Chi phí bảo vệ các lãnh đạo công nghệ trong Covid-19 cao thế nào
Các doanh nghiệp công nghệ tốn 46 triệu USD để bảo đảm an ninh cho 11 lãnh đạo hàng đầu trong năm 2020, trong đó Mark Zuckerberg chiếm nửa chi phí.
Lực lượng an ninh tại các tập đoàn công nghệ thường phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa từ bắt cóc đến tấn công mạng, nhưng sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 dường như đã gây thêm gánh nặng cho họ trong năm 2020.
Những biện pháp giãn cách xã hội và làm việc từ xa đã cắt giảm chi phí đi lại, nhưng phân tích ngân sách an ninh cho lãnh đạo ngành công nghệ cho thấy các doanh nghiệp như Facebook, Google và Apple đều phải trả nhiều tiền hơn so với những năm trước.
Sandberg (trái) và Zuckerberg đi bộ cùng nhau hôm 8/7.
“Tôi tin rằng bảo đảm sức khỏe của khách hàng là một phần trong chương trình bảo vệ”, Kent Moyer, người phụ trách an ninh cho nhiều lãnh đạo và người nổi tiếng trong ngành công nghệ, nhận xét. Ông cho biết các khách hàng đối mặt với nhiều lời đe dọa hơn trong năm 2020, nhận định một phần nguyên nhân bắt nguồn từ đại dịch và những biện pháp tự cách ly tại nhà.
Facebook cho biết đã chi nhiều tiền hơn để bảo vệ giới lãnh đạo do Covid-19 và tình hình an ninh trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Ngân sách bảo vệ CEO Mark Zuckerberg đã tăng từ 20,4 triệu USD trong năm 2019 lên khoảng 23,4 triệu USD năm 2020, đây cũng là mức chi lớn nhất cho lãnh đạo một tập đoàn công nghệ chủ chốt tại Mỹ.
Ông chủ Facebook được cấp khoản tiền hỗ trợ cố định 10 triệu USD để bảo đảm an ninh cá nhân, trong khi tập đoàn chi thêm 13,4 triệu USD cho hoạt động này. Giám đốc vận hành Sheryl Sandberg cũng là một trong những người có chi phí bảo vệ cao ở mức 7,6 triệu USD trong năm 2020.
Làm việc từ xa cũng khiến các công ty phải chỉnh sửa văn phòng tại nhà cho giới lãnh đạo, bảo đảm họ có mức độ bảo mật như tại công sở. Uber đã chi hơn 120.000 USD để cải tạo văn phòng tại nhà CEO Dara Khosrowshahi và bổ nhiệm một chuyên gia an ninh chuyên giám sát nhà ông.
Video đang HOT
Chủ tịch Lyft John Zimmer cũng trở thành một trong những lãnh đạo tốn nhiều chi phí an ninh nhất nước Mỹ trong năm 2020 với ngân sách khoảng 2 triệu USD, trong khi CEO Logan Green tiêu tốn khoảng 600.000 USD. Zoom chi ra hơn 600.000 USD để bảo vệ CEO Eric Yuan trong bối cảnh nền tảng này trở nên nổi tiếng và thu hút lượng lớn người dùng.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng gia tăng ngân sách bảo vệ lãnh đạo. Amazon tiếp tục chi 1,6 triệu USD/năm cho người sáng lập Jeff Bezos, trong khi phần còn lại do ông tự chi trả. Microsoft không công bố chi phí an ninh do các lãnh đạo tự trả tiền riêng.
Moyer cho biết các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại đã cắt giảm một phần chi phí, khi nhóm hộ tống đi lại trong nước và quốc tế của ông không có việc làm. Tuy nhiên, nhóm bảo vệ nhà riêng lại hoạt động mạnh hơn nhờ làm việc từ xa.
Họ cũng dành nhiều thời gian để củng cố khả năng phòng thủ nhà riêng của khách hàng trước những cuộc tấn công thực tế và qua mạng, lắp đặt những thiết bị cảnh giới tối tân, cải tạo phòng trú ẩn an toàn, triển khai người và thiết bị để vẽ bản đồ, duy trì tuần tra những khu biệt thự rộng lớn.
Một phần chi phí gia tăng cũng liên quan tới những quy định giãn cách trong Covid-19. Thay vì ngồi chung xe với khách hàng, các vệ sĩ chuyển sang di chuyển bằng ôtô bám đuôi để hạn chế số người trong cùng không gian kín.
Moyer cho biết doanh thu của công ty ông đã tăng đáng kể trong năm 2020, nhưng không cho biết nó bắt nguồn từ những dịch vụ trong Covid-19 hay do nhu cầu ngày càng lớn của các lãnh đạo giới công nghệ. “Có nhiều lo ngại rằng các lãnh đạo đó sẽ trở thành mục tiêu tấn công khủng bố, bắt cóc hoặc âm mưu tội phạm. Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ và giúp họ làm việc mà không phải lo cho an toàn của chính bản thân”, Moyer nói.
Nikkei: Chính phủ Việt Nam muốn giữ chuỗi cung ứng công nghệ ổn định
Hai trong những trung tâm sản xuất công nghệ quan trọng nhất châu Á đang tích cực khống chế làn sóng dịch Covid-19 mới.
Theo Nikkei , tình trạng dịch bệnh tại Việt Nam và Đài Loan phủ bóng đen lên chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đang chịu ảnh hưởng của sự thiếu chip chưa từng có.
Đài Loan là thị trường cung cấp chip quan trọng. Những con chip này được sử dụng trong nhiều thiết bị như xe hơi, smartphone, máy chủ, máy chơi game... Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng điện tử lớn, sản xuất hơn một nửa smartphone Samsung, bên cạnh tai nghe AirPods và một số sản phẩm của Apple.
Việc phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam và Đài Loan được đánh giá cao. Tuy nhiên chỉ trong một tháng, tình hình dịch tại 2 nước trở nên căng thẳng. Từ 14-26/5, Đài Loan ghi nhận gần 5.000 ca nhiễm trong nước, gấp 3 lần tổng số ca trước đó. Tại Việt Nam, tổng số ca nhiễm đã lên hơn 6.000, buộc một số nhà máy tạm thời đóng cửa.
Việt Nam giữ chuỗi cung ứng hoạt động ổn định
Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đất nước sản xuất hàng công nghệ lớn, phục vụ nhiều công ty như Samsung, Apple, Sharp và LG. Hãng chip Intel của Mỹ cũng đặt dây chuyền lắp ráp, thử nghiệm chip tại Việt Nam. Trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn của nhiều công ty lớn, bao gồm một số đối tác của Apple.
Tình hình dịch bệnh được kiểm soát tại Việt Nam giúp các hãng công nghệ đảm bảo kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch thứ 4 từ 27/4 đã ảnh hưởng đến nhà máy sản xuất của ít nhất 10 thương hiệu nước ngoài.
Foxconn và Luxshare - 2 nhà cung ứng của Canon, Apple - là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ làn sóng Covid-19 tại Việt Nam. 13 đối tác của Samsung, bao gồm Hosiden đã phải tạm dừng hoạt động nhà máy để phục vụ chống dịch.
Dịch bệnh khiến nhiều nhà máy sản xuất, cung ứng linh kiện công nghệ tạm đóng cửa.
Tình trạng nhiều nhà máy đóng cửa do dịch đã phủ bóng đen lên chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đang chịu sự thiếu chip, linh kiện chưa từng có.
Với tầm quan trọng của ngành công nghiệp điện tử trong nền kinh tế, chính phủ Việt Nam muốn giữ chuỗi cung ứng hoạt động ổn định. Sau vài ngày tạm dừng nhà máy, UBND tỉnh Bắc Giang đã ra ưu tiên hướng dẫn, hỗ trợ 34 doanh nghiệp có nguy cơ lây nhiễm rất ít, một số doanh nghiệp lớn nguy cơ lây nhiễm thấp, trung bình hoạt động trở lại như Apple, Samsung, Honda, Toyota và các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thiết yếu.
Trong khi đó, chuỗi cung ứng của Samsung nằm ở cả Bắc Giang và Bắc Ninh. Khi đến thăm nhà máy của Samsung tại Yên Phong (Bắc Ninh) ngày 29/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Samsung tiếp tục tuân thủ các quy định, giải pháp về phòng chống dịch để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Bảo vệ ngành chip là ưu tiên của Đài Loan
Trong khi Việt Nam muốn đảm bảo chuỗi cung ứng hàng điện tử, bảo vệ ngành chip được xem là ưu tiên hàng đầu với Đài Loan. Tuy khuyến khích người dân làm việc tại nhà, Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua cho biết ngay cả khi chính phủ nâng mức báo động, cơ quan này cam kết chuỗi cung ứng quốc tế không bị gián đoạn.
"Đài Loan cung cấp chip bán dẫn, sản phẩm công nghệ và máy móc cho thế giới. Điều quan trọng là phải duy trì hoạt động sản xuất trong tình cảnh này. Các công ty cần phản ứng nhanh nếu một công nhân trong dây chuyền nhiễm virus", Wang chia sẻ trong cuộc họp báo ngày 29/5.
TSMC và một số công ty tại Đài Loan đã ghi nhận các ca nhiễm virus.
Theo Nikkei , một số doanh nghiệp như Foxconn đang lên kế hoạch mua vaccine để duy trì hoạt động. Kế hoạch của các doanh nghiệp là mua vaccine từ nhà cung ứng nước ngoài và dùng 10% cho nhân viên, còn lại sẽ quyên góp cho chính phủ.
Kế hoạch mua vaccine được đưa ra sau khi một số công ty tại Đài Loan báo cáo trường hợp nhân viên dương tính như hãng chip TSMC, nhà cung ứng MacBook Quanta Computer và Compal Electronics - đơn vị sản xuất iPad, laptop Dell.
Advantech, công ty sản xuất máy tính công nghiệp lớn nhất thế giới và Lite-On Technology, cung cấp củ sạc cho Apple, Oppo cũng xác nhận một số nhân viên đã dương tính với Covid-19.
Những trường hợp đơn lẻ này chưa ảnh hưởng đến việc sản xuất, nhưng tình trạng ca nhiễm tăng vọt tại Đài Loan dấy lên những lo ngại về việc liệu các nhà máy lớn có thể tiếp tuc hoạt động bình thường hay không. Mối lo còn lớn hơn khi thế giới đang vật lộn với tình trạng thiếu chip và linh kiện công nghệ.
Tiktok có một tháng để trả lời nghi vấn không bảo vệ trẻ em Người dùng châu Âu cho rằng, Tiktok đã không bảo vệ trẻ em trước những quảng cáo và nội dung không phù hợp. Ứng dụng chia sẻ video ngắn Tiktok do Trung Quốc sở hữu đang được cho một tháng để phản hồi nhiều khiếu nại từ người dùng ở châu Âu. Trước đó nhiều cáo buộc cho rằng, nền tảng này đã...