Chỉ những động tác nhỏ này, bạn sẽ nhìn thấu tận tâm can họ
Nhìn qua những động tác nhỏ này, sẽ giúp bạn nhìn thấu tính cách một người.
1. Bẻ khớp ngón tay: Sinh lực tràn trề, nói khỏe và thích “bới lông tìm vết”, hay kén chọn trong công việc và môi trường sống, sẵn sàng bất chấp tất cả để làm cho được chuyện mình thích.
2. Cái bắt tay của bạn. Đây là cách đánh giá người khác chỉ thông qua cái bắt tay của họ. ‘Cái bắt tay mạnh mẽ thường phản ánh một tính cách mạnh mẽ và sự tự tin.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cái bắt tay tiết lộ những khía cạnh nhất định của con người bạn. Một nghiên cứu cho biết, người bắt tay chặt thường rất hướng ngoại, biểu cảm và ít khi e thẹn.
Chỉ những động tác nhỏ này, bạn sẽ nhìn thấu tận tâm can họ. Ảnh minh họa.
3. Khi bạn rung đùi: Người thích rung đùi hoặc dí dí các ngón chân thường là người ít nghĩ cho người khác, làm chuyện gì cũng quan tâm cái lợi của bản thân.
Tuy nhiên đây lại là người rất giỏi tư duy, thường đưa ra những vấn đề không ai ngờ tới.
4. Khi bạn vừa nói vừa cười. Nếu kết giao với mẫu người này, bạn cảm thấy rất thoải mái, vui vẻ. Họ có tính cách cởi mở, không quá khắt khe đối với cuộc sống, tình cảm chuyên nhất, trân trọng tình cảm và thường có nhân duyên tốt, thích cuộc sống bình lặng.
Video đang HOT
5. Thích sờ mũi: Kiểu người này dễ bị người khác chi phối, đồng thời giỏi lấy lòng mọi người.
6. Nhìn qua cách bạn uống nước. David Junto viết trên trang Quora: ‘Người nhìn vào bên trong cốc khi uống nước thường hướng nội, tự giác và tập trung. Người nhìn lên viền cốc khi uống lại có xu hướng chịu ảnh hưởng bởi người khác, không hay lo lắng, hướng ngoại và đáng tin.
Còn người nhắm tịt hai mắt khi uống giống như đang chịu đựng một nỗi đau hoặc đang cảm thấy không thoải mái.
7. Sờ miệng, sờ mũi: Thích chọc ghẹo người khác nhưng dám làm không dạm chịu, có tính hay ngả nghiêng, dễ bị chi phối.
8. Khi nói thường hay lắc lư đầu: Đây là kiểu người vô cùng tự tin, thích thể hiện bản thân, thường nhận được lời khen ngợi về tinh thần phấn đấu trong sự nghiệp.
9. Khi bạn hay cúi đầu: Có lẽ kiểu người này việc khá trầm ổn, bình tĩnh, thường suy nghĩ chu toàn, sau đó mới làn, đương nhiên họ cũng không thích tham gia các buổi tụ tập nói chuyện phiếm.
10. Tay chống cằm: Tinh thần phục vụ cao, ghét chuyện sai quấy, rất phản cảm khi phải hợp tác với kiểu người qua loa lười biếng.
11. Họ hay liếm môi: Những người có đặc điểm này thường có dục vọng khá lớn, thường gặp vấn đề trong chuyện tình cảm, phải chú ý khống chế cảm xúc, để tránh người khác và bản thân bị tổn thương.
Theo Phunutoday
Thói quen bẻ khớp ngón tay nguy hại khôn lường
Nếu bẻ khớp thường xuyên, cấu trúc xương sẽ tự động thích nghi và màng khớp cùng các dây chằng bao quanh sẽ giãn ra, dẫn đến các vấn đề như hao mòn, thoái hóa và viêm mặt sụn khớp.
Bẻ khớp ngón tay, ngón chân là thói quen của nhiều người khi cảm thấy mỏi, tê cứng các ngón tay, hoặc sau khi làm một công việc nào đó lâu. Bẻ khớp khiến chúng ta thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhưng việc làm này lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bẻ khớp khiến chúng ta thấy thoải mái nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Viêm khớp
Mỗi khớp xương được cấu tạo bởi 2 mặt khớp, bao phủ bởi bao khớp và hệ thống dây chằng có chức năng bó và giữ vững các khớp. Khi bẻ đốt ngón tay, không giống như các co giãn linh hoạt thông thường, các khớp bị co giãn đột ngột nên phát ra tiếng kêu. Nếu quá ngưỡng giãn, bao khớp phải chịu một tác động rất lớn khiến dây chằng dễ bị giãn và rách.
Hao mòn mặt khớp
Nếu bẻ đốt tay trong thời gian dài, sự cọ xát và áp lực lên mặt khớp cao hơn khiến hao mòn mặt khớp, nghiêm trọng hơn là nguy cơ thoái hóa và viêm mặt sụn khớp. Mỗi lần bẻ nắn khớp là một lần gây vi chấn thương đến khớp và kéo theo tế bào sụn sẽ bị vi chấn thương. Nếu các vi chấn thương trên cùng một ổ khớp tích tụ nhiều, lâu dầu sẽ hao hụt chất sụn.
Mỗi lần bẻ nắn khớp là một lần gây vi chấn thương đến khớp.
Ảnh hưởng khi về già
Tổn thương tay do thói quen bẻ khớp tay là điều khó tránh khỏi. Duy trì thói quen bẻ khớp ngón tay lâu, về già dễ bị đau nhức các khớp.
Trong sụn khớp có 2% là tế bào sụn và không có khả năng hồi phục khi bị thương. Nắn, bẻ khớp sẽ làm sụn bào mòn, thương tổn dẫn đến thoái hóa.
Một khi sụn bị bào mòn thì không có khả năng hồi phục, gai xương sẽ mọc ra, tác động đến mô xung quanh khớp gây ra hiện tượng sưng và đau ngón tay. Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Tổn thương tay do thói quen bẻ khớp tay là điều khó tránh khỏi.
Lời khuyên
Sau mỗi lần vặn, bẻ khớp chúng ta sẽ có cảm giác dễ chịu hơn, nhưng tốt nhất không nên bẻ khớp ngón tay, ngón chân, vặn cột sống cổ vì hành động này sẽ gây ảnh hưởng có hại tới bề mặt sụn hoặc đĩa đệm, phá hủy khớp.
Mỗi khi mỏi, chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa của khớp mà vẫn chưa gây đau, chưa tạo ra tiếng lạo xạo là được. Động tác đơn giản này sẽ góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tạo sự dễ chịu mà vẫn tránh được hiện tượng dính khớp, tránh được vi chấn thương.
Theo Thúy Nga / VTC