Chỉ số giá tiêu dùng cả năm của TPHCM chỉ tăng 0,25%
Chi sô gia tiêu dung ( CPI) thang 12 trên địa bàn TPHCM được ghi nhận giảm 0,11% so với tháng trước kéo theo chỉ số cả năm giảm 0,2% so với tháng 12 năm ngoái.
Tính bình quân, chỉ số giá năm 2015 chỉ tăng 0,25% so với năm 2014.
Số liệu thống kê vừa được Cục Thống kê TPHCM công bố cuối giờ chiều nay 23/12 cho thấy, trong tháng này có 5/11 nhóm hàng trong rổ tính CPI giảm giá, trong đó có những nhóm giảm khá mạnh. Còn lại, 5 nhóm tăng giá không lớn và một nhóm đứng giá.
Cụ thể, giảm mạnh nhất là nhóm đi lại và bưu điện (nhóm giao thông cũ) với mức giảm 1,83% so với tháng trước.
Nguyên nhân được xác định là do giá vé ô tô khách giảm, giá cước vận tải giảm theo biến động giảm của giá xăng dầu.
Trong chu kỳ lấy giá để tính chỉ số giá tháng 12, đã có hai lần giảm giá xăng, một lần giảm giá dầu.
Tính chung, so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá nhóm đi lại và bưu điện đã giảm 10,98%.
Video đang HOT
Chỉ số giá tiêu dùng của TPHCM năm 2015 chỉ tăng 0,25% so với năm 2014. (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm chiếm quyền số khá cao trong rổ tính, tháng này đã giảm 0,17% so với tháng trước khi lương thực, thực phẩm đều giảm giá nhẹ khiến ăn uống ngoài gia đình đứng giá.
Tương tự, các nhóm giảm giá so với tháng 1 còn may mặc mũ nón giày dép (-0,01%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (-1,23%); nhóm văn hóa giải trí du lịch (-0,58%).
Ở chiều ngược lại, 5 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước là đồ uống và thuốc lá ( 0,14%); nhà ở điện nước chất đốt vật liệu xây dựng ( 0,6%); nhóm thuốc và dịch vụ y tế ( 0,18%); nhóm giáo dục ( 0,04%) và hàng hóa và dịch vụ khác ( 0,41%). Riêng nhóm bưu chính viễn thông không biến động.
Như vậy, CPI tháng 12 giảm 0,11% so với tháng 11 và giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung, hết năm 2015, CPI tăng bình quân mức 0,25% so với năm 2014. Đây là một con số thấp kỷ lục trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Trước đó, Cục Thống kê TP. Hà Nội vừa có công bố về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của Hà Nội, CPI của thành phố đã giảm 0,03% so với tháng trước.
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, CPI Hà Nội đã tăng 0,89%.
Trong tháng 12, tuy có tới 7/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, nhưng do 2 nhóm hàng chính là hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng với nhóm giao thông đều giảm đã khiến cho CPI của Hà Nội giảm nhẹ.
Việc nhóm giao thông giảm tới 1,45% gắn liền với đà lao dốc của giá dầu thế giới khiến giá xăng dầu trong nước đã có liên tiếp 2 lần giảm vào ngày 3/12 và 18/12.
Bưu chính viễn thông và giáo dục là hai nhóm không có thay đổi so tháng trước.
Trong 7 nhóm hàng tăng giá, nhóm có chỉ số tăng cao nhất là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng (tăng 0,47%). Tiếp đến là nhóm đồ uống và thuốc lá (tăng 0,17%), thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,16%).
Không nằm trong giỏ tính chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá USD là hai nhóm có diễn biến trái chiều khi chỉ số giá vàng giảm 3,67% và chỉ số giá USD tăng 0,55% so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tháng 12 khi sức cầu hàng hóa cuối năm thường tăng cao. Tuy nhiên, nhờ có giá xăng dầu giảm nên sẽ hỗ trợ kéo mức tăng của CPI tháng 12 xuống ít nhiều. Trước đó, CPI tháng 11 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng khoảng 0,58% so với đầu năm 2015.
Tính chung 11 tháng, cán cân thương mại ước tính thâm hụt 3,8 tỷ USD do nhu cầu nhập khẩu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước gia tăng. Vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, 11 tháng năm 2015, vốn đăng ký tăng 16,7% và thực hiện tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vinatex xuất khẩu năm 2015 đạt hơn 3,4 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu chung của toàn Tập đoàn tăng 10% so với năm ngoái tập trung tại vào các thị trường lớn.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu chung của toàn Tập đoàn ước đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng 10% so với năm ngoái.
Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường lớn đều giữ được mức tăng trưởng khá, như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Có được kết quả này là do có sự đóng góp của các doanh nghiệp lớn thuộc Vinatex như Tổng Công ty cổ phần Phong Phú; Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ; Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến; Tổng Công ty May 10; Tổng Công ty Đức Giang...
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường lớn đều giữ được mức tăng trưởng khá. (Ảnh: Internet)
Để đón đầu các cơ hội từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong năm nay, tập đoàn đã hoàn thành một loạt dự án sợi với qui mô lớn như: Dự án Nhà máy Sợi Phú Hưng giai đoạn 2; Nhà máy sợi Phú Cường, Nam Định, Dự án Khu liên hiệp dệt may Quế Sơn...
Dự báo, năm 2016 các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục có những tín hiệu khả quan, doanh thu toàn tập đoàn sẽ tăng 8% và lợi nhuận trước thuế có thể tăng 10% so với cùng kỳ năm nay./.
Chung Thủy
Theo_VOV
Bất ngờ với chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của cả nước tăng 0,11% so với tháng trước và bằng con số của cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên nếu so với tháng 12 năm ngoái, chỉ số này lại tăng 0,51%. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, trong 11...