Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trong tháng 9
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ( PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng trở lại lên trên ngưỡng trung tính 50 điểm trong tháng 9 khi đạt 52,2 điểm so với 45,7 điểm của tháng 8.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Hà Tĩnh)
Đó là nội dung trong thông cáo ra hôm nay (1/10) của IHS Markit – công ty thu thập kết quả khảo sát chỉ số PMI, một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất.
Theo IHS Markit, kết quả chỉ số PMI tháng 9 cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện lần đầu trong ba tháng, và đây là mức cải thiện đáng kể nhất kể từ tháng 7/2019.
Các số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy việc kiểm soát đại dịch Covid-19 của Việt Nam là nhân tố chủ chốt giúp hỗ trợ cải thiện các điều kiện kinh doanh, sau khi số ca nhiễm bệnh tăng lên trong kỳ báo cáo trước.
Video đang HOT
Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, Andrew Harker – Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói: “Sau khi tăng số lượng ca nhiễm Covid-19 vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, lĩnh vực sản xuất đã bị trệch khỏi hướng hồi phục trong tháng 8, kết quả chỉ số PMI tháng 9 đã tích cực hơn nhiều. Với khả năng kiểm soát đại dịch được duy trì trở lại, các công ty đã có số lượng đơn đặt hàng mới tăng, từ đó tăng sản lượng và tâm lý lạc quan là cao nhất trong hơn một năm”.
“Tuy nhiên, việc duy trì xu hướng tích cực còn phụ thuộc vào việc số ca nhiễm virus sẽ không tăng trở lại. Một diễn biến mới trong kỳ khảo sát gần đây là số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng trở lại lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu, và đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy nhu cầu quốc tế đã hỗ trợ tốt hơn cho sự phục hồi của khu vực sản xuất”, ông Harker nói thêm.
Ở cấp độ quốc gia, trong tất cả 7 quốc gia ASEAN được IHS Markit khảo sát chỉ số PMI, Myanmar cho đến nay đã có mức suy giảm đáng kể nhất của các điều kiện kinh doanh. Chỉ số toàn phần đã giảm về gần mức thấp kỷ lục là 35,9 trong tháng 9 cho thấy kết quả hoạt động của lĩnh vực sản xuất đã yếu đi đáng kể trong bối cảnh các biện pháp cách ly nghiêm ngặt hơn.
Indonesia cũng tiếp tục suy giảm sau khi đã cải thiện nhẹ các điều kiện kinh doanh trong tháng 8. Chỉ số toàn phần (47,2) cho thấy mức suy giảm nhẹ hơn nhiều so với thời điểm đỉnh dịch, nhưng đây vẫn là mức giảm mạnh.
Ở những nơi khác, tình trạng suy giảm được ghi nhận ở Singapore và Malaysia. Ở Singapore, mức suy giảm các điều kiện kinh doanh là nhẹ nhất kể từ tháng 1 và về tổng thể là giảm nhẹ (chỉ số đạt 48 điểm). Tuy nhiên, các nhà sản xuất Malaysia ghi nhận tốc độ giảm nhanh hơn một chút khi chỉ số toàn phần giảm thành mức thấp của bốn tháng là 49 điểm.
Trong khi đó, các điều kiện hầu như ổn định ở cả Thái Lan và Philippines. Chỉ số toàn phần đạt mức quanh 50 điểm, với kết quả lần lượt là 49,9 và 50,1 điểm.
Cuối cùng, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 9 có mức cải thiện điều kiện hoạt động lần đầu tiên trong ba tháng. Hơn nữa, chỉ số toàn phần (52,2) là cao nhất kể từ tháng 7/2019 cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện nhẹ.
Chỉ số PMI tháng 8 của Việt Nam sụt giảm
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers Index (PMI) tháng 8 của Việt Nam đạt 45,7 điểm, giảm 1,9 điểm so với tháng trước.
Theo báo cáo mới nhất của IHS Markit, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) tháng 8 của Việt Nam đạt mức 45,7 điểm, giảm 1,9 điểm so với tháng 7. Đây là lần giảm thứ hai liên tiếp, sau lần tăng trở lại lên trên 50 điểm trong tháng 6.
Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu do đại dịch là nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí đầu vào
Chỉ số PMI đạt trên 50 điểm cho biết nền kinh tế cải thiện các điều kiện kinh doanh so với tháng trước, và ngược lại, nếu chỉ số ở mức dưới 50 điểm nghĩa là nền kinh tế có sự suy giảm.
Theo IHS Markit, điều này cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất tiếp tục suy giảm. Dù vậy, mức giảm các điều kiện kinh doanh vẫn ít nghiêm trọng hơn so với tháng 4 - tháng tồi tệ nhất do ảnh hưởng của Covid-19.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng đơn hàng mới và sản lượng đều giảm vì sức cầu yếu. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất gia công có tốc độ giảm nhanh nhất và các đơn hàng xuất khẩu mới giảm mạnh nhất. Đồng thời, số lượng đơn đặt hàng mới tăng trưởng âm khiến tỷ lệ sử dụng lao động bị thu hẹp.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho có xu hướng tăng trong tháng này. Tuy vậy, nhà sản xuất đã chủ động giao hàng ngay khi hoàn thiện sản phẩm cho đối tác để tránh tình trạng còn nhiều hàng tồn kho tăng cao.
Trong khi sản xuất suy giảm, giá cả đầu vào lại tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 8. Theo những người trả lời khảo sát, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu do đại dịch là nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí đầu vào.
Tương tự, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài. Các nhà sản xuất đối phó với tình trạng nhu cầu yếu bằng cách giảm giá cả đầu ra giữa quý III của năm. Giá bán hàng đã giảm trong suốt bảy tháng qua với mức giảm mới đây là nhanh nhất kể từ tháng 5.
Những lo ngại về ảnh hưởng của Covid-19 lên nhu cầu cũng làm giảm niềm tin của các nhà sản xuất về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới. Trong khi đó, các công ty vẫn dự báo sản lượng sẽ tăng trong năm tới với hy vọng đại dịch sẽ được kiểm soát.Tuy nhiên, mức độ lạc quan ở một trong những mức thấp nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2012.
PMI tháng 8 giảm gần 2 điểm do Covid-19 Anh huơng cua dich bẹnh Covid-19 đa lam suy giam cac điêu kiẹn kinh doanh cua linh vưc san xuât Viẹt Nam trong thang 8. Theo đó, ca san lượng va sô lượng đon đạt hang mơi đều tiếp tục giam vơi mức đọ lơn hon so vơi thang 7. Ca san lượng va sô lượng đon đạt hang mơi đều giảm trong...