đầu .
Ngọn lửa tình yêu vẫn cháy. Và đến bây giờ tôi mới hiểu tình yêu !
Theo Eva
Sinh viên Ngoại thương tưng bừng lễ tốt nghiệp Toàn Trường ĐH Ngoại Thương TP HCM đã có hai ngày cuối tuần (20 - 21/11) sôi động, ý nghĩa với lễ tốt nghiệp của sinh viên K45 cùng nhiều hoạt động ẩm thực và trò chơi dân gian kỷ niệm 50 năm thành lập trường. Ai cũng rạng ngời trong lễ tốt nghiệp Chiều qua, tại Nhà khách Nguyễn Du, 808 gương...