Chỉ số MXV-Index phục hồi trong sắc xanh
Đóng cửa ngày giao dịch 13/07, chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,54% lên mức 2.517,25 điểm sau phiên lao dốc trước đó, được hỗ trợ bởi mức tăng phục hồi duy nhất của chỉ số MXV-Index Năng lượng.
Giá các mặt hàng trên thị trường hàng hoá cho thấy mức biến động trái chiều trên cả 4 nhóm nguyên liệu. Nhóm Nguyên liệu công nghiệp và Kim loại chứng kiến dòng tiền đầu tư tăng mạnh nhất trong phiên hôm qua, kéo giá trị giao dịch toàn Sở duy trì đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên mức hơn 3.800 tỷ đồng.
Dầu cọ thô Malaysia đạt mức thấp nhất trong vòng 1 năm
Trên bảng giá các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp, sắc xanh đỏ chia làm hai nửa. Trong khi giá đường và cà phê đều có sự phục hồi sau 2 phiên suy yếu hồi đầu tuần thì ở phía ngược lại, giá dầu cọ và bông tiếp tục lao dốc mạnh.
Đáng chú ý nhất là mức giảm lên đến 8,6% của dầu cọ thô Malaysia, đẩy giá về mức thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây. Chính phủ Indonesia đã tạm thời ngưng việc xuất khẩu lao động sang Malaysia, trong đó có hàng nghìn người ứng tuyển cho công việc trong các đồn điền, làm dấy lên kỳ vọng vào sự phục hồi sản xuất của Indonesia trong nửa cuối năm. Thị trường bắt đầu xuất hiện các tin đồn về việc nước này có khả năng loại bỏ thuế xuất khẩu 200 USD/tấn nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho đang tồn đọng khá lớn.
Cùng lúc đó, lo ngại về việc Trung Quốc tái thiết lập phong tỏa để ngăn chặn đợt bùng phát Covid mới, gây tác động tiêu cực kép lên giá dầu cọ khi Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu chính.
Cũng chịu chung tác động do tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, giá bông tiếp tục giảm mạnh 3,45% sau phiên giảm sàn trước đó. Trong bối cảnh Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cắt giảm dự báo xuất khẩu bông của Mỹ trong báo cáo Cung – cầu tháng 07, mới đây, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng đã hạ ước tính tiêu thụ bông niên vụ 21/22 xuống 200.000 tấn do nhu cầu yếu từ các doanh nghiệp dệt may.
Ca cao và cao su cũng chung xu hướng giảm giá, do những lo ngại về suy thoái kinh tế sẽ làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.
Trong khi đó, Cà phê có phiên tăng giá trở lại sau 2 phiên giảm hồi đầu tuần. Tồn kho đạt chuẩn của Arabica trên Sở ICE US tiếp tục giảm về mức 759.695 bao (60kg), thấp nhất trong gần 23 năm đã phần gây ra lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn khi tiến độ thu hoạch cà phê tại Brazil vẫn chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Các mặt hàng đường cũng có chung xu hướng tăng giá với cà phê. Sản lượng đường giai đoạn cuối tháng 06 tại Trung Nam, Brazil giảm 14,98% so với cùng kỳ tháng trước là những yếu tố tác động tích cực lên giá.
Giá dầu chưa thể lấy lại mốc 100 USD
Đối với nhóm năng lượng, giá dầu vẫn chưa thể lấy lại mốc 100 USD trong bối cảnh mà một loạt các tin tức về lạm phát, cũng như các báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được công bố đều không khả quan.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 6 của Mỹ được công bố tăng 9,1%, cao nhất kể từ năm 1981, xóa tan mọi kỳ vọng về việc lạm phát đã tạo đỉnh ở Mỹ. Các nhà giao dịch hiện đang rất lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ mạnh tay tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 7, thay vì mức 50 – 75 điểm cơ bản như thông báo trước đó. Một đợt tăng lãi suất lớn khác có thể sẽ làm tăng nguy cơ suy thoái của Mỹ và làm xói mòn nhu cầu tiêu thụ dầu.
Bên cạnh đó, báo cáo hàng tuần của EIA đang cho thấy sau giai đoạn tiêu thụ cao điểm của đợt nghỉ lễ Quốc Khánh, nhu cầu đối với nhiên liệu của Mỹ đã hạ nhiệt dần. Nhu cầu tiêu thụ xăng, đã giảm vào tuần trước xuống còn 8,06 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhất theo mùa kể từ năm 1996.
Sự sụt giảm nhu cầu đồng nghĩa với việc phần lớn sản lượng sẽ đi vào kho dự trữ. Báo cáo của EIA tiếp tục chỉ ra, tồn kho dầu thô tăng 3,3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 8/7, tồn kho xăng và tồn kho nhiên liệu chưng cất cũng tăng lần lượt 5,8 triệu thùng và 3,4 triệu thùng.
Đây là những nguyên nhân chính khiến sức mua không quay lại với thị trường đầu trong phiên hôm qua, tuy nhiên giá dầu vẫn nhận được những sự hỗ trợ nhờ vào tình trạng nguồn cung vẫn bị thắt chặt. Báo cáo tháng của IEA cũng bày tỏ những lo ngại về việc rủi ro vĩ mô sẽ làm suy yếu nhu cầu tiêu thụ, tuy nhiên tổ chức này chỉ cắt giảm triển vọng cho năm 2022 một cách khiêm tốn ở mức 200.000 thùng/ngày.
Vai trò trú ẩn thúc đẩy lực mua của nhóm kim loại
Trên thị trường kim loại, giá các mặt hàng biến động trái chiều, tuy nhiên, lực mua đang cho thấy ưu thế ngay sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố.
Mức lạm phát kỷ lục tại Mỹ đang cho thấy lập trường chính sách tiền tệ tích cực của Fed đã đạt được rất ít tiến bộ cho đến nay trong việc hạ nhiệt nhu cầu và đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2%. Tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư và nghi ngại về lạm phát cố hữu, ăn sâu vào nền kinh tế đã thúc đẩy lực mua trên thị trường kim loại quý do vai trò trú ẩn an toàn. Dòng tiền cũng đã tháo chạy khỏi thị trường rủi ro như chứng khoán, củng cố cho vai trò làm hàng rào chống lại lạm phát của bạc và bạch kim.
Trên thị trường kim loại cơ bản, đồng COMEX tăng nhẹ hơn 1% sau khi lao dốc 3 phiên liên tiếp nhờ vùng hỗ trợ 3,2 USD/pound. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đồng trong tháng 6 đã tăng 15,5% so với tháng trước đó, và là mức tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng do nhu cầu tăng lên sau đợt phong toả làm tê liệt sản xuất. Thông tin này đã hỗ trợ giá đồng tăng nhẹ, tuy nhiên, đà tăng có thể không bền vững trước áp lực thắt chặt mạnh mẽ của Fed trong tương lai.
Quặng sắt tăng mạnh nhất nhóm kim loại, được hỗ trợ bởi dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh nhất trong 5 tháng vào tháng 6, với mức tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh bại mức dự đoán tăng 12% của các chuyên gia kinh tế.
Trên thị trường nội địa, giá thép đang dao động từ 16.060 – 17.200 VND/kg đối với thép cuộn D6 CB240 và 16.510 – 17.510 VND/kg đối với thép thanh vằn D10 CB300 sau đợt điều chỉnh lần thứ 8 vào hồi đầu tuần, kể từ ngày 11/05. Giá quặng sắt hạ nhiệt trên thế giới trong thời gian gần đây tiếp tục gây áp lực đến giá sắt thép trong nước.
Nhu cầu tiêu thụ lớn từ châu Âu đẩy giá khí tự nhiên tăng vọt 9%
Đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần (6/6), lực mua hoàn toàn áp đảo trên bảng giá của cả bốn nhóm hàng hoá nguyên liệu là Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại và Năng lượng.
Cùng với đó, mức tăng rất mạnh của nhiều mặt hàng quan trọng đã giúp chỉ số MXV-Index tăng tới 1,84% lên 3.133 điểm, mức cao nhất kể từ giữa tháng 03 đến nay. Dòng tiền đầu tư đến thị trường hàng hoá cũng có sự gia tăng gần 10%; giá trị giao dịch toàn Sở đạt 4.000 tỷ đồng.
Lo ngại nguồn cung gia tăng trở lại, ngô và lúa mì đồng loạt tăng mạnh
Giá ngô đã chấm dứt chuỗi bốn phiên giảm liên tiếp trong tuần trước bằng phiên tăng vọt ngày hôm qua. Đóng cửa ngày 06/06, giá ngô tăng hơn 2% lên mức 292 USD/tấn. Các diễn biến quân sự tại Biển Đen tiếp tục là yếu tố hỗ trợ chính cho giá mặt hàng này.
Theo hãng tin Ukrinform, Nga đã thực hiện một cuộc tấn công tên lửa vào khu vực cảng Odessa, nơi xuất khẩu ngũ cốc lớn của Ukraine. Cuộc tấn công này đã làm cháy các kho chứa ngũ cốc quan trọng và ảnh hưởng lớn đến khả năng xuất khẩu của Ukraine. Điều này khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn và nguồn cung ngũ cốc từ Biển Đen sẽ còn tiếp tục bị thắt chặt. Đây là yếu tố "bullish" mạnh và giúp giá ngô tạo gapup.
Trong khi đó tại Mỹ, Báo cáo Giao hàng Xuất khẩu (Export Inspections) do USDA phát hành tối hôm qua cho thấy, số liệu giao hàng ngô trong tuần 27/05-02/06 của nước này đạt 1,434,683 tấn, cao hơn một chút so với mức 1,411,734 tấn trong tuần trước đó. Tuy mức tăng không quá cao, tuy nhiên tốc độ giao hàng ngô được ổn định cũng đã hỗ trợ đà tăng của giá.
Lúa mì Chicago thậm chí còn tăng mạnh hơn 5% lên mức 401,6 USD/tấn. Giá bật tăng ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch do thông tin về cuộc tấn công tên lửa của Nga nhắm vào cảng Odessa và bật tăng mạnh do những lo ngại về nguồn cung bị thắt chặt.
Tại Pháp, Liên đoàn Nông dân Quốc gia (FNSEA) cho biết các trang trại trên khắp nước này vừa hứng chịu các trận mưa đá và bão dữ dội. Điều này khiến các cánh đồng lúa mì dự kiến sắp được thu hoạch của Pháp chịu thiệt hại đáng kể, thậm chí ở nhiều nơi 100% diện tích bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, FranceAgriMer cũng tiếp tục hạ dự báo chất lượng lúa mì Pháp lần thứ tư liên tiếp vào cuối tuần trước do khô hạn kéo dài. Đáng chú ý, Pháp là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn thứ tư trên thế giới. Vì vậy, các thông tin trên đã dấy lên nhiều lo ngại về nguồn cung từ Pháp và tạo hỗ trợ mạnh mẽ cho giá.
Ngoài ra, Hãng tư vấn nông nghiệp IKAR cho biết giá FOB đối với lúa mì từ Biển Đen của Nga trong tháng 6 đã tăng lên mức 425 USD/tấn do nhu cầu được cải thiện. Điều này cũng góp phần hỗ trợ đà tăng của giá lúa mì trong phiên hôm qua.
Dầu thô điều chỉnh nhẹ sau khi thách thức vùng đỉnh 3 tháng
Còn trên thị trường Năng lượng, giá dầu bất ngờ giảm điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần, do lực bán chốt lời mạnh vào cuối phiên. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI giảm nhẹ xuống 118,5 USD/thùng và dầu Brent cũng giảm không đáng kể xuống 119,5 USD/thùng.
Dầu thô tăng mạnh lúc mở cửa phiên, thúc đẩy bởi thông tin Saudi Arabia nâng giá bán chính thức các sản phẩm chủ lực sang thị trường châu Á, một tín hiệu cho thấy quốc gia đứng đầu OPEC tin tưởng vào sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ của khu vực này. Mức tăng lớn, khiến cho dầu nhẹ Arab giao tháng 07 sẽ cao hơn giá dầu Oman/Dubai trong khu vực đến 6,5 USD/thùng, so với chênh lệch 2,1 USD/thùng trước đây càng cho thấy sự tự tin của Saudi Arabia về các đơn hàng sắp tới, bất chấp nhóm OPEC vừa quyết định tăng sản lượng thêm 648 nghìn thùng/ngày trong tháng tới. Kết hợp với chiến sự leo thang tại Ukraine, khi Nga gia tăng các hoạt động quân sự tại thủ đô Kiev, Ukraine. Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu do các lệnh cấm của EU lên Nga, các ngân hàng đầu tư Citibank và Barclays đồng loạt nâng dự báo giá dầu trong năm 2022, lên mức khoảng 113 USD/thùng.
Tuy vậy, giá dầu chịu áp lực chốt lời do giá đã chạm vùng đỉnh 3 tháng. Thiếu hụt các dự báo đáng tin về sự suy giảm nguồn cung từ Nga đã khiến cho giá dầu chưa thể phá vỡ đỉnh cũ. Bên cạnh đó, thông tin Ấn Độ đang thúc đẩy nhập khẩu dầu thô từ Nga cũng là yếu tố khiến lực bán gia tăng vào cuối phiên.
Ngược lại với dầu thô, giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng rất mạnh 9,37% lên 9,32 USD/MMBTu. Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Qatar trong 5 tháng đầu năm chỉ đạt 35 triệu tấn, thấp hơn 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp nhu cầu rất lớn từ châu Âu, gia tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm của Mỹ. Hiện giá khí NYMEX đã tăng gần 270% so với đầu năm.
Còn trên thị trường nội địa, kể từ ngày 01/06, giá gas trong nước được điều chỉnh giảm khoảng 31.000 đồng đối với mỗi bình loại 12kg và giảm khoảng 129.000 đồng/ bình loại 50kg. Đây là tháng thứ hai trong năm nay, giá gas quay đầu giảm mạnh với tổng mức giảm lên đến 68.000 đồng/bình 12kg.
Giá thép xây dựng hôm nay 11/11: Trên sàn giao dịch tăng lên mức 4.051 Nhân dân tệ/tấn Hôm nay (11/11), thị trường nội địa kéo dài chuỗi ngày ổn định; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải bật tăng lên mức 4.051 Nhân dân tệ/tấn. Giá thép xây dựng hôm nay (11/11) trên sàn giao dịch bật tăng trở lại; thị trường nội địa tiếp tục bình ổn. (Ảnh: Hòa Phát) Giá thép tại miền Bắc Thị trường miền Bắc...