Chi phí của mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Tiêu 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê?
Nhiều người đặt ra thắc mắc sau khi xem bảng chi tiêu của bà mẹ 2 con này.
Cách đây chưa lâu, một bà mẹ 2 con ở Hà Nội đã chia sẻ trên trang TikTok cá nhân của mình các khoản chi của gia đình 4 người (2 vợ chồng, 2 con) trong một tháng. Sau khi liệt kê các khoản chi, bà mẹ này đặt ra câu hỏi: “Bạn nào coi giúp mình với, coi thử xem mình cắt giảm được khoản nào không?”.
Ảnh chụp màn hình
Theo chia sẻ của bà mẹ này, tổng chi một tháng của gia đình cô lên tới 90 triệu. Cụ thể các khoản chi như sau:
1. Chi phí cố định: 48 triệu
- Thuê nhà (chung cư 3 phòng ngủ): 15 triệu.
- Phí quản lý, điện nước, gửi xe, wifi: 5 triệu.
- Tiền ăn: 20 triệu.
- Tiền xăng, bảo dưỡng xe: 8 triệu.
2. Tiền học cho 2 con: 29 triệu
- Tiền học ở trường: 95 triệu/9 tháng/bé, tương đương 11 triệu/tháng/bé.
- Tiền học thêm (tiếng Anh, đàn piano): 3,5 triệu/bé/tháng.
3. Chi phí phát sinh: 13 triệu
- Mua quần áo, đi chơi cuối tuần: 8 triệu.
- Quà cáp, hiếu hỷ: 5 triệu.
Ảnh chụp màn hình
Video đang HOT
Cộng đồng mạng rôm rả tranh cãi: Người bình thường hóa việc đi thuê nhà khi thu nhập cao, người phản đối?
Có thể thấy trong phần chia sẻ của bà mẹ này, tổng thu nhập của gia đình là thứ không được nhắc tới. Tuy nhiên với mức chi tiêu 90 triệu/tháng, nhiều người cho rằng nguồn tiền của gia đình cũng phải ở mức vài trăm triệu/tháng.
Bố mẹ có khả năng kiếm ít tiền, lại có 2 con đang tuổi ăn tuổi học, tổng chi lên tới 90 triệu/tháng có lẽ cũng không phải điều gì khó hiểu hay cần tranh cãi. Vấn đề duy nhất khiến CĐM rôm rả tranh luận chính là: Có khả năng chi tiêu chừng đó, tại sao không mua nhà mà lại phải dành 15 triệu đi thuê nhà? Tiền thuê này chẳng phải cũng tương đương tiền trả ngân hàng nếu đi vay để mua nhà rồi hay sao?
Thắc mắc chung của phần lớn mọi người sau khi xem bảng chi tiêu hàng tháng của bà mẹ 2 con này
Cũng có người cho rằng họ ở nhà thuê không phải vì không có tiền mua nhà hay không có nhà
Khi trả lời 1 bình luận, bà mẹ 2 con này cho biết gia đình cô cũng đang có ý định mua nhà
Muôn vàn phỏng đoán quanh việc “chi tiêu 90 triệu/tháng vẫn phải đi thuê nhà”
Khoản tiền ăn cũng gây tranh cãi, 20 triệu/tháng/4 người là hợp lý hay hơi nhiều?
8 triệu tiền xăng và bảo dưỡng xe cũng là khoản chi khiến không ít người thắc mắc
Gia đình đông người sống ở thành phố lớn, muốn cắt giảm chi tiêu phải làm thế nào?
Quá tập trung vào tranh luận câu chuyện chi phí thuê nhà và tiền mua nhà, dường như mọi người đã bỏ qua thắc mắc mà bà mẹ 2 con này đặt ra ban đầu: Có khoản nào có thể cắt giảm được hay không?
Với những gia đình đang sống ở thành phố lớn, có con đang tuổi ăn tuổi học, việc cân đối chi tiêu với thu nhập vẫn luôn là bài toán gây nhức đầu. Để cắt giảm chi tiêu hiệu quả, đương nhiên mỗi gia đình sẽ phải tự tìm cách để áp dụng cho mình, không có một công thức chung nào đúng với tất cả.
Dẫu vậy, bạn vẫn có thể cân nhắc những gợi ý dưới đây.
1 – Nhờ bố mẹ, người thân mua thực phẩm ở quê và gửi lên thành phố
Thịt, trứng, hải sản nếu mua ở quê đều sẽ rẻ hơn mua ở thành phố. Đây là điều chắc chắn. Nếu bạn không tin, hãy nhìn vào bảng liệt kê chi tiêu dưới đây của vợ chồng Hồng Thanh (sinh năm 1997). Đang sinh sống ở TP.HCM nhưng tiền ăn cả tháng của 3 người chỉ gói gọn trong 1,5 triệu đồng.
Các khoản chi tiêu của vợ chồng Hồng Thanh trong 1 tháng, tiền ăn chỉ hết 1,5 triệu đồng
Đương nhiên tiền ăn còn phụ thuộc vào sức ăn của mỗi người. Bản thân Hồng Thanh cũng thừa nhận vợ chồng cô ăn không nhiều, nhưng bên cạnh đó, tiền ăn cả tháng chỉ hết 1,5 triệu đồng vì cô nhờ bố mẹ chồng mua đồ ở quê và gửi lên thành phố.
“Mẹ chồng mình có quen nhiều mối bán thịt ở quê nên mua được với giá rẻ lắm, mà thịt đều tươi ngon. Thịt heo khoảng 85k/kg; thịt bò 150-200k/kg, mẹ hay mua của hàng xóm tự thịt; gà 70k/kg mà là gà thả vườn luôn nha; còn cá thì khoảng 30-60k/kg tùy loại.
Một tháng mẹ sẽ gửi thịt cá cho vợ chồng mình 2 lần, đủ để vợ chồng mình ăn cả tháng. Còn rau củ quả thì mình hay mua ở siêu thị, hay được giảm giá 30-50% nên tổng tiền ăn của hai đứa chỉ khoảng 1,5 triệu/tháng thôi” – Hồng Thanh từng chia sẻ.
2 – Tính định lượng cụ thể cho từng bữa ăn
Việc này có thể hơi tốn thời gian và công sức trong 1-2 tuần đầu, nhưng đổi lại, nó giúp bạn không mua quá nhiều thực phẩm, từ đó không bỏ phí đồ ăn.
Ví dụ: Mỗi bữa, mình cần ăn 200gr thịt, 300gr rau. Một ngày 2 bữa (bữa trưa và bữa tối) như vậy, số lượng thịt và rau cần mua cho cả tuần lần lượt là 2,8kg và 4,2kg.
Sau khi mua đúng mức định lượng đã tính toán, bạn chỉ cần sơ chế và chia nhỏ thịt thà, rau củ theo nhu cầu ăn của từng bữa rồi cấp đông. Đến khi cần nấu thì lấy đúng khẩu phần của 1 bữa ra rã đông và chế biến. Bữa ăn vừa đủ chất, vừa đủ lượng. Không thừa, không gây lãng phí và cũng không tốn kém.
3 – Mùa nào, thức nấy
Nếu bạn chưa biết: “Mùa nào, thức nấy” là một trong những bí quyết tiết kiệm của người Nhật Bản. Việc này hàm ý khuyên bạn không nên ăn rau củ, trái cây trái mùa hay nói rộng hơn là thực phẩm nhập ngoại. Một phần vì chúng đắt hơn hẳn sản phẩm nội địa, một phần vì để rau củ, trái cây trái mùa có thể không an toàn vì quá trình nuôi trồng có thể phải sử dụng hóa chất.
Việt Nam vốn là “thiên đường nhiệt đới”. Hè có vải, nhãn, bơ, mít, sầu riêng,… Đông có hồng, lựu, cam Cao Phong,… Chuối, bưởi, ổi, lê, dưa hấu,… thì quanh năm đều có. Nếu kinh tế chưa dư dả, cứ mùa nào thức nấy cũng có khối lựa chọn để đa dạng hóa trải nghiệm ăn uống, đâu cứ phải kiwi, nho Mỹ,… mới được, đúng không?
Có trong tay tiền tỷ nhưng nữ nhân viên văn phòng 8X vẫn chọn tiếp tục ở nhà thuê tại Hà Nội và về quê mua nhà
Quyết định mua nhà ở quê trong khi vẫn tiếp tục sinh sống tại Hà Nội có lẽ sẽ khiến nhiều người băn khoăn.
Nhiều người dành cả thanh xuân làm việc, tích lũy và chọn ở thuê trong một căn phòng có mức giá bằng khoảng 30% thu nhập để theo đuổi giấc mơ mua nhà phố. Nhưng ngày nay, cũng có 1 thế hệ trẻ sinh sống và chăm chỉ lập nghiệp giữa lòng Thủ đô chọn về quê mua nhà.
"Chứng kiến nhiều người lao động sống khổ sở, ngập ngụa trong nợ nần khắp nơi, hàng tháng chỉ kịp xoay vòng tiền lương để tất toán tiền nhà là ví đã cạn khiến tôi chấm dứt suy nghĩ chen chúc mua bằng được 1 căn nhà ở Hà Nội. Thay vào đó, tôi chọn mua 1 căn chung cư ở quê", chị Thanh Hà (quê ở Quảng Ninh, sinh năm 1989) chia sẻ.
Tuy đã sống ở Hà Nội được 17 năm, toàn bộ công việc của chị đều ở đây nhưng chị Thanh Hà cho biết, chị chưa từng có suy nghĩ sẽ định cư ở Hà Nội.
"Các thành phố lớn chỉ thích hợp để học tập và làm việc"
Luôn mưu cầu một cuộc sống chất lượng, chị Thanh Hà tuy không quá nhiều nhu cầu sang chảnh trong cuộc sống , nhưng vì từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, cuộc sống của chị đều gắn liền với thiên nhiên nên thấy khá ngột ngạt khi ở Hà Nội. Chị cho rằng, đó là yếu tố cốt lõi giúp chị phát triển toàn diện, cả về thể chất lẫn tinh thần, bớt đi các cảm giác áp lực, căng thẳng. Bởi vậy, việc lựa sống chen chúc ở thành phố với căn phòng chật hẹp bốn bức tường vây quanh là không phù hợp với chị.
"Gia đình mình rất bình thường. Điều kiện kinh tế không có, bố mẹ lại cao tuổi nên 2 chị em ngoài việc phát triển bản thân, sự nghiệp thì cần phải có trách nhiệm chăm lo cho bố mẹ. Do vậy, việc có thể mua được 1 căn hộ rộng lớn, nhiều không gian xanh ở Thủ đô là rất khó. Mình chưa biết chắc về tương lai, song cũng không muốn đặt ra mục tiêu quá nặng với bản thân.
Chưa kể, ở quê giờ cũng rất phát triển, lại có thể gần bố mẹ. Vậy nên, ngay khi tiền tiết kiệm đạt con số 1 tỷ, mình quyết tâm đi mua ngay 1 căn chung cư ở vị trí khá đẹp tại quê nhà", chị Thanh Hà nói.
Cùng một số tiền, nếu về quê mua nhà sẽ lý tưởng hơn chọn một căn chung cư giá rẻ ở Hà Nội
Chị Thanh Hà chọn mua căn chung cư thuộc dự án LuxCity Cẩm Phả.
Chị Hà cũng cho biết thêm, nhiều người bạn của chị tỏ ra khá thắc mắc với quyết định này. Song, chị đặt ra 1 bài toán như thế này. Với 1 tỷ, chị có thể chỉ cần vay thêm 500 triệu đồng đã có thể mua được 1 căn hộ diện tích rộng 64m2, có 2 phòng ngủ, bố cục hợp lý ở Quảng Ninh. Nhưng cùng số tiền này, nếu muốn mua nhà ở Hà Nội là rất khó khăn.
"Trong trường hợp mua được nhà, mình sẽ phải vay tối thiểu 1 tỷ đồng để mua được 1 căn chung cư giá rẻ nằm ở vùng ven, điều kiện tiện ích không thể tốt bằng khi mua ở Quảng Ninh. Như vậy, không chỉ áp lực về tài chính mà chất lượng cuộc sống sau này cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Còn nếu không muốn xảy ra tình trạng đó, việc duy nhất mình có thể làm là tiếp tục cày cuốc và giấc mơ mua nhà sẽ thuộc về 1 ngày nào đó không biết trong tương lai", chị Hà muốn mua nhà ở thời điểm hiện tại vì lãi suất vay thấp, giá nhà chung cư ở mức hợp lý.
Theo thống kê của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản, căn hộ bình dân có mức giá khoảng 25 triệu đồng/m2 không còn tồn tại ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM. Khảo sát của VietnamFinance cho thấy mức giá căn hộ dao động 40-50 triệu đồng/m2 gần như chỉ có tại vùng ven.
Chia sẻ thêm về thu nhập hiện tại mỗi tháng, chị Hà cho biết mình có thể kiếm được trung bình khoảng 30 triệu đồng từ công việc văn phòng và kinh doanh. Tuy chị có thể cân đối chi tiêu để nếu vay thêm tiền rồi mua 1 căn chừng 2 tỷ đồng ở thành phố vẫn có cuộc sống ổn, nhưng chị nói không với lựa chọn này.
"Ngay cả khi mua được rồi đi chăng nữa, chất lượng sống của 1 căn chung cư mức giá 2 tỷ đồng ở Hà Nội cũng không thể bằng căn 1,5 tỷ ở quê mình được. Chưa kể, nếu mua căn chung cư ở quê, khi không ở thì mình hoàn toàn có thể cho thuê rồi dùng tiền đó để trả lãi ngân hàng. Như vậy là coi như mỗi tháng mình hoàn toàn có thể thảnh thơi, không phải lo lắng về các khoản vay dù thu nhập có bị biến động đi chăng nữa.
Sau này nếu muốn về quê sinh sống, đương nhiên, căn nhà là của mình và mình hoàn toàn có thể ở đó. Chi phí sinh hoạt thấp sẽ giúp mình giảm tải được áp lực về mặt tài chính. Mình nghĩ, đó là lựa chọn an toàn và phù hợp với bản thân", chị Hà giải thích.
Có thể thấy, bên cạnh tình hình giá bất động sản (đặc biệt là giá nhà ở, chung cư, đất ở liên tục tăng và cao hơn hẳn so với thu nhập trung bình của giới trẻ) cùng nhu cầu về cuộc sống gần gũi hơn với thiên nhiên đã khiến không ít người có xu hướng quay trở về quê hương để mua nhà. Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Chọn tiết kiệm bằng hình thức "thuê nhà tối giản": Kiếm tiền khó quá! Hình thức này có nghĩa là người thuê nhà sẽ không thêm các vật dụng không cần thiết vào nhà thuê, đồng thời tận dụng từ những món đồ có sẵn. Theo đuổi chất lượng cuộc sống, quan tâm tới đời sống và nhà cửa khiến nhiều người trẻ trước đây từng "ngốn" không ít tiền để trang trí nơi ở, dù chỉ...