Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 1%
Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát ở trong nước, nền kinh tế chuyển sang giai đoạn vừa phòng, chống dịch bệnh vừa khôi phục và phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất công nghiệp đã có tín hiệu tích cực khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5/2020 đạt mức tăng 11,2% so với tháng trước, tuy nhiên vẫn giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhưng tính chung 5 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019 và là mức tăng thấp nhất nhiều năm qua.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 5 tháng giảm sâu, trong đó có ô tô giảm 26,9%…
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 5 tháng giảm sâu và tăng thấp so với cùng kỳ năm trước có thể kể đến, như: Ô tô giảm 26,9%; bia giảm 24,5%; xe máy giảm 15,6%; dầu thô khai thác giảm 12,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 11,4%; khí hóa lỏng LPG giảm 10,9%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 10,4%; sắt thép thô giảm 9,7%; quần áo mặc thường giảm 8,2%; giày, dép da giảm 6,7%; điện thoại di động giảm 5,4%; thép cán giảm 4,7%; tivi các loại giảm 3,1%.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong tháng 5 đã bắt đầu khôi phục trở lại, tăng cao so với tháng 4, đặc biệt sản xuất của nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất điện tăng trên hai con số (tương ứng tăng 12,8% và 13,7%) đã đưa chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 11,2%.
Video đang HOT
Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2019 sản xuất công nghiệp trong tháng vẫn giảm ở tất cả các nhóm (trừ sản xuất và phân phối điện tăng 2%), trong đó giảm mạnh ở ngành khai khoáng mà chủ yếu tập trung ở khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (giảm 12%) do tác động kép của việc giá dầu giảm sâu và tiêu thụ xăng dầu giảm.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, sản xuất công nghiệp của Việt Nam chịu tác động chung của dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng đến tiêu thụ, và sản xuất hàng hóa nên mức tăng trưởng đạt thấp, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nhóm khai khoáng thậm chí tăng trưởng âm.
Tuy nhiên trong bối cảnh chung của đại dịch, sản xuất công nghiệp Việt Nam vẫn có tăng trưởng, thể hiện sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cũng như sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng nhau vượt qua khó khăn, duy trì và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh./.
Giá nguyên liệu hỗ trợ doanh nghiệp nhựa sớm hồi phục
Do ảnh hưởng từ tình hình dịch Covid-19, giá nguyên liệu trong ngành nhựa đã và đang có xu hướng giảm mạnh. Điều này liệu có tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp (DN) ngành nhựa trong nước có điều kiện vươn lên, khôi phục sản xuất sau đại dịch?
Các doanh nghiệp ngành nhựa chờ cơ hội bứt phá trong những tháng còn lại của năm 2020. Ảnh: ST
Lợi thế giá nguyên liệu
Hiện nay, nguyên liệu nhựa PE được các DN nhựa Việt Nam nhập khẩu lớn nhất trong cơ cấu nguyên liệu ngành nhựa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ giá dầu sụt giảm, giá nguyên liệu nhựa PE của Mỹ tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á đã giảm tới 20% từ tháng 3/2020 cho đến nay. Theo ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TPHCM, giá nguyên liệu nhựa xuống đáy giúp các DN ngành nhựa Việt Nam có cơ hội rất lớn để gia tăng sản xuất, cũng như cung cấp cho thị trường hàng hóa với giá cả cạnh tranh hơn.
Theo các DN ngành nhựa, chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng trung bình lên tới 70% trong cơ cấu sản xuất các sản phẩm nhựa, trong khi nguồn nguyên liệu nhựa trong nước mới chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu của các DN. Do đó, nhiều DN ngành nhựa rất muốn tận dụng cơ hội này để nhập khẩu nguồn nguyên liệu giá rẻ, nhằm dự trữ sản xuất, tăng thêm lợi nhuận cho một năm 2020 đầy khó khăn. Tuy nhiên, lãnh đạo một DN ngành nhựa chia sẻ, do tình hình dịch bệnh, nhiều quốc gia vẫn đang trong thời gian giãn cách xã hội, hoạt động giao thương bị đình trệ nên các DN không có nguồn để nhập khẩu, thậm chí vẫn phải sản xuất cầm chừng.
Chính vì hiểu được những rủi ro từ nguồn hàng nhập khẩu, nhiều DN nhựa trong nước đã tranh thủ được "tác động kép" do sử dụng nguyên liệu trong nước. Đơn cử, đại diện Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh cho biết, lợi thế cạnh tranh của Công ty là nguồn nguyên liệu 100% trong nước. Điều này giúp nhựa Bình Minh không bị ảnh hưởng nguồn nguyên liệu trong bối cảnh thương mại bị hạn chế do dịch Covid-19, mà còn giảm được áp lực tồn trữ nguyên liệu hơn các DN khác.
Kỳ vọng kết quả kinh doanh
Mặc dù tình hình kinh doanh trong quý I của nhiều DN ngành nhựa chưa có sự bật lên như kỳ vọng từ việc giảm giá nguyên phụ liệu, nhưng các DN đều tin rằng, bước sang giữa và cuối năm, "bức tranh" lợi nhuận sẽ sáng sủa hơn.
Theo đại diện Nhựa Bình Minh, phải từ quý II các DN ngành nhựa mới có thể hưởng lợi từ giá dầu giảm, bởi giá dầu tuy đã giảm từ đầu năm nhưng phải qua nhiều khâu mới tác động đến giá hạt nhựa.
Ngoài ra, với các DN nhựa, từ nay tới cuối năm, việc đặt ra mục tiêu chiến lược và kế hoạch kinh doanh sẽ tác động đáng kể đến lợi nhuận. Mới đây, trả lời cổ đông, ông Chu Văn Phương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong cho hay, sản lượng và doanh thu bán hàng của Công ty trong quý I giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2019 chủ yếu do các nguyên nhân khách quan, tuy nhiên về hiệu quả, lợi nhuận quý I lại tăng 16% so với quý I/2019. Vì thế, năm 2020, Nhựa Tiền Phong đặt mục tiêu giữ vững đà tăng trường, doanh thu bán hàng và sản lượng sản phẩm tăng 7%, lợi nhuận trước thuế tăng 3% so với thực hiện năm 2019...
Tương tự, Nhựa Bình Minh cũng đặt mục tiêu sản lượng và doanh thu tăng 5%, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2019, nhờ vào việc tận dụng các cơ hội, tiết kiệm chi phí.
Đáng chú ý nhất là mục tiêu kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội khi đặt mục tiêu doanh thu 1.860 tỷ đồng (tăng 49% so với 2019) và lợi nhuận sau thuế đạt 146 tỷ đồng (tăng 157% so với năm 2019). Đại diện Nhựa Hà Nội cho biết, động lực để đạt các mục tiêu trên được kỳ vọng bởi các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong tương lai, cùng với việc mở rộng, vận hành hệ thống các công ty con và vẫn đảm bảo là nhà cung cấp cho các thương hiệu lớn như Toyota, Honda, Samsung, Panasonic, Vinfast...
Với Công ty Cổ phần Phụ gia nhựa (PGN), năm 2019, cả doanh thu và lợi nhuận của PGN đều tăng nhờ tiếp tục mở rộng thị trường và dự trữ được lượng nguyên liệu lớn với giá mua thấp. Đây là tiền đề để công ty này tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao với doanh thu tăng 35% và lợi nhuận trước thuế tăng 20%. Ngoài ra, trong quý II/2020, Công ty còn tận dụng cơ hội khi hoàn thành xây dựng nhà máy thứ hai với các dây chuyền sản xuất mới có công suất cao hơn dây chuyền hiện tại, giúp Công ty giải quyết các hạn chế khi mở rộng thị trường...
Theo các chuyên gia, với việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, các DN nhựa Việt Nam có thể giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, các cơ quan chức năng nên tạo cơ hội, tăng năng lực đầu tư vào các công ty, dự án sản xuất nguyên phụ liệu ngành nhựa. Hơn nữa, các DN nhựa cũng nên chú trọng tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu như thời gian qua.
An Phát Holdings thực hiện IPO để hoàn thiện chiến lược phát triển xanh Tập đoàn An Phát Holdings (APH) là một trong số ít doanh nghiệp kiên định với chiến lược phát triển xanh, cuối tháng 6 tới, Tập đoàn sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để huy động thêm vốn nhằm hoàn thiện chiến lược này. Hướng đến tự chủ nguyên liệu sản xuất Chiến lược xanh và phát triển...