Chi phí tăng khiến lợi nhuận quý 3 của Quốc Cường Gia Lai lao dốc 88% về còn 4 tỷ đồng
Quý 3, QCG đã bàn giao nhiều căn hộ cho khách hàng, nhưng nguồn thu từ thủy điện giảm do thời tiết khô hạn và do dịch COVID-19 kéo dài làm tăng chi phí. Vì thế lợi nhuận quý 3 của QCG lao dốc 88% về vỏn vẹn hơn 4 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của CTCP Đầu tư Quốc Cường Gia Lai (Mã: GCG) ghi nhận doanh thu thuần cao gấp 4,7 lần so với cùng kỳ khi đạt 540 tỷ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu, mảng bất động sản đóng góp chủ yếu với hơn 483 tỷ đồng, kế đến là doanh thu bán điện 34 tỷ đồng và doanh thu bán hàng hóa 23 tỷ đồng. Riêng hai mảng hàng hóa và bán điện kinh doanh dưới giá vốn, kéo theo biên lãi gộp của doanh nghiệp giảm từ 59% về còn 20%.
Cơ cấu doanh thu quý 3/2020 của QCG
Hoạt động tài chính mang về cho QCG nguồn thu không đáng kể chỉ 47 triệu đồng nhưng chi phí ghi nhận hơn 12 tỷ đồng là chi phí lãi vay.
Video đang HOT
Thêm vào đó, chi phí bán hàng lại tăng mạnh từ 14 tỷ đồng ở cùng kỳ lên hơn 50 tỷ đồng; còn chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ về 4 tỷ đồng.
Hoạt động khác kỳ này lỗ 256 triệu đồng, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 57 tỷ đồng.
Do vậy, QCG báo lãi ròng quý 3 lao dốc 88% về còn hơn 4 tỷ đồng.
Theo giải trình của Quốc Cường Gia Lai, trong kỳ doanh nghiệp đã bàn giao nhiều căn hộ cho khách hàng, còn lợi nhuận từ thủy điện giảm do thời tiết khô hạn và tình hình khó khăn do dịch COVID-19 kéo dài làm tăng chi phí.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, QCG đạt gần 1.568 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 35 tỷ đồng lãi ròng, gấp 2,7 lần về doanh thu nhưng giảm 27% về lợi nhuận.
So với kế hoạch đề ra, QCG đã vượt 74% kế hoạch doanh thu và thực hiện được 73% kế hoạch lợi nhuận.
Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của QCG giảm 8% về 10.478 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn tài sản của doanh nghiệp là hàng tồn kho với hơn 7.000 tỷ đồng, giảm hơn 1.400 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp tăng từ 452 tỷ đồng lên 976 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền của QCG cũng cao hơn gấp 2 lần đầu năm, ghi nhận trên 37 tỷ đồng.
Mặt khác, nợ phải trả của doanh nghiệp cũng giảm 12% về còn 6.258 tỷ đồng, chủ yếu giảm mạnh ở các khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Tổng dư nợ vay của QCG ở mức 511 tỷ đồng.
Đất Xanh (DXG): Quý 3/2020 lợi nhuận giảm 72% do chưa ghi nhận doanh thu bán dự án
Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, DXG đạt 1.877 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 51% so với cùng kỳ. Công ty theo đó lỗ ròng hơn 388 tỷ đồng.
Tập đoàn Đất Xanh (DXG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu đạt 797 tỷ, giảm 45% so với cùng kỳ. Ghi nhận, hoạt động môi giới vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu Công ty.
Về hoạt động tài chính, doanh thu trong kỳ đạt 11 tỷ, tăng nhẹ và chi phí lãi vay cũng tăng lên 92 tỷ. Khấu trừ chi phí, Công ty báo lãi ròng hơn 100 tỷ đồng, giảm 72%. Tuy nhiên, con số này đã cải thiện đáng kể với mức lỗ 29 tỷ trong quý 2/2020.
Theo giải trình của Công ty, lợi nhuận giảm do Công ty chưa kịp ghi nhận doanh thu - lợi nhuận từ các dự án Công ty làm
Tính đến thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản Công ty đạt 22.227 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu kỳ. Trong đó, hàng tồn kho chiếm 44% tổng giá trị tài sản, tương đương 9.756 tỷ đồng và tăng 44%. Nợ phải trả vào mức 13.143 tỷ đồng, tăng so với con số 10.653 tỷ đầu kỳ. Vốn chủ vào mức 9.083 tỷ đồng, trong đó Công ty có 1.337 tỷ lợi nhuận giữ lại và 297,5 tỷ thặng dư.
Masan MEATLife (MML): Quý 3/2020 lợi nhuận sau thuế tăng mạnh lên 208 tỷ đồng Trong kỳ, chi phí lãi vay Masan MEATLife (MML) tăng đáng kể, từ 69 tỷ lên hơn 103 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng do Công ty tăng nợ vay nhằm thực thi chiến lược mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí bán hàng cũng tăng gấp rưỡi lên 243 tỷ. Masan MEATLife vừa công bố BCTC hợp nhất...