Chi phí bầu cử Mỹ sắp cán mốc kỷ lục 14 tỷ USD
Cuộc bầu cử Tổng thống và Thượng viện Mỹ năm 2020 được cho là tốn kém nhất trong lịch sử, nhiều gấp đôi kỳ bầu cử trước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch vận động tranh cử ở thành phố Bullhead, bang Arizona. Ảnh: Reuters/TTXVN
Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Center for Responsive Politics ngày 28/10 cho biết mức chi tiêu cho cuộc đua vào Nhà Trắng và Thượng viện năm nay sẽ cán mốc 14 tỷ USD, gấp đôi mùa bầu cử năm 2016.
Trước đó, tổ chức này dự đoán tổng chi phí sẽ lên đến gần 11 tỷ USD. Tuy nhiên, hàng loạt khoản quyên góp vào những tháng cuối cùng đã đẩy tổng chi tiêu vượt qua con số 11 tỷ USD vài tuần trước ngày bầu cử chính thức 3/11.
Theo tổ chức này, chỉ riêng tổng chi tiêu cho cuộc tranh cử tổng thống sẽ đạt mức chưa từng có, dự kiến là 6,6 tỷ USD, nhiều hơn so với số tiền gần 2,4 tỷ USD năm 2016.
Trong khi đó, tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã buộc các ứng cử viên phải từ bỏ cách gây quỹ trực tiếp. Các chiến dịch ngày càng dựa vào hình thức gây quỹ ảo qua tin nhắn và thư điện tử. Chiến lược tranh cử sẽ hoạt động tốt hơn khi người Mỹ quan tâm nhiều hơn đến chính trị.
Vì vậy, họ cần gây dựng danh sách nhà tài trợ giàu có để kêu gọi quyên góp thông qua đầu tư quảng cáo trực tuyến trên Facebook và Google. Theo trang dữ liệu quảng cáo trực tuyến OpenSecrets, trong năm nay các nhóm chính trị đã chi hơn 1 tỷ USD để quảng cáo trên các nền tảng này.
Nước Mỹ sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 3/11. Cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu chọn ra tổng thống, phó tổng thống cùng với toàn bộ 435 thành viên Hạ viện, 1/3 thành viên Thượng viện cũng như thống đốc của 13 bang và vùng lãnh thổ.
Video đang HOT
Trump - Biden trong trận chiến giờ chót giành Florida
Trump và Biden sẽ tổ chức mít tinh chỉ cách nhau vài giờ tại thành phố Tampa ở bang chiến trường Florida, khi cuộc đua bước vào những ngày chót.
Florida là bang nhất định phải thắng đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn đối thủ Joe Biden, khi người chiến thắng tại bang lớn thứ ba nước Mỹ này luôn trở thành tổng thống trong mọi cuộc bầu cử từ năm 1964, trừ một ngoại lệ. Các cuộc thăm dò cho thấy hai ứng viên đang cạnh tranh quyết liệt ở bang chiến trường quan trọng này.
Trong khi đám đông trung thành với Tổng thống Trump sẽ tập trung tại thành phố Tampa mà không đeo khẩu trang vào chiều 29/10, những người ủng hộ Biden sẽ ngồi trong ô tô để đảm bảo giãn cách xã hội và nghe ông diễn thuyết muộn hơn Trump vài tiếng.
Tổng thống Mỹ trong cuộc vận động tranh cử tại Sân bay quốc tế Bullhead ở thành phố Bullhead, bang Arizona, hôm 28/10. Ảnh: Reuters
Một ngày trước, khi Trump đang diễn thuyết ở Arizona, Biden về quê nhà Delaware để bỏ phiếu sớm và gặp gỡ các chuyên gia y tế, điều chỉnh kế hoạch ứng phó đại dịch, tìm cách trấn an cử tri rằng sẽ áp dụng khoa học để ngăn ngừa Covid-19 lây lan.
Covid-19 đã khiến hơn 227.000 người Mỹ thiệt mạng, hàng triệu người ở nền kinh tế lớn nhất thế giới mất việc làm và số ca nhiễm mới liên tục lập kỷ lục.
"Tôi không tranh cử với lời hứa hão huyền về việc có thể chấm dứt đại dịch này chỉ bằng cách bật công tắc", cựu phó tổng thống 77 tuổi, người đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận, nói.
"Nhưng tôi có thể hứa với các bạn rằng: Ngày đầu tiên tôi đắc cử, chúng ta sẽ bắt đầu làm điều đúng đắn. Chúng ta sẽ ra quyết định dựa theo khoa học".
Biden sẽ được tiếp thêm sức mạnh vào 30/10, khi được cựu tổng thống Barack Obama cùng tham gia diễn thuyết ở Michigan. Đây sẽ là lần xuất hiện chung trực tiếp đầu tiên của hai người trong chặng đua vận động tranh cử 2020, dù Obama đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Trump và bày tỏ sự ủng hộ với Biden suốt thời gian qua.
Ngược lại, Tổng thống Mỹ đang dốc toàn lực cho chặng cuối chiến dịch của mình bằng một lịch trình vận động "như tra tấn", với nỗ lực cuối cùng để giành lại cử tri tại hai bang chiến trường mà ông từng chiến thắng năm 2016, nhưng đang nghiêng về Biden trong các cuộc thăm dò gần đây.
Sau khi tới ba bang vận động tranh cử hôm 27/10, Trump, 74 tuổi, đã nghỉ đêm ở bang thứ tư là Nevada, sau đó bay tới Arizona chuẩn bị cho hai cuộc mít tinh nữa.
Trên đường băng sân bay ở thành phố Bullhead, Arizona, Trump phủ nhận khủng hoảng Covid-19, tuyên bố ông sẽ giành chiến thắng vang dội vào 3/11, trong khi nhiều người ủng hộ không đeo khẩu trang hô hào cổ vũ ông.
"Sẽ có một làn sóng màu đỏ cực lớn", Trump nói, nhắc tới màu sắc đại diện của đảng Cộng hòa.
"Chúng tôi yêu ông! Chúng tôi yêu ông!" đám đông nhiệt tình hô vang trả lời.
Trong một cuộc vận động khác ở Goodyear, Arizona, Trump tuyên bố sẽ lặp lại "kỳ tích" năm 2016. "Chúng ta sẽ có một bất ngờ còn lớn hơn nữa trong 6 ngày nữa", ông khẳng định.
Covid-19 đang phủ bóng lên mọi khía cạnh của đời sống Mỹ, làm lu mờ cuộc bầu cử, với nhiều cuộc thăm dò cho thấy nó có thể là nguyên nhân khiến Trump thất bại.
74,7 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm hoặc bỏ phiếu qua thư, vì sợ rủi ro lây nhiễm khi đi bầu tại các điểm đông người. Theo kết quả tổng hợp thăm dò do FiveThirtyEight thực hiện, khoảng 57,4% người Mỹ không tán thành cách Trump phản ứng với Covid-19, trong khi 39,8% ủng hộ.
Biden đã nắm bắt điều này để xây dựng lợi thế ấn tượng trong các cuộc thăm dò vào tuần cuối trước Ngày bầu cử, cũng như tìm cách mở rộng con đường chiến thắng tại từng bang.
Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tham gia cuộc họp với các chuyên gia y tế về Covid-19 ở Wilmington, Delaware, hôm 28/10. Ảnh: Reuters
Biden đã tới Georgia hôm 27/10, khu vực vốn thuộc về đảng Cộng hòa, và ông nói sẽ tới Florida, Wisconsin, Michigan trong những ngày cuối của chặng đua. Đây đều là những bang mà Trump đã giành chiến thắng năm 2016.
Tổng thống Mỹ hôm 27/10 tiếp tục chỉ trích kế hoạch kiểm soát Covid-19 của Biden, cho rằng đảng Dân chủ sẽ phá hủy đất nước nếu ban hành thêm nhiều lệnh phong tỏa.
"Nếu bạn bỏ phiếu cho Biden, nghĩa là trẻ con không được đi học, không có lễ tốt nghiệp, không Giáng sinh, không Quốc khánh. Nếu không bầu cho ông ấy, bạn sẽ có cuộc sống thật tuyệt vời", ông nói.
Tuy nhiên, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Nhà Trắng về Covid-19, đã cảnh báo ngay cả khi vaccine được phê duyệt trong năm nay, phải đến cuối 2021 và thậm chí là sang năm nữa, cuộc sống mới dần quay lại bình thường.
Người nhiễm nCoV đột tử trên máy bay Một phụ nữ ngoài 30 tuổi có bệnh lý nền đột ngột qua đời khi đang trên chuyến bay ở bang Arizona do mắc Covid-19. Người phụ nữ này bị khó thở sau khi lên chuyến bay từ bang Arizona về Texas và đã được các tiếp viên cho thở oxy. Tuy nhiên, cô tử vong ngay sau đó, khi máy bay vẫn...