Chỉ sau một cú điện thoại của ‘cò’, giá đất bị thổi thêm 4 triệu đồng/m2
Từ cuộc điện thoại nhờ bán đất giá 18 triệu đồng/m2 đến cuộc điện thoại của người mua đất, giá đất đã bị “cò” Toan đẩy lên lên 22 triệu đồng/m2.
Trong vai người cần mua đất, PV liên hệ với môi giới bất động sản. Sau khi đưa ra tiêu chí, chỉ gần một tuần, họ giới thiệu hàng chục lô đất ở các khu vực khác nhau trên địa bàn huyện Thanh Trì, Chương Mỹ, Mê Linh ( Hà Nội), TP Phủ Lý, huyện Kim Bảng, thị xã Duy Tiên (Hà Nam).
PV cùng “cò” Trần Thị Toan đến một khu đất dịch vụ (đất được giao cho người bị thu hồi đất nông nghiệp để ở và kinh doanh) thuộc thôn Mạc, xã Tiên Tân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Trên đường đi, Toan không ngừng giới thiệu tiềm năng và những dự án trong tương lai của khu đất.
Trong chuyến đi, Toan có cuộc điện thoại nhờ gửi bán lô đất ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng rộng 100 m2, mặt tiền 5m, giá 1,8 tỷ đồng, Nếu giao dịch thành công, môi giới sẽ được hưởng 2% hoa hồng tổng giá trị lô đất.
Toan nhanh chóng đăng thông tin lên Zalo, Facebook giới thiệu. Gần tiếng sau, một cuộc điện thoại khác gọi tới hỏi mua. Dù chưa đến khảo sát, chưa biết lô đất đó dọc ngang thế nào nhưng Toan đã liến thoắng giới thiệu mảnh đất, đồng thời không quên đẩy giá bán là 22 triệu đồng/m2.
Như vậy, lô đất 100m2, được chủ sở hữu rao bán 1,8 tỷ đồng, chỉ qua cú điện thoại của cò đã bị đẩy giá lên 2,2 tỷ đồng. Nếu giao dịch thành công, ngoài 2% hoa hồng, cò đất nghiễm nhiên “xơi” thêm 400 triệu tiền chênh lệch.
Giá đất thường xuyên bị thổi nhanh chóng bởi đội ngũ “cò”. (Ảnh minh họa: VnExpress)
PV lại đi cùng “cò” khác tên Nguyễn Văn Nhất đến xóm 10 thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh (Hà Nội). “Đất ở đây đang sốt từ ngày, giao dịch rất sôi động, chỉ cần anh mua sang tay là có thể lãi từ 5 -10 giá mỗi m2 (tương đương từ 500 nghìn – 1 triệu đồng/m2). Dự án này có 45 lô, nhưng đã bán được 37 lô, chỉ còn lại 8 lô, giá 30 triệu/m2, nếu anh không chốt nhanh sẽ hết cơ hội”, Nhất khẳng định.
Video đang HOT
Mặc dù Nhất nói “giao dịch sôi động” nhưng hơn 1 giờ đồng hồ ở khu vực này, ngoài PV, tịnh không thấy bóng dáng một người dân nào tới đây mua đất.
Một người dân cho biết, diện tích đất này là của gia đình trồng rau muống, không có giấy tờ, sổ sách gì. Năm 2019, một vài người liên tục đến hỏi mua với giá 2,5 tỷ đồng cho hơn 5.000m2. Đang còng lưng kiếm vài trăm nghìn mỗi ngày, nay có người đến trả tiền tỷ, trong khi các con đang cần tiền xây nhà để ra ở riêng, vậy là gia đình đồng ý bán.
“Năm 2020, khu đất này được giao bán 14 triệu/m2 nhưng cũng không mấy người hỏi mua. Nay đất sốt, các cò mua đi bán lại đã đẩy giá lên đến 30 triệu/m2. Hầu hết người mua bán đều từ nơi khác đến, chưa có ai xây dựng nhà cửa cả, còn người dân địa phương không ai quan tâm, vì đất của họ ở không hết”, ông Nghĩa nói.
Người mua và bán cùng bất lực
Hơn một tháng nay, ông Nguyễn Ổi lặn lội từ Nghệ An ra Hà Nam mua đất làm nhà cho con trai mới lập gia đình. Hai bố con ông Ổi có tổng số tiền khoảng 2,5 tỷ đồng. Người đàn ông này ý định mua một lô đất ở khu vực thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) khoảng 1,5-1,7 tỷ đồng. Số tiền còn lại sẽ dựng tạm ngôi nhà.
“Đã hơn 1 tháng nhưng tôi vẫn chưa mua được lô đất ưng ý vì cò hét giá quá cao, còn giá mua được thì đất ở trong hẻm hoặc đang vướng vấn đề pháp lý”, ông Ổi kể.
Không chỉ người mua khó mua mà việc cò thổi giá còn khiến người bán đất cũng khó bán.
Ông Trần Thế Hiệp, một chủ đất trên địa bàn thành phố Phủ Lý cho biết, nhà còn hơn 750 m2 đất ở. Sau khi chia cho 2 con, ông định bán khoảng 100 m2 đất để có vốn làm ăn.
“Tôi rao bán 1 tỷ đồng. Người mua đến xem rồi đi chứ chưa chốt được”, ông Hiệp kể.
Sau khi tìm hiểu, ông Hiệp biết được lô đất của mình đang bị một số cò đẩy giá lên đến 1,6 tỷ đồng. “Cách đây một tuần có người đến hỏi mua đất, tôi chụp ảnh sổ đỏ gửi họ. Sau đó, những người này đăng ảnh sổ đỏ của tôi lên mạng xã hội, kèm nội dung bán đất với giá 1,6 tỷ đồng. Môi giới hét giá ăn chênh đến 600 triệu đồng nên người mua chê đắt, còn tôi muốn bán cũng không được”, ông Hiệp bức xúc.
Rơi vào hoàn cảnh tương tự là bà Phạm Thị Nhuần, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bà Nhuần cho biết, bà rao bán 150 m2 đất ở nhưng hơn 3 tháng nay chưa ai mua. Theo lời bà, lô đất của gia đình nằm ở cạnh đường liên xã rộng 8,5m, sâu hơn 17m. Sau khi khảo sát giá thị trường, bà treo biển rao bán với giá 3 tỷ đồng, tương đương 20 triệu/m2. Tuy nhiên, tấm biển gỗ tạp ghi số điện thoại bà cắm trên đất hôm trước, hôm sau ra đã mất tích.
Được một số người cho biết không muốn chủ giao dịch trực tiếp nên các cò đất nhổ vứt đi, để việc mua bán thuận lợi thì phải gửi vào văn phòng giao dịch bất động sản. Vậy là bà Nhuần đã ký gửi ở một văn phòng môi giới bất động sản tại thị trấn Văn Điển nhờ bán. Nếu giao dịch thành công, gia đình sẽ trích 2% tiền hoa hồng bán đất cho sàn.
“Lô đất tôi rao bán 3 tỷ, nhưng cò đất và sàn giao dịch muốn ăn dày, rao bán với giá 3,8 tỷ đồng, chênh lên 800 triệu đồng. Cò dẫn khách đến cũng không cho tôi gặp mặt, không cho tôi báo giá trực tiếp với khách nên nhiều người đến xem rồi bỏ đi chứ không một câu mặc cả”, bà Nhuần than thở.
Có 20 địa phương trong cả nước đánh giá về nguy cơ sốt đất thông qua đấu giá
Đến nay, đã có 20 địa phương đánh giá về nguy cơ sốt đất thông qua đấu giá và ảnh hưởng đến nhà ở, giá đất.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 21/1.
Văn phòng giao dịch bất động sản mọc lên khắp nơi, kể cả trên tuyến đường đê tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Vấn đề sốt đất và nội dung liên quan đến vụ đấu giá đất, bỏ cọc lô đất trúng đấu giá tại Thủ Thiêm thời gian qua thu hút sự quan tâm của các đơn vị thông tin.
Chủ trì cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng khẳng định, cơ hội tạo nên sốt đất xuất phát từ nhiều yếu tố chứ không phải riêng mỗi việc đấu giá đất.
Theo định hướng năm 2022, việc phát triển nhà ở sẽ theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm môi trường sống, hạ tầng đồng bộ; đổi mới căn bản tư duy, chính sách phát triển nhà ở xã hội; tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường cho đối tượng chính sách xã hội...
Liên quan đến các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở xã hội được Bộ Xây dựng đề xuất trong gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhấn mạnh, mục đích của chính sách hỗ trợ hướng tới phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, không phải tập trung vào thị trường bất động sản, do vậy, không phải lo ngại ảnh hưởng đến giá nhà đất. Tuy nhiên, thị trường bất động sản luôn cần được kiểm soát để phát triển lành mạnh.
Trước phản ánh của công luận về tình trạng sốt đất đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi nhận định, sau khi TP Hồ Chí Minh thực hiện đấu giá đất tại khu vực Thủ Thiêm, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ cùng các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố đánh giá về kết quả đấu giá đất cao bất thường vừa qua để có đánh giá chung về thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản gửi các địa phương đề nghị đánh giá cụ thể về giá đất trên địa bàn, khi có đủ thông tin sẽ tổng hợp, báo cáo. Hiện giá đất chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; trong đó có việc đấu giá đất. Ngoài ra, chịu tác động từ một số yếu tố như giao dịch, nguồn cung, phát triển cơ sở hạ tầng... Đến nay, đã có 20 tỉnh đánh giá về nguy cơ sốt đất thông qua đấu giá và ảnh hưởng đến nhà ở, giá đất.
Theo ông Khởi, giai đoạn 2020-2021 giá nhà có tăng so với 2 năm trước đó là 2018-2019. Giá căn hộ cao cấp tăng khoảng 0,5%, căn hộ trung cấp tăng từ 2-3%. Tăng giá mạnh nhất là phân khúc đất nền với mức khoảng 5%; thậm chí, có nơi tăng 10%. Đây cũng là xu hướng chung.
Tuy nhiên, ông Khởi cho rằng, giá nhà đất tăng do nguồn cung hạn chế, nhiều dự án bất động sản chưa hoàn thành nên chưa có sản phẩm chào bán trong khi nhu cầu vẫn tăng.
Đáng chú ý, tác động của việc giá nhà đất tăng sẽ ảnh hưởng đến chính sách phát triển nhà ở giá thấp. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu cơ chế phát triển nhà ở thương mại giá thấp, lồng ghép vào việc sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở trong thời gian tới, nếu được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ chế cho phát triển loại hình nhà ở này - ông Khởi cho hay.
Một số giải pháp khác được đề xuất nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực của việc sốt đất gồm: quản lý chặt tài chính, tín dụng bất động sản; tăng nguồn cung nhà ở xã hội; quản lý việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản.
Cùng đó, Bộ Xây dựng cho rằng, cần điều chỉnh cơ cấu nhà ở trong dự án bất động sản, tránh tập trung đầu tư nhà ở cao cấp; tăng cường kiểm tra, nhất là công khai nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ thông tin về quy hoạch, dự án bất động sản. Đặc biệt, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tăng cường khâu kiểm tra, giám sát các dự án bất động sản; đồng thời, quản lý môi giới để kiểm soát giá bất động sản, không để tiếp diễn tình trạng "đẩy giá".
Môi giới bất động sản 'xoay xở' trong mùa dịch Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến nhiều sàn bất động sản nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính yếu kém phải dừng hoạt động, hàng loạt môi giới bất động sản lâm vào cảnh thất nghiệp. Họ đang phải "xoay xở" mưu sinh khi chưa biết lúc nào dịch bệnh mới chấm dứt. Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi...