Chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hồ Chí Minh tháng 8 tăng 0,06%
CPI tháng 8/2020 giảm 0,07% so với tháng 12/2019 và tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 8/11 nhóm ngành hàng tăng so với tháng trước như nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống, may mặc, giáo dục…
Phụ huynh chọn mua sách giáo khoa tại hệ thống cửa hàng ADC book của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2020 của Thành phố tăng 0,06% so với tháng trước.
CPI tháng 8/2020 giảm 0,07% so với tháng 12/2019 và tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tám tháng năm 2020 tăng 3,24% so với bình quân cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, trong đó có 8/11 nhóm ngành hàng tăng so với tháng trước gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,1%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,3%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,07%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,2%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; nhóm giao thông tăng 0,11%; nhóm giáo dục tăng 0,83%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,33%.
3/11 nhóm giảm nhẹ gồm nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,31%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06%.
Video đang HOT
Về diễn biến cụ thể một số nhóm ngành hàng so với tháng trước, Cục Thống kê Thành phố cho biết, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,1% so với tháng trước; trong đó nhóm lương thực tăng 0,23%, nhóm thực phẩm tăng 0,4%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,3%, cụ thể ở các nhóm mặt hàng như nước giải khát có ga tăng 0,58%; nước quả ép tăng 0,75%; các loại rượu giảm nhẹ; thuốc lá các loại không thay đổi so với tháng trước.
Tương tự, nhóm giao thông tăng 0,11% so tháng trước, chủ yếu do tác động của hai lần điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 28/7 và ngày 12/8.
Giá xăng, dầu diezel tăng 1,35% so tháng trước; phương tiện đi lại giảm 0,15%, phụ tùng tăng 0,29%, dịch vụ cho các phương tiện cá nhân tăng 0,14%, vé tàu hỏa giảm 0,6%; còn lại các mặt hàng và dịch vụ khác thuộc nhóm giao thông không biến động.
Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép ít biến động so với tháng trước do nhu cầu mua sắm không cao, tăng 0,07%; trong đó may mặc tăng 0,12%; quần áo may sẵn tăng 0,13%; dịch vụ may mặc tăng 0,11%.
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng giảm 0,31% so tháng trước, giá điện sinh hoạt giảm 1,79%, giá nước sinh hoạt giảm 1,11%, giá nhà ở thuê giảm 0,03%, gas và các loại chất đốt tăng 0,74%. Giá gas tăng 0,71% do điều chỉnh tăng lên 2.000 đồng/bình; giá dầu hỏa tăng 1,96%.
Chỉ số giá vàng tháng 8/2020 tăng gần 14% so với tháng trước; tăng hơn 37% so với tháng 12/2019; tăng 39,76% so với cùng tháng năm trước và bình quân tám tháng năm 2020 tăng hơn 28% so với năm trước.
Chỉ số giá USD tháng 8/2020 giảm 0,33% so với tháng trước; giảm 0,03% so với tháng 12/2019; giảm 0,22% so với cùng tháng năm trước; bình quân tám tháng tăng 0,37% so với cùng kỳ năm trước./.
Thành phố Hồ Chí Minh thu hút trên 1 tỷ USD vốn FDI
Tính từ đầu năm đến ngày 20/3, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được trên 1,052 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), giảm 33% tổng vốn so với cùng kỳ năm trước.
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến ngày 20/3, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được trên 1,052 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), giảm 33% tổng vốn so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, thành phố có 290 dự án cấp mới với vốn đăng ký 142,5 triệu USD, tăng 14,2% về số dự án và giảm 50,7% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Điều chỉnh vốn đầu tư có 46 lượt dự án với số vốn tăng thêm 80,8 triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, thành phố cũng đã chấp thuận cho góp vốn, mua cổ phần 1.342 trường hợp với tổng vốn đạt 829,3 triệu USD.
Ngành thương nghiệp tiếp tục dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài trong quý 1 với 132 dự án, vốn đầu tư 91,2 triệu USD, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư cấp phép mới. Kế đến là hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 62 dự án, vốn đầu tư 18,3 triệu USD, chiếm 12,8%; thông tin và truyền thông 45 dự án, vốn đầu tư 9,5 triệu USD, chiếm 6,7%; xây dựng 12 dự án, vốn đầu tư 6,8 triệu USD; công nghiệp chế biến, chế tạo 6 dự án, vốn đầu tư 5,5 triệu USD...
Theo đối tác đầu tư, trên địa bàn thành phố đã có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư. Trong số đó, Singapore có 45 dự án, vốn đầu tư 39,2 triệu USD, chiếm 27,5% tổng vốn cấp mới; Hong Kong (Trung Quốc) 23 dự án, vốn đầu tư 26,3 triệu USD, chiếm 18,4%; Nhật Bản 29 dự án, vốn đầu tư 23,5 triệu USD, chiếm 16,5%....
Tổng số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 20/3 là 9.462 đơn vị, với tổng vốn đăng ký 47,5 tỷ USD.
Về vốn đầu tư trong nước, từ đầu năm đến ngày 15/3, thành phố đã cấp phép thành lập mới 8.121 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 95.057 tỷ đồng. So cùng kỳ năm trước, số giấy phép tăng 2,2% và vốn giảm 30,7%.
Chiều ngược lại, từ đầu năm đến ngày 29/2, trên địa bàn thành phố đã có 240 doanh nghiệp giải thế, giảm 61,5% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp chuyển đi tỉnh thành khác là 348 đơn vị, tăng 46,8%; doanh nghiệp ngưng hoạt động có thời hạn là 4.309 đơn vị, tăng 45,1%./.
H.Tuấn
Duy trì diện chứng khoán bị kiểm soát đối với cổ phiếu ATG Tiếp tục giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu ATG và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo khi có báo cáo tài chính kiểm toán 2020 của Công ty. Ngày 3/4/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đưa cổ phiếu ATG của Công ty cổ phần An Trường An vào diện kiểm soát. Lý do...