Chỉ số Vn-Index giảm mạnh, thanh khoản trên sàn tăng cao
Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (13/11), thị trường chứng khoán chứng kiến đà tăng giảm trái chiều trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, chỉ số Vn-Index để mất gần 6 điểm, thanh khoản tăng vọt so với phiên trước đó.
Khởi động phiên làm việc sáng nay trên sàn TP.HCM, thị trường hiện hữu sắc đỏ ngay từ khi mở cửa. Giao dịch diễn ra chậm chạp, áp lực bán tháo diễn ra mạnh mẽ trên nhiều cổ phiếu. Động thái này kéo sắc đỏ lan rộng trên bảng điện tử. Đáng chú ý trong đợt làm việc sáng nay là thanh khoản tăng vọt, do giao dịch đột biến của cổ phiếu CTG đến từ nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, sáng nay có 54 triệu đơn vị, giá trị 1.387 tỷ đồng được chuyển nhượng trong phiên thỏa thuận, trong đó CTG đóng góp 24,9 triệu đơn vị, giá trị 535 tỷ đồng.
Tạm chốt phiên, chỉ số Vn-Index đã giảm 4,16 điểm, tương đương 0,41%, xuống còn 1.014,17 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 140 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.128,6 tỷ đồng. Toàn thị trường có 103 mã tăng giá và 187 mã giảm.
Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, với sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng với bộ 3 ACB, SHB, NVB, nhất là ACB, HNX-Index có mức tăng khá tốt. Tạm chốt phiên sáng, chỉ số HNX-Index tăng 0,66 điểm, tương đương 0,62%, lên mức 107,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 17,94 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 202 tỷ đồng. Toàn thị trường có 44 mã tăng và 45 mã giảm.
Chứng khoán chứng kiến đà tăng giảm trái chiều trên hai sàn Hà Nội và TP.HCM
Bước sang đợt làm việc buổi chiều trên sàn TP.HCM, thị trường tiếp tục chứng kiến đà lao dốc của các chỉ số. Xu hướng bán tháo áp đảo trên bảng điện tử, trong khi đó lực cầu lại diễn ra nhỏ giọt. Hơn 150 cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, trong đó có khá nhiều nằm trong nhóm bluechips. Thanh khoản trên sàn tăng vọt.
Cụ thể, BVH giảm 800 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 150 đồng/cổ phiếu; D2D giảm 1.800 đồng/cổ phiếu; DMC giảm 700 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 700 đồng/cổ phiếu; MWG giảm 2.400 đồng/cổ phiếu; SAB giảm 3.000 đồng/cổ phiếu; VCB giảm 1.200 đồng/cổ phiếu; VHM giảm 700 đồng/cổ phiếu; VNM giảm 2.000 đồng/cổ phiếu; YEG giảm 600 đồng/cổ phiếu; TV2 giảm 1.200 đồng/cổ phiếu…
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, thị trường cũng ghi nhận một số mã nằm trong nhóm bluechips tăng, giúp các chỉ số không bị trượt quá sâu. Trong đó, TCT tăng 200 đồng/cổ phiếu; PNJ tăng 700 đồng/cổ phiếu; NNC tăng 800 đồng/cổ phiếu; MSH tăng 3.100 đồng/cổ phiếu; DBD tăng 1.000 đồng/cổ phiếu; BID tăng 800 đồng/cổ phiếu; BHN tăng 2.900 đồng/cổ phiếu…
Chốt phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 1.012,77 điểm, giảm 5,56 điểm, tương đương 0,55%. Khối lượng giao dịch đạt 286,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 6.748,75 tỷ đồng. Toàn thị trường có 91 mã tăng giá (trong đó có 12 mã tăng trần); 110 mã đứng giá và 158 mã giảm giá (trong đó có 9 mã giảm sàn).
Chỉ số VN30 – Index giữ ở mức 932,6 điểm, giảm 7,22 điểm, tương đương 0,77%. Khối lượng giao dịch đạt 76,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.642,82 tỷ đồng. Toàn thị trường có 4 mã tăng giá; 19 mã đứng giá và 7 mã giảm giá.
Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, thị trường lại hiện hữu sắc xanh cho đến cuối phiên làm việc nhờ sự hỗ trợ tích cực của một vài cổ phiếu bluechips như ACB tăng 300 đồng/cổ phiếu; BAX tăng 600 đồng/cổ phiếu; BED tăng 1.500 đồng/cổ phiếu; MBG tăng 2.900 đồng/cổ phiếu; NET tăng 2.400 đồng/cổ phiếu; SHN tăng 100 đồng/cổ phiếu…
Chốt phiên giao dịch, chỉ số HNX – Index giữ ở mức 107,2 điểm, tăng nhẹ 0,23 điểm, tương đương 0,22%. Khối lượng giao dịch đạt 24,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 291,17 tỷ đồng. Toàn thị trường có 47 mã tăng giá (trong đó có 13 mã tăng trần); 50 mã đứng giá và 243 mã giảm giá (trong đó có 10 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30 Index giữ ở mức 88,97 điểm, giảm 0,82 điểm, tương đương 0,43%. Khối lượng giao dịch đạt 15,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 223,31 tỷ đồng. Toàn thị trường có 5 mã tăng giá (trong đó có 1 mã tăng trần); 18 mã đứng giá và 6 mã giảm giá.
Minh Ngọc
Theo Vnmedia.vn
Phát triển sản phẩm mới, thu hút thêm nhà đầu tư
Đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Đề án tái cấu trúc TTCK Việt Nam, trong đó đặt mục tiêu tăng số lượng nhà đầu tư lên 3% dân số, tương đương với gần 3 triệu tài khoản đến năm 2020 và nâng lên 5% đến năm 2025.
Với mục tiêu này, việc phát triển các sản phẩm mới là cần thiết để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư, đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.
TTCK Việt Nam trong năm qua có nhiều bước tiến đáng ghi nhận. Chia sẻ tại Hội nghị thường niên 2019 tổ chức ngày 7/11/2019, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có tốc độ tăng trưởng rất mạnh, với quy mô dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp kể cả phát hành riêng lẻ và đại chúng vào khoảng 11,15% GDP, góp phần tăng quy mô dư nợ của thị trường trái phiếu đạt gần 50% GDP.
Tại thị trường chứng khoán phái sinh, theo lộ trình phát triển sản phẩm từ thấp đến cao, ngày 4/7, Sở GDCK Hà Nội đã chính thức ra mắt sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (TPCP) nhằm cung cấp cho nhà đầu tư thêm một lựa chọn đầu tư và công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức.
Như vậy, đến nay TTCK phái sinh đã có 7 mã sản phẩm hợp đồng tương lai theo thông lệ quốc tế, trong đó 4 mã sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30 gồm các mã hợp đồng có tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, và 2 tháng cuối 2 quý tiếp theo và 3 mã hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm có tháng đáo hạn là 3 tháng cuối 3 quý gần nhất.
Chia sẻ thông tin mới nhất, ông Nguyễn Như Quỳnh, Phó tổng giám đốc phụ trách HNX cho biết, hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm được chính thức đưa vào giao dịch kể từ 4/7/2019 và được nhà đầu tư quan tâm đón nhận.
Tổng khối lượng giao dịch tính đến hết 30/9/2019 là 257 hợp đồng. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tăng đều qua các tháng. Giao dịch vẫn tập trung vào các nhà đầu tư cá nhân trong nước, tuy nhiên đã có sự chuyển dịch của cơ cấu nhà đầu tư.
Tại thị trường cổ phiếu, dù thanh khoản có đi xuống, nhưng chỉ số VN-Index vẫn ghi nhận mức tăng 10,8% trong 9 tháng đầu năm so với cuối năm 2018. Vốn hoá thị trường tăng 13,4% so với năm 2018, tương đương 81,1% GDP.
Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán đạt 242 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Tập trung vào những nỗ lực sắp tới nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng chung của thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Thành Long, cho biết, HNX đang nỗ lực để đa dạng hoá, cung cấp nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn nữa cho thị trường.
Trong năm 2019, Sở GDCK Hà Nội tiếp tục nghiên cứu xây dựng hợp đồng tương lai trên chỉ số VNX200 và trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm phái sinh mới là hợp đồng quyền chọn trên chỉ số cổ phiếu, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu đơn lẻ (SSF), và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đơn lẻ (SSO).
Đồng thời, HNX phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng khung pháp lý cho các sản phẩm mới để chuẩn bị cho việc ra mắt các sản phẩm mới, có thể áp dụng từ sau năm 2020 nhằm đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của người đầu tư và theo đúng chủ trương, định hướng của Chính phủ.
Đối với thị trường trái phiếu, HNX sẽ hoàn thiện dự thảo Đề án "Tổ chức thị trường trái phiếu", trình Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt; hoàn thành xây dựng Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp; hoàn thiện và ban hành Quy chế giao dịch TPCP, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
Lam Phong
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VN-Index vượt 1.000, danh mục công ty chứng khoán lớn có gì? Bên cạnh hoạt động môi giới, cho vay margin thì hoạt động tự doanh cũng là một trong những hoạt động đem lại doanh thu lớn cho công ty chứng khoán. VN-Index vượt 1.000, danh mục CTCK lớn có gì? Nguồn: Báo Chính phủ. Tính riêng trong quý III/2019, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 4% với những nhịp tăng giảm đan xen...