‘Chi sai’ gần 800 triệu của người tâm thần, cán bộ có nỗi khổ riêng?
Đối thoại xoay quanh vụ việc Trung tâm BTXH Nghệ An “chi sai” gần 800 triệu đồng tiền chế độ của người tâm thần.
Trong một buổi hướng nghiệp cho sinh viên tại trường, tôi khá bất ngờ với quan điểm của một bạn nữ sinh ngồi cạnh và đã cố gắng nghe hết câu chuyện định hướng nghề nghiệp hấp dẫn và kì lạ đó.
Sinh viên Thu: Này sắp ra trường rồi mày muốn làm gì?
Sinh viên Chi: Tao đang muốn làm trong các trung tâm bảo trợ xã hội bệnh nhân tâm thần mày ạ.
Sinh viên Thu: Ước mơ cao cả thế! Làm trong những chỗ như vậy vất vả mà phải hi sinh nhiều lắm đấy!
Sinh viên Chi: Ừ thì tao thấy làm những việc như vậy ý nghĩa, tích phúc nhiều cho con cháu! Nhưng sau khi tìm hiểu ra thì cũng hơi buồn vì hình như một vài trung tâm yêu cầu người quản lí phải có chút “đồng cảm” với người tâm thần cơ. Nên tao cũng đang muốn mình không bình thường một chút!
Sinh viên Thu: Mày có bị làm sao không? Đang bình thường mà tự dưng lại muốn bất thường là sao?
Sinh viên Chi: Này, mày không đọc báo à? Cái vụ gì ở trung tâm bảo trợ Nghệ An ấy, tao cảm thấy hình như mấy người ở Ban quản lí Trung tâm đó đều có chút bất thường mà. Đây nhá, tao nghiên cứu rồi, bệnh tâm thần phân liệt thì có một vài triệu chứng tiêu biểu về nhận thức và tao thấy họ đều gặp những vấn đề đó mà.
Cuộc sống khổ sở của người tâm thần khi bị bớt xén. Ảnh: Internet.
Đầu tiên là gặp rắc rồi với ý thức cho thông tin, rõ là trung tâm có bao nhiêu người cũng không biết, thống kê lên với các cấp chính quyền thì con số kiểu gì cũng cứ ảo ảo. Mà lạ lắm, kiểu gì đếm đi đếm lại bao nhiêu lần, bao nhiêu năm cũng toàn thừa thôi, chẳng thiếu bao giờ cả.
Video đang HOT
Triệu chứng hai với ba tao gộp luôn này: khó khăn trong việc nhớ và chú ý. Người mà nhớ với chú ý tốt làm quản lý thì ai lại “chi sai” những gần 800 triệu? Mà rõ là quy định của nhà nước rành rành ra đấy là mỗi người, mỗi trường hợp được bao nhiêu rồi, chỉ việc áp vào chi thôi mà cũng sai, mà có phải sai số ít đâu cơ chứ. Chắc là họ không thể nhớ được họ đã dùng tiền đó vào việc gì nên mới có sự nhầm lẫn như vậy. Đúng là không bình thường còn gì!
Còn triệu chứng trầm cảm nữa cơ, triệu chứng này luôn có những ý nghĩ bi quan, trầm trọng hóa dành cho mình hoặc người khác. Nên mày thấy đấy, mấy bác quản lí ở trung tâm đó làm gì cho người tâm thần được mặc quần áo, được dùng bàn ghế để ngồi, thìa đũa để ăn đâu. Chắc chắn không phải do ác ý đâu, cái chính là vì họ cứ nghĩ bệnh nhân bệnh nặng quá, không làm chủ được bản thân. Để họ mặc quần áo rồi họ sẽ xé hết hoặc lấy quần áo để xiết cổ, bàn ghế hay thìa đũa sẽ biến thành hung khí để đánh nhau đấy.
Sinh viên Thu: Mày cứ toàn tự nghĩ ra! Đấy người ta gọi là ăn chặn, là một kiểu tham nhũng đó, chứ bất thường hay tâm thần phân liệt cái gì!
Sinh viên Chi: Tao đọc báo, rõ ràng người ta viết là “chi sai” cơ mà. Nếu là ăn chặn thì đồng nghĩa với bớt xén đúng không? Bớt xén thì khi thanh tra phải ra luôn chứ. Đến Phó giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An còn khẳng định rằng không có chuyện bữa ăn của người tâm thần đang được chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An bị bớt xén cơ mà.
Sinh viên Thu: Mày đúng là kì lạ! Tao chẳng muốn giải thích cho mày nữa. Mày muốn nghĩ thế nào thì kệ mày, tao chỉ khuyên mày là nếu sau này, kể cả mày có trở thành Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội hay có là bệnh nhân tâm thần thì cũng phải nhớ, nhớ cho thật kĩ: ăn tùy nơi, chơi tùy chốn, đừng có ở đâu cũng ăn, vớ được cái gì cũng ăn, ăn tạp, ăn bẩn rồi quá khẩu thành tàn đấy! Mà nói chung là miếng ăn, miếng nhục nên đừng có ăn!
Bảo Trang (lược thuật)
Theo_Người Đưa Tin
Giải mã câu vè bất hủ "Ăn Q5/ Nằm Q3/ Múa ca Q1/ Trấn lột Q4" (1)
Những thập niên 80 của thế kỷ XX, ở Sài Gòn (TP.HCM ngày nay) xuất hiện bốn câu vè khá thú vị. Nó cũng thể hiện được "bản chất" của dân từng quận xưa: "Ăn quận 5/Nằm quận 3/Múa ca quận 1/Trấn lột Q.4.
Bài vè này còn nhiều dị bản, nhà văn Hoàng Phương Hùng xin lấy bản nêu trên và sẽ đề cập từng dị bản (nếu có) trong các bài viết cụ thể.
Kỳ 1:
"Ăn quận 5":
Được ăn cơm Tàu là một trong những "đệ nhất" sướng
Trong bài vè này, "quận 5" không hàm ý chỉ địa giới hành chính của quận 5 ngày nay. Mà nó chỉ đến phố người Hoa đã sinh sống từ lâu đời tại TP.HCM cùng với sự độc đáo về ẩm thực của họ.
Ăn cơm Tàu
Tại TP.HCM ngày nay, người Hoa cũng chiếm số lượng lớn. Họ sinh sống, làm ăn và đóng góp chung vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong quá trình định cư ấy, họ cũng mang đến cho vùng đất này những giá trị ẩm thực trứ danh của mình. Cho đến ngày nay, ẩm thực của người Hoa đã thực sự có những nét độc đáo, làm nên đặc trưng riêng.
Người Hoa đi đến đâu là lập chợ và "nấu ăn" ở đó
Trước đây, nói đến "đệ nhất sướng" thì người ta thường xì xầm về chuyện: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, đi xe Huê Kỳ (Hoa Kỳ), lấy vợ Nhật Bổn (Nhật Bản)".
Từ hai câu nói trên có thể thấy, ăn uống theo người Hoa là "số dách" (số một), những từ ngữ đã trở nên thân thuộc miền Nam. Và khi thưởng thức được một món ngon nào đấy, người ta hay dùng từ "số dách" để khen. Về nghĩa đen của từ "cơm Tàu", nó thường được để trong những cái thố nhỏ nên được gọi là cơm thố, chỉ là cơm trắng dùng chung với các món ăn nhưng không nấu bằng nồi mà chỉ hấp cách thủy để cho chín gạo.
Thông thường một người ăn chừng một hoặc hai thố là no, vì họ làm những cái thố vừa cho một người ăn. Ngày nay, nhiều quán vẫn còn phục vụ cơm thố ở khu người Hoa nhưng họ đã để trong những cái thố lớn hơn. Về món cơm này, có người ca tụng chỉ cần chan chút hắc xì dầu (nước tương đen) pha với dấm Tiều, thêm chút ớt là đã thấy ngon rồi. Nổi tiếng tại Sài Gòn xưa có các nhà hàng: Đồng Khánh, Arcenciel (sau này đổi tên là Thiên Hồng), Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Đại La Thiên, Triều Châu...
Bên cạnh các điểm nổi tiếng nói trên thì ở Sài Gòn - Chợ Lớn cũng có một số tiệm người Hoa khác được dân sành ăn thường lui tới, như tiệm Hủ tíu Triều Châu ở đối diện chợ Lớn Mới, cơm gà Hải Nam ở chợ An Đông hay các quán trên đường Tôn Thọ Tường.... Đến nay, tại khu vực Chợ Lớn và rải rác khắp TP.HCM vẫn còn rất nhiều quán và danh sách dài các món ăn nức tiếng thiên hạ của người Hoa tại TP.HCM.
Nghệ thuật ăn có từ lâu
Về các món ăn của người Tàu thì mỗi người lại khoái những món ăn khác nhau. Ví như vịt quay hay heo quay cũng là những món "đặc sản" nổi tiếng của Tàu. Đặc trưng của món quay là da mỏng, giòn, màu vàng sậm. Bí quyết gia truyền của các món này là ướp ngũ vị hương rồi quay sao cho da giòn tan trong khi phần thịt vừa mềm lại vừa thơm.
Hiện nay, khu vực chợ Lớn vẫn còn nhiều tiệm ăn tồn tại từ những thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước
Vịt quay hoặc heo quay theo đúng kiểu người Hoa là phải ăn với bánh bao không nhân nhưng người Việt cũng chế thêm món bánh hỏi thịt quay ăn với các loại rau, chấm nước mắm cho hợp với khẩu vị. Đến nay, nhiều địa phương ở miền Nam có món bánh hỏi - heo quay cực ngon.
Bên cạnh các món quay thì cơm chiên Dương Châu cũng nức tiếng bốn phương. Nhiều người rất khoái cơm chiên nhưng ít người biết từ khởi thủy đây chỉ là món tổng hợp các thức ăn dư thừa được chế biến lại. Nó vốn là cơm nguội nấu dư từ hôm trước, các phụ gia khác như jambon, trứng tráng, đậu hòa lan, hành lá... còn dư được xắt lát rồi trộn với cơm mà chiên lên.
Trong chuyện ăn, cho đến ngày nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn phải "phục" thú sành ăn của người Hoa.
Trong quyển Món Lạ Miền Nam, tác giả Vũ Bằng tường thuật món sâm thử (một trong những món yến tiệc của Từ Hy Thái Hậu) như sau: "Chuột mới đẻ, đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối.
Đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới này vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là "Thập Toàn ại Bổ".
Khi được ăn món này, nguyên đại sứ phương Tây thuật lại rằng, đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái đĩa con bằng ngọc. Trong đó có một con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hon hỏn hãy còn cựa quậy - nghĩa là một con chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi, bởi vì nếu phải theo giao tế mà ăn cái món này thì... nhất định phải... trả lại hết những món gì đã ăn trước đó.
Ông đại sứ nhắm mắt lại thử ăn nhưng ông thú thực rằng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy chuột con kêu chít chít, ông ta vội vàng chạy ra ngoài, lè ra, và một tháng sau còn sợ. Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy vị đông y sĩ, ông ta biết rằng chuột thường nuôi bằng sâm đã bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống chuột chù mà nuôi bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa...".
Dễ tìm món ăn của người Hoa Ngày nay, không chỉ ở quận 5 mà nhiều nơi khác của TP.HCM và các tỉnh thành khác có nhiều quán ăn của người Hoa nổi tiếng. Thông thường, những quán ăn nối tiếng ấy đã có từ lâu, tồn tại theo kiểu "cha truyền con nối". Có một đặc trưng dễ nhận thấy ở các quán ăn của người Hoa là có xe (đựng đồ đạc, nấu nướng) rất khác biệt và thường cũ kỹ.
Nhà văn HOÀNG PHƯƠNG HÙNG
Theo_Người Đưa Tin
Nước mắt căm hận của người vợ bị chồng tông xe Trước khi xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng cho vợ, anh M. từng có thời gian dài phụ bạc, thậm chí âm mưu đuổi vợ, con từ căn nhà khang trang ra sống trong chòi lợp tôn và công khai đi lại với nhân tình (? Cuộc hôn nhân bi kịch Tai nạn xảy ra với chị D.N.T (SN 1974, ngụ xã...