Chỉ mong tết này làm một ‘cuộc cách mạng’
Được nghe khen miết rồi trở thành quen, thành nghiện, nên chị sẽ thấy xấu hổ khi ai đó nói rằng chị là người vị kỷ, ham chơi…
Chị đã ngoài năm mươi, từ nhỏ đến giờ những người biết chị vẫn thường khen với vô số mỹ từ: xinh xắn, giỏi giang, nết na, đằm thắm, biết hy sinh, cần kiệm… Như một hoa hậu luôn nỗ lực để giữ gìn nhan sắc của mình, chị không muốn mất đi lời khen nào để giữ vững danh hiệu “người phụ nữ mẫu mực”.
Người ta khen chị không sai, chị quả thật xinh đẹp, nấu ăn ngon, điều hành một nhà hàng ăn nên làm ra và hiếm khi làm phật lòng ai. Được nghe khen miết rồi trở thành quen, thành nghiện, nên chị sẽ thấy xấu hổ khi ai đó nói rằng chị là người vị kỷ, ham chơi…
Người ngoài có thể khen chị hết lời, bạn bè có thể tự hào vì có người bạn như chị, chỉ có gia đình chị là thầm mong giá mà chị sống vì bản thân mình một chút, giá mà có những ngày chị biết bung xõa cho đã đời để biết thế nào là vui, thay vì cứ ráng sống sao cho tốt, theo đánh giá của mọi người thì đời chị bớt khổ biết bao nhiêu.
Sống yên ổn với cha mẹ và các em cho tới khi lấy chồng, chị mới biết cuộc đời không dành cho mình một tấm chồng có thể nương nhờ, chia sẻ. Người đàn ông của chị có nghề nghiệp đàng hoàng, nhưng sau vài năm lại lộ ra là kẻ nát rượu, chẳng chịu làm ăn. Người ngoài thương chị, nói chị hồng nhan bạc phận. Nhưng, người nhà thì vừa thương vừa trách chị, hồng nhan bạc phận chỉ là một phần, phần khác cũng tại chị cứ chứng tỏ mình là vợ giỏi, dâu đảm, cáng đáng hết từ chuyện làm ăn đến chuyện nuôi con, chăm sóc cha mẹ chồng và chịu đựng mấy cô em chồng mà không một lời than vãn.
Anh chồng rảnh quá không biết làm gì, bèn nhậu. Giá chị đừng cố quàng hết việc vào vai mình, mà chia bớt cho chồng trách nhiệm trong gia đình, biết đâu chồng chị cũng không đến nỗi.
Dùng dằng hơn chục năm làm vợ, làm dâu trong cay đắng, gia đình xúi giục hoài chị mới dứt khoát bỏ chồng. Rời quê lên Sài Gòn làm ăn, tưởng nhẹ gánh nhà chồng để làm lại cuộc đời, ai dè chị vẫn muốn nhà chồng xem mình là dâu ngoan, nên một vài năm sau khi ổn định cuộc sống mới, chị lại thực hiện đầy đủ bổn phận làm dâu.
Hằng năm chị về lo giỗ cha chồng, quà cáp, thuốc thang cho mẹ chồng tới tận ngày bà mất. Ông chồng cũ của chị ăn nhậu quanh năm rồi tới ngày lâm trọng bệnh, mấy đứa con đưa cha lên Sài Gòn chữa bệnh, đâm ra chị trở lại thành người vợ tào khang, điều trị nội trú, ngoại trú một tay chị lo hết. Cho đến ngày bệnh viện trả về, chị cũng là người trên xe cấp cứu đưa chồng cũ về quê, lo chu toàn đám tang.
Video đang HOT
Những tưởng như vậy là xong, không còn “nợ nần” gì nhà chồng nữa, nhưng không, chị vẫn hiếu hỷ lễ nghĩa đầy đủ mỗi dịp tết nhất, giỗ chồng, giỗ mẹ cha chồng… để không bị em chồng và họ hàng bên ấy bảo chồng mất rồi nên vội “lật mặt”.
Nếu chị vui vẻ và thừa sức khỏe để làm những điều chị muốn thì mừng cho chị. Đằng này, luôn luôn là sự mệt mỏi trong từng ánh mắt và mỗi bước đi của chị. Mấy người em ruột hỏi chị có thật lòng muốn làm những điều ấy ở nhà chồng không? Chị bảo: “Cực chẳng đã mới phải làm, làm mà không vui chút nào”. Họ chỉ biết than trời, vì sao phải làm điều “cực chẳng đã”?
Tết chị về nhà chồng, cười nói, đi chơi, ăn uống, cà phê với anh em, dâu rể nhà chồng mà trong lòng không vui. Chị thú nhận thèm được ở nhà cha mẹ ruột, được nghỉ ngơi thật sự, được đi ngủ sớm, thức dậy trễ trong mấy ngày tết. Em chị bảo: “Vậy thì cứ làm như chị muốn đi. Chị và ông chồng thôi nhau hơn hai mươi năm, nay ổng đã mất, chị còn ôm lấy trách nhiệm bên nhà ấy làm gì?”. Chị giải thích: “Không về lo cúng kiếng đủ ba bữa tết người ta nói”.
Chị quanh năm sợ “người ta nói” để rồi ép mình sống đến khổ sở, không dám làm điều mình muốn. Từ chuyện không dám nhuộm tóc, uốn tóc, mặt quần áo thời trang vì sợ bị cho là lố lăng, đến chuyện không dám mua chiếc xe tốt để đi vì sợ đánh giá là hoang phí, đua đòi… Chị làm vậy chỉ để được khen sống mẫu mực. Vì vậy, hơn hai mươi năm sống ở thành phố, nhưng trông chị vẫn cứ khắc khổ, dù chị thừa tiền để lo cho bản thân tươm tất.
Chị tự răn mình như một người tu khổ hạnh, nên bên trong luôn đầy ắp những căng thẳng, chưa bao giờ thấy cơ mặt chị giãn ra thoải mái. Chị tự tìm con đường khổ sở mà đi và chấp nhận mệt mỏi. Điều nguy hiểm là chị sống với sự mệt mỏi dồn nén mỗi ngày, nên cũng không thể đem đến sự thoải mái, vui vẻ cho con cái của mình. Chị khắc nghiệt với chính bản thân, nên khắc nghiệt luôn với các con dâu.
Chị cho rằng những việc mình làm là đúng nên đem ra làm chuẩn để con dâu làm theo y như vậy. Các con dâu của chị một phần bận lo công việc làm ăn, phần khác nghĩ tại sao mình phải gánh vác trách nhiệm với gia đình phía nội ở quê xa lơ xa lắc và xa lạ với mình nên từ chối.
Chị quay sang trách móc con trai, con dâu. Con dâu lớn phun chân mày, con dâu nhỏ đăng ký tập gym, chị cho rằng “chúng nó a dua theo người ta, chẳng nết na gì hết”. Vừa miệt mài để làm sao được phía bên chồng khen, vừa buồn lòng vì các con dâu chẳng chịu noi theo gương của chị, nên mệt mỏi chồng thêm mệt mỏi.
Các em chị chỉ mong tết này chị dám làm một “cuộc cách mạng”, không làm gì cả mà hãy ăn tết thật thảnh thơi bên nhà mẹ ruột, mặc kệ bên chồng bảo chị vô trách nhiệm.
An Hiên
Theo Phunuonline
Mẹ chồng chê dâu nghèo không có của hồi môn và màn đối đáp tài tình của nàng dâu khiến bà ngượng chín mặt
Sau khi vãn khách, mẹ chồng liền vào phòng em nói xoáy: "Mẹ thấy gia đình con thật không biết điều. Bố mẹ cưới dâu, cho con 5 chỉ vàng. Thế mà ông bà bên ấy lại chẳng cho con lấy một chỉ là thế nào".
Em sinh ra trong một làng quê nghèo khó. Ngày nhỏ, những bữa cơm của em đa phần đều là các món ăn đạm bạc. Có khi cả tuần chẳng được ăn một miếng thịt. Vì thế khi đã ý thức được hoàn cảnh của mình, em tự nhủ phải học thật giỏi, phải làm rạng danh gia đình và dòng họ.
Lên cấp 3, em lao đầu vào học và đỗ vào trường đại học Ngoại thương. Có được một môi trường học lý tưởng, em tiếp tục cố gắng trong học tập, thời gian rảnh rỗi, em sẽ đi làm thêm để đỡ đần tiền học phí cho bố mẹ.
Với kết quả học tập loại ưu và kinh nghiệm đã tích lũy từ những công việc đi làm thời sinh viên, em may mắn được làm việc cho một công ty nước ngoài. Nhờ đó, em có tiền gửi về cho bố mẹ sửa nhà, mua đất và nuôi các em ăn học.
Ở môi trường công việc, em cũng gặp và yêu chồng hiện tại. Anh là trai thành phố, lại rất giỏi nên trong mắt gia đình, chồng em chính là đứa con vàng mười. Mẹ chồng em là một người phụ nữ ôm tư tưởng bảo thủ. Vậy nên khi biết con trai yêu một cô gái tỉnh lẻ, bà ra sức cấm cản.
Ngày về nhà em xin cưới, mẹ chồng đi một bước là chê một điều. Ảnh minh họa: Internet
May mắn thay, chồng em dù nghe lời mẹ nhưng cũng có chính kiến của riêng mình. Anh đã thuyết phục bố mẹ hết lần này đến lần khác. Thấy con trai quá kiên trì, bố chồng em đã đồng ý tác hợp cho nhân duyên của bọn em. Còn mẹ chồng em, vì sợ con trai 34 tuổi sẽ không lấy được vợ nên cũng miễn cưỡng chấp nhận. Dù trong lòng bà, em không phải cô con dâu mà bà vẫn luôn mong mỏi.
Ngày về nhà em xin cưới, mẹ chồng đi một bước là chê một điều. Bà chê đường làng xấu xí, chê bố mẹ em nói năng không khéo léo. Thậm chí khi nhà em bày cỗ lên, bà còn nói những món ăn đãi khách ấy quá bình thường.
Thật lòng mà nói, gia đình em xuất thân nghèo khó nhưng ý chí của em chưa bao giờ nghèo. Bản thân em luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên. Vì thế, em quyết không để mẹ chồng khinh gia đình mình được.
Khi đi làm, ngoài tiền bố mẹ gửi ra, em có tích cóp được một chút của để dành. Ngày cưới, em dặn bố mẹ đừng trao quà vì ông bà còn phải nuôi 3 đứa con ăn học. Không ngờ mẹ chồng em lại để bụng.
Lần đầu thấy mẹ chồng xấu hổ như vậy, trong lòng em có chút hả hê các chị ạ. Ảnh minh họa: Internet
Sau khi vãn khách, mẹ chồng liền vào phòng em 'nói xoáy':
"Mẹ thấy gia đình con thật không biết điều. Bố mẹ cưới dâu, cho con 5 chỉ vàng. Thế mà ông bà bên ấy lại chẳng cho con lấy một chỉ là thế nào".
Nhiều chuyện dồn nén, em đặt một chiếc hộp bên trong chứa đầy vàng rồi đáp:
"Thật ra hôm nay, bố con cho cả hộp vàng 20 cây này. Nhưng ông thấy mẹ trao 5 chỉ. Nếu nhà con lên tặng nhiều quá, sợ mẹ ngại với quan khách nên cất đi và đưa cho con sau mẹ ạ".
Mẹ chồng em tái mặt, bà lặng lẽ về phòng. Số vàng kia không phải của bố mẹ em, đó là vốn để dành em tích cóp bấy lâu. Nhưng không muốn bố mẹ bị xem thường, em đã nói như thế để mẹ chồng khỏi coi thường. Có lẽ sau lần này, bà không dám đề cập chuyện vàng cưới với em nữa đâu, nhưng mới về làm dâu mà em đã 'thái độ' với mẹ như vậy thì có hỗn láo không các chị?
Linh An (Hà Nội)
Theo phunusuckhoe.vn
Tôi muốn chết vì ám ảnh sau sinh Tôi 29 tuổi, mới sinh con được 3 tháng, nuôi con bằng sữa ngoài vì mẹ không có sữa. Con mới ở viện về, chưa khỏi hẳn bệnh. Chúng tôi sống cùng bố mẹ chồng. Tôi cảm thấy tâm lý đang biến đổi theo hướng tiêu cực, có thể là trầm cảm sau sinh. Tôi không thiết tha ăn uống, hay cáu gắt...