Chỉ số tia cực tím tại nhiều thành phố ở mức gây hại cao
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, kể từ ngày 10 đến ngày 12/4 chỉ số tia cực tím cực đại tại các tỉnh, thành phía Bắc duy trì ngưỡng nguy cơ gây hại trung bình; ở các tỉnh, thành miền Trung và miền Nam được dự báo đều nằm ở ngưỡng rất cao.
Tại thành phố Hạ Long ( Quảng Ninh), thành phố Hải Phòng và Hà Nội, chỉ số tia cực tím cực đại trong ngày ở mức 6-8, nguy cơ gây hại từ trung bình đến cao, trong đó dự báo ngày 12/4 thành phố Hải Phòng ở mức rất cao.
Từ ngày 10 đến ngày 12/4, các thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế), Nha Trang (Khánh Hòa), thành phố Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ, Cà Mau (Cà Mau), chỉ số tia cực tím đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao.
Ngày 10/4, tại TP HCM, thành phố Cần Thơ, thành phố Cà Mau, tia cực tím cực đại đều ở mức trên 9-10 vào lúc 12 giờ. Bức xạ tia cực tím có nguy cơ gây hại rất cao phổ biến trong khung giờ 10-13 giờ, riêng tại thành phố Cần Thơ từ 11-13 giờ, chỉ số tia cực tím cao nhất là 10.2 trong khung giờ 11-13 giờ.
Video đang HOT
Theo thang bảng đo chỉ số tia cực tím, từ 3-5 là trung bình, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao, trên 10 là đặc biệt cao, có thể xuyên qua mây và các loại cửa kính, nếu da tiếp xúc trực tiếp trong thời gian 25 phút có thể gây bỏng và từ 11 trở lên là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, gây bỏng mắt nếu tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.
Dự báo, từ ngày 10 đến 12/4, Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ tiếp tục nắng nóng với nhiệt độ phổ biến cao nhất trong ngày 29-35 độ C. Bắc bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội, trong khoảng thời gian này nhiệt độ ở mức thấp, không quá 26 độ C, kèm theo mưa phùn nhiều nơi.
Đây là hình thái thời tiết đặc trưng chuẩn bị chuyển tiếp vào mùa hè. Năm nay, mùa hè được cho là không quá nóng (so với trung bình nhiều năm do tác động của La Nina).
Chỉ số tia cực tím ở mức rất cao tại Hạ Long, miền Trung và TP.HCM
Việc tiếp xúc quá lâu với tia UV sẽ gây tổn thương và có nguy cơ dẫn đến ung thư da; tia UV gây đứt gãy các liên kết giữa các phân tử, góp phần làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo chỉ số UV (tia cực tím hay còn gọi là tia tử ngoại) ngày 28/9 tại các thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Huế (Thừa Thiên-Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa) và Thành phố Hồ Chí Minh có cường độ lớn nhất trong ngày ở mức rất cao.
Các thành phố Hải Phòng, Hà Nội và Cần Thơ có chỉ số UV cao nhất trong ngày ở mức cao, riêng tại thành phố Cà Mau có cường độ tia UV ở mức trung bình.
Cụ thể, vào thời điểm 12 giờ ngày 28/9 (khi chỉ số UV đạt mức cao nhất trong ngày), chỉ số tia UV ở các thành phố đạt mức rất cao như sau: Hạ Long là 7,9, Huế là 8,3, Đà Nẵng là 8,4, Hội An là 8,8, Nha Trang là 9,6, Thành phố Hồ Chí Minh là 7,5; ở mức cao có các thành phố Hải Phòng là 7,1, Hà Nội là 7,3, Cần Thơ là 5,9.
Từ ngày 29/9 đến ngày 1/10, dự báo chỉ số UV cực đại tiềm năng của các tỉnh, thành phố đều ở mức nguy cơ gây hại cao, riêng tại Huế, Hội An (ngày 29/9 và ngày 1/10), Nha Trang (ngày 1/10) và các tỉnh, thành phố phía Nam đều đạt mức nguy cơ gây hại rất cao.
Chỉ số tia cực tím là phép đo tiêu chuẩn quốc tế về độ mạnh của bức xạ cực tím từ ánh sáng Mặt Trời. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV dao động từ 0-2 được xem là thấp, chỉ số UV từ 8-10 có thời gian gây bỏng là 25 phút.
Chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ; chỉ số tia cực tím ở mức 12 là mức nguy hiểm cực độ.
Việc tiếp xúc quá lâu với tia UV sẽ gây tổn thương và có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Tia UV gây đứt gãy các liên kết giữa các phân tử, góp phần làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào. Đây là nguyên nhân chính gây ung thư các dạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã...
Tiếp xúc với bức xạ cực tím còn gây ra ức chế hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học tin rằng việc cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu suốt đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng.
Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại lâu dài sẽ gây hại nhiều hơn đến hệ thống miễn dịch của con người.
Khẩn trương ứng phó gió mạnh, sóng lớn trên biển Chiều 27-1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai có công văn gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau về việc ứng phó với gió mạnh, sóng lớn trên biển. Ảnh minh họa. Công văn nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy...