Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite dẫn đầu đà tăng trong phiên 1/7
Giá cổ phiếu của Amazon, Netflix và các “đại gia công nghệ khác” tăng mạnh giúp chỉ số Nasdaq dẫn đầu “cuộc chơi” trong phiên 1/7
Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite kết thúc phiên 1/7 với mức cao kỷ lục mới, sau một ngày giao dịch khá sôi nổi trên Phố Wall, trong khi bầu không khí ảm đạm bao trùm các thị trường chứng khoánchâu Âu.
Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite dẫn đầu đà tăng trong phiên 1/7. Ảnh: THX/TTXVN
Giá cổ phiếu của Amazon, Netflix và các “đại gia công nghệ khác” tăng mạnh giúp chỉ số Nasdaq dẫn đầu “cuộc chơi” với mức tăng 1% lên 10.154,63 điểm, ngay cả khi đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp ở hầu hết các bang của Mỹ.
Giá cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ như Amazon, Facebook, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Netflix đã tăng trong khoảng từ 1,7% đến 6,7% khi cái gọi là giao dịch chứng khoán “tại nhà” trở nên phổ biến.
Cũng trong phiên này, chỉ số S&P 500 tăng 0,5% lên 3.115,86 điểm, trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3% xuống 25.734,97 điểm.
Video đang HOT
Thống đốc bang California đã yêu cầu các nhà hàng đóng cửa tại Los Angeles, trong bối cảnh giới chức Mỹ kêu gọi người dân nước này hãy ở nhà trong dịp lễ Ngày Độc lập sắp tới do có nhiều bang báo cáo có thêm hàng nghìn ca nhiễm COVID-19 mới.
Tuy nhiên, các số liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy nền kinh tế số một thế giới đã có sự cải thiện từ đợt suy giảm tồi tệ nhất trong mùa Xuân này. Theo dữ liệu của công ty ADP (hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ doanh nghiệp), các công ty tư nhân đã tuyển dụng 2,4 triệu lao động trong tháng 6/2020. Cùng với 3 triệu lao động được thuê trong tháng Năm, số người lao động trở lại làm việc đã chiếm 1/4 trong số 20 triệu lao động bị mất việc trong tháng 3-4/2020 do đại dịch COVID-19.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) trong tháng 6/2020 cũng đã tăng lên 52,6%, cho thấy sự tăng trưởng trở lại khi nhiều lĩnh vực phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô hàng đầu, bao gồm General Motors và Fiat Chrysler, thông báo doanh số bán xe của họ đã giảm mạnh trong quý II/2020.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ, trong đó chỉ số FTSE 100 của London (Anh) giảm 0,2% xuống 6.157,96 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) hạ 0,4% xuống 12.260,57 điểm, còn chỉ số CAC 40 của Paris (Pháp) giảm 0,2% xuống 4.926,94 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 cũng giảm 0,2% xuống 3.228,45 điểm.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch 1/7, chỉ số VN – Index tăng 2,23% (18,38 điểm) lên 843,49 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 303 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 4,65 tỷ đồng. Chỉ số HNX – Index tăng 1,93 điểm (1,76%) lên 111,69 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 35,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 330,6 tỷ đồng./.
Vì sao chứng khoán Mỹ "sốc" khi tình trạng lây nhiễm Covid-19 ngày một tồi tệ hơn?
Xét đến việc số lượng các ca lây nhiễm Covid-19 tăng vọt, chính quyền các bang tại Mỹ cần phải đưa ra biện pháp cứng rắn để giảm thiểu việc lây nhiễm.
Ảnh: Reuters
Tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày một tồi tệ hơn tại Mỹ đã tạo ra phép thử quan trọng với phố Wall. Khoảng thời gian trước đó, thị trường hồi phục ấn tượng sau khi giảm sâu trong tháng 3/2020.
Theo bài đăng mới nhất của MarketWatch, số lượng các ca nhiễm tại khu vực miền Nam và miền Tây của nước Mỹ đã tăng nhanh và nhiều khả năng sẽ có thể đảo ngược quá trình mở cửa nền kinh tế để ngăn tốc độ lây lan của Covid-19.
Trong khoảng vài ngày qua, số lượng các ca nhập viện và lây nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt tại nhiều bang như California.
Trong ngày thứ Ba, California công bố đến hơn 7.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Tại Arizona, số lượng các trường hợp nhiễm mới Covid-19 tăng gần 50% so với 1 tuần trước, như vậy số lượng các ca nhiễm Covid-19 tại bang này tăng mạnh nhất so với bất kỳ bang nào khác tại Mỹ.
Cho đến nay, gần 48% các ca nhiễm mới thuộc về người trong nhóm tuổi từ 22-44.
Dù rằng việc số lượng các ca lây nhiễm mới không đại diện cho làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2, các chuyên gia khẳng định rằng nước Mỹ vẫn đang trong làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 1, thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày thứ Tư đã chứng kiến đợt bán tháo mạnh mẽ nhất tính từ ngày 11/6/2020.
Phiên ngày thứ Tư, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,71%; chỉ số S&P 500 giảm 2,58% còn chỉ số Nasdaq giảm 2,19% và chấm dứt chuỗi 8 ngày tăng điểm liên tiếp.
Trong khoảng thời gian đại dịch, các chuyên gia thị trường phải quan tâm rất nhiều đến những thông điệp phát ra từ số liệu các ca lây nhiễm Covid-19 trên toàn cầu. Giám đốc quỹ Fundstrat Global Advisors, ông Thomas Lee, trong báo cáo nghiên cứu vào ngày 23/6/2020, nhấn mạnh tác động lớn nhất sẽ liên quan đến vấn đề chính sách.
Ông Lee viết: "Những gì diễn ra không khỏi tạo ra nhiều hoài nghi, thế nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là định hướng chính sách. Xét đến việc số lượng các ca lây nhiễm Covid-19 tăng vọt, chính quyền các bang tại Mỹ cần phải đưa ra biện pháp cứng rắn để giảm thiểu việc lây nhiễm".
Theo phân tích của Wall Street Journal với số liệu công bố bởi đại học John Hopkins, 33 bang của Mỹ trong ngày thứ Ba công bố số lượng các trường hợp lây nhiễm Covid-19 trong vòng 7 ngày gần nhất cao hơn mức trung bình của 2 tuần trước đó.
Tuy nhiên, rất đáng lo ngại khi mà số lượng các ca lây nhiễm vẫn tiếp tục tăng cao trên khắp nước Mỹ. Điều này khiến cho chính quyền buộc phải áp dụng các biện pháp cách ly với người đến từ Alabama, Arkansas, Arizona, Florida, North Carolina, South Caroline, Washington, Utah và Texas.
Chứng khoán thế giới diễn biến trái chiều trong phiên 22/6 Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ sự "tiếp sức" từ Apple và các công ty công nghệ khác. Các thị trường chứng khoán Á-Âu đi xuống trong phiên 22/6, giữa bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng cao ở một số nước, song chứng khoán Mỹ đi ngược xu hướng này nhờ sự "tiếp sức" từ Apple và các công ty công nghệ...