Chỉ số ấn tượng cho cuộc sống thời thượng tại Diamond Brilliant
Ở nhiều quốc gia hiện nay, có thể thấy mật độ các khu dân cư tập trung quanh các đô thị lớn ngày càng cao. Đó là hệ quả tất yếu của đô thị hóa. Tại những nước coi trọng sự phát triển bền vững, còn thấy một xu hướng nữa, đó là mật độ cây xanh luôn cao hơn so với mật độ xây dựng.
Cao cấp hay không – hãy nhìn vào cây xanh và mật độ xây dựng
Trở về với tự nhiên đang trở thành xu thế tất yếu của cư dân hiện đại với mong muốn được sống thư thái, an yên và mạnh khỏe. Cây xanh gần đây đã trở thành một tiêu chí quan trọng, xác định tính chất cao cấp của một dự án bất động sản ở Việt Nam, là câu hỏi đầu tiên của những khách hàng thông minh khi tìm hiểu về một dự án hạng A trên thị trường.
Rất ít dự án ở nội đô dám đánh đổi lợi nhuận, nhương chô ơ cho cây xanh va canh quan, để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cư dân, mà thay vào đó là những khối nhà bê tông san sát. Những hậu quả mà các dự án đó mang lại vô cùng lớn. Mật độ xây dựng đi kèm với hệ số sử dụng đất cao dẫn tới ô nhiễm môi trường, quá tải các dịch vụ, tiện ích, mất an ninh đô thị.
Là nhà phát triển bất động sản uy tín, tiềm lực, Gamuda Land luôn nghiên cứu kỹ trước khi triển khai các dự án, để sáng tạo những môi trường nâng tầm giá trị sống đích thực. Đó là lý do, chủ đầu tư tâm huyết kiến tạo nên Diamond Brilliant với mật độ xây dựng va mât đô dân cư thấp ấn tượng, đem lại nhiều không gian trải nghiệm va cuôc sông văn minh cho cư dân.
Diamond Brilliant – Những chỉ số ấn tượng
Nếu coi bức tranh bất động sản ở TP HCM là một khu rừng, mà các mảng xám chiếm đa số, thì Diamond Brilliant là một mảng xanh nổi trội.
Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, chỉ tiêu bình quân đất cho đơn vị ở tối thiểu là 8m2/ người. Tại Diamond Brilliant, mật độ xây dựng thấp với diện tích không gian sống trung bình lên đến 18m2/người – chỉ số cao mà ít dự án nào có được. Diamond Brilliant còn sở hữu hệ số sử dụng đất ấn tượng,với 28% cho xây dưng, 72% cho cây xanh va tiên ich, tỷ lệ lý tưởng hơn rất nhiều so với nhiều dự án hiện nay ở hai thành phố lớn.
Video đang HOT
Với những chỉ số đó, Diamond Brilliant là dự án hiếm hoi trên thị trường TP.HCM, sở hữu không gian sống đề cao tuyệt đối giá trị cá nhân, yếu tố riêng tư. Nơi những giá trị gia đình và cộng đồng luôn được chăm chút nhờ tiện tích, dịch vụ đan xen hài hòa trong toàn bộ dự án.
Năm tai vi tri trung tâm Khu đô thi Celadon City, Diamond Brilliant còn được đảm bảo nhờ độ phủ của những mảng xanh tăng cao khi hệ số xây dựng thấp. Với mật độ cây xanh là 10 -12m2/người, cao gấp 4 lần chỉ số trung bình (2,5m2/người), tăng thêm không gian trải nghiệm đẳng cấp trong sự hoà hợp với thiên nhiên cho cư dân.
Không gian sống xanh tại Diamond Brilliant.
Những hành lang xanh tại Diamond Brilliant cũng tạo nên một bức tường vừa đủ để giữ cho các căn hộ được riêng tư nhưng vẫn có sự kết nối giữa những gia chủ, tạo nên không gian sống khoáng đạt, đón khí trời trong lành. Sự bao bọc của thiên nhiên giúp nuôi dưỡng tinh thần, tiếp thêm năng lượng và đảm bảo sức khoẻ cho mỗi thành viên. Đây cũng là giải pháp hiệu quả, góp phần tiết kiệm năng lượng sử dụng cho cư dân.
Diamond Brilliant kiến tạo một lối sống không phô trương, không cầu kỳ mà đi từ những mong muốn sâu lắng nhất của con người về một tổ ấm hạnh phúc. Nơi mỗi thành viên có những trải nghiệm đích thực, nơi tổ ấm tròn vẹn, mang đến gói giá trị sống bền vững.
A.D
Theo Trí thức trẻ
Có kỹ năng mà thiếu giá trị sống: Nguy hại!
Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng mềm nên khó thích nghi với thực tiễn là thực trạng đã được các trường ĐH, CĐ đặc biệt quan tâm nhiều năm gần đây. Thế nhưng, việc chỉ tập trau dồi kỹ năng mà bỏ quên nền tảng cốt lỗi là giá trị sống thì càng nguy hiểm và bất ổn.
Nhiều vấn đề quanh việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên (SV) được đặt ra tại Hội thảo "Đào tạo kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" do Trường ĐH Tài chính - Marketing và ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM tổ chức sáng nay 26/10 thu hút nhiều quản lý, nhà giáo dục tham gia.
Thiếu kỹ năng, thiệt đủ đường
ThS Phạm Ngọc Dũng (ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM) dẫn báo cáo về năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 chỉ ra trình độ kỹ năng lao động của Việt Nam thấp, trong đó 65% lực lượng lao động Việt Nam không có kỹ năng và khoảng 78% dân số trong độ tuổi 20-24 không được đào tạo hoặc các kỹ năng cần thiết.
ThS Dũng cho rằng, trước đây vấn đề kỹ năng mềm cho SV chưa được các trường ĐH ở Việt Nam quan tâm, SV cũng ít để ý trau dồi, điều này dẫn đến việc chậm thích ứng với công việc, khó có khả năng tìm việc ở môi trường đòi hỏi sự hợp tác, cạnh tranh cao. Nhiều năm gần đây, vấn đề này được quan tâm hơn, được xác định là kỹ năng cần thiết của SV nhưng trong việc đạo tạo lại chưa hiệu quả hay còn phải phụ thuộc vào các trung tâm đào tạo bên ngoài.
Đại biểu trao đổi tại hội thảo
TS Nguyễn Thị Vân Thanh, ĐH Tài chính - Marketing chỉ ra thực trạng số lượng SV tốt nghiệp hàng năm nhiều, nguồn lực phong phú nhưng người sử dụng lao động lại không dễ tuyển dụng được nhân lực phù hợp. Các nhà tuyển dụng phàn nàn, SV ra trường thiếu các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, tác phong làm việc, trình độ tiếng Anh, khả năng làm việc nhóm...
Ngoài một số chuyên đề độc lập, việc trau dồi kỹ năng mềm cho SV hiện nay bắt buộc phải tích hợp vào giảng dạy.
Bà Thanh cũng chỉ ra một số khó khăn trong việc tích hợp kỹ năng mềm vào giảng dạy ở các trường ĐH - CĐ như thái độ của SV chưa nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm; số lượng SV đông; hạn chế về thời gian khi nhiều giảng viên vẫn cho rằng việc tích hợp kỹ năng mềm làm mất thời gian các chủ đề quan trọng khác.
Giá trị sống mới là nền tảng gốc rễ
Trao đổi tại hội thảo, một giảng viên đến từ ĐH Văn Lang đặt ra vấn đề, có chăng chúng ta đang quay chạy theo vòng cuốn kỹ năng sống mà mà bỏ quên giá trị sống, đó mới là cốt lõi mọi vấn đề.
Ông cho hay, chúng ta có tình trạng vi phạm đạo đức ở ngay trong môi trường học đường. Đó là vấn đề chạy việc, chạy chỗ, tình trạng tiến sĩ, giảng viên đạo văn, thuê người làm luận văn, báo cáo... Hay thực tế SV ra trường khó xin việc còn do thái độ, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc, với cuộc sống.
Kỹ năng sống phải được hình thành trên nền tảng của giá trị sống. (Trong ảnh: Sinh viên tại TPHCM tham gia tình nguyện tiếp sức mùa thi)
Cùng chung quan điểm này, trong bài báo cáo của mình, ThS Nguyễn Minh Hiền (ĐH Tài chính - Marketing) nhấn mạnh đến vai trò của giá trị sống trong mối quan hệ với kỹ năng sống.
Theo ông Hiền, giáo dục giá trị sống chính là nền tảng của giáo dục kỹ năng sống. Nếu cá nhân chỉ chú trọng kiến thức, tập trung kỹ năng vào góc độ kỹ thuật hành vi mà không gắn với giá trị sống thì lại trở nên nguy hại, giống như hổ mọc thêm cánh theo nghĩa tiêu cực. Cá nhân giỏi, kỹ năng, kỹ thuật tốt nhưng thiếu nền tảng giá trị lại có thể bất chấp đạo đức.
Ông Hiền cảnh báo, người học nếu không có nền tảng giá trị sống đúng đắn thì dù được nhiều kỹ năng thuộc chuyên môn, nghề nghiệp thì cũng khó trả lời được chính xác ý nghĩa và giá trị bản thân, giá trị nhân bản. Khi đó, nghề nghiệp, công việc chưa hẳn đã mang lại hạnh phúc, lợi ích cho xã hội và cho chính bản thân người đó.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Kim chỉ nam cho giáo dục tiểu học ở Tây Nguyên Trong các năm học qua, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ đó, chất lượng học tập và hiệu quả giáo dục đối với học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có chuyển biến tích cực. Cần có giải pháp...